Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi: Thực đơn ăn của trẻ như thế nào?

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 6-12 tháng tuổi sẽ khác so với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh. Ở giai đoạn từ 6 tháng trở đi, cơ thể trẻ phát triển nhiều hơn, lớn nhanh hơn và bởi vậy sẽ cần nhiều năng lượng, lúc này, bé sẽ cần nhiều dưỡng chất hơn để phát triển ổn định. Trẻ cũng sẽ bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6 để bổ sung dưỡng chất từ các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.

Việc xác định nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi là vô cùng quan trọng và cần thiết. Hãy tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này qua bài viết của BookingCare.

Thời điểm ăn dặm phù hợp cho trẻ

Tháng thứ 6 là thời điểm quan trọng khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Lúc này, lượng protein và kháng thể trong sữa mẹ giảm đi đáng kể, việc bắt đầu cho bé làm quen với ăn dặm và bổ sung thêm dinh dưỡng từ tháng thứ 7 trở đi là cần thiết. Đây là giai đoạn quan trọng để bổ sung dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Cha mẹ cần lựa thực phẩm phù hợp và xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé.

Không nên cho bé ăn dặm dưới 6 tháng tuổi vì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ, cần phải được hướng dẫn và có chỉ định cẩn thận từ bác sĩ.

Nhu cầu dinh dưỡng ăn dặm cho trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi

Trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi là trẻ trong độ tuổi bắt đầu tập ăn dặm và ăn dặm, trẻ có thể không ăn được nhiều và yêu cầu các món ăn phải chế biến mềm và kỹ, bởi vậy nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong độ tuổi này khác với dinh dưỡng cho trẻ từ 1 tuổi hay dinh dưỡng cho trẻ từ 2 - 5 tuổi.

Giai đoạn tập ăn dặm từ 5,5 - 6 tháng tuổi

Đây là giai đoạn bé tập ăn dặm và có thể có bữa ăn dặm đầu tiên. Mẹ nên cho các bé bắt đầu ăn từng lượng nhỏ khoảng 5 - 10ml (1 - 2 muỗng cà phê) để các bé làm quen và sau đó mới tăng lên 30 - 45ml mỗi ngày tùy từng bé, không nên ép các bé ăn quá nhiều hay ăn theo định mức đã đặt ra.

Dạ dày bé cũng còn nhỏ nên cần thời gian để hoạt động và tiêu hóa thức ăn, bởi vậy chỉ nên ăn dặm khoảng 2 bữa mỗi ngày và bữa trước cách xa bữa sau.

Các thực phẩm mẹ có thể chọn như: trái cây, rau củ quả, ngũ cốc, thịt, sữa chua, phô mai, chế biến kết hợp:

Giai đoạn ăn dặm chính 7 - 12 tháng tuổi

Đồ ăn dặm cho trẻ cần đa dạng và đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cho sự phát triển của trẻ - Ảnh: Freepik

Những lưu ý về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ 6 - 12 tháng tuổi

Trẻ trong độ tuổi từ 6 - 12 tháng thì sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng, tuy nhiên, trẻ càng lớn dần càng đòi hỏi thêm các nguồn dinh dưỡng khác, lúc này, chỉ sữa mẹ không đủ, cần cho bé tập ăn thức ăn đặc ngoài sữa mẹ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của bé.

Trẻ có thể ăn những bữa ăn dặm đầu tiên sau khi bú mẹ, hay giữa các bữa bú.

Bé 6 tháng tuổi cần tập nhai. Và thức ăn cho bé tập ăn dặm cũng cần phải mềm và dễ nuốt như cháo hoặc rau củ quả nghiền nhuyễn. Tuy nhiên, cháo không nên để quá nhiều nước, như vậy sẽ không có nhiều chất dinh dưỡng, vì vậy hãy nấu cho đến khi đủ đặc để không bị chảy ra thìa.

Dạ dày của bé lúc này còn nhỏ nên mỗi bữa chỉ có thể ăn một lượng nhỏ. Khi bé lớn hơn, dạ dày cũng phát triển hơn và có thể ăn được lượng nhiều thức ăn mỗi bữa.

Việc kiên nhẫn để bé tập nhai và làm quen với thức ăn cũng rất quan trọng, không nên ép bé ăn quá nhiều.

Những điều cần lưu ý khi chế biến thực phẩm ăn dặm cho trẻ

Cha mẹ cần xác định rõ nhu cầu dinh dưỡng của con để kịp thời cung cấp đầy đủ nguồn dưỡng chất cho trẻ phát triển toàn diện trong giai đoạn này. Phụ huynh cần xây dựng một thực đơn lành mạnh, đầy đủ các chất dinh dưỡng, chế biến hợp lý và thay đổi món ăn mỗi ngày để phù hợp với từng bé của mình.

Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/che-do-an-cho-tre-tu-6-12-thang-tuoi-a50646.html