Lịch sử của Chùa Bái Đính như thế nào?

Hơn 1000 năm về trước, vị trí hiện tại của chùa Bái Đính chính là nơi đóng đô tạm thời của nhà Đinh. Và đến dưới thời Lý, Quốc sư Nguyễn Minh Không đã cho xây dựng lên ngôi chùa để tu hành, làm thuốc chữa bệnh cứu người và đặc biệt là để chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông.Từ xa xưa, chùa đã là vùng đất tâm linh, là trung tâm phật giáo, đạo giáo và cả tín ngưỡng thờ Mẫu (mẫu Liễu Hạnh) của đất nước ta. Cho đến hiện nay, các đền phủ đã được phục dựng gồm 21 hạng mục chính, với hai công trình kiến trúc chủ yếu: chùa Bái Đính cổ và chùa Bái Đính mới.Chùa Bái Đính chính là nơi đóng đô tạm thời của nhà Đinh

Đọc thêm

Chùa Bái Đính Ninh Bình tọa lạc ở đâu?

Khu du lịch văn hóa tâm linh chùa Bái Đính thuộc khu quần thể danh thắng Tràng An, trên địa bàn xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, cách cố đô Hoa Lư 7km và thành phố Ninh Bình 15km.Là điểm khởi đầu của sơn hệ đá vôi Hoa Lư ở phía tây bắc, và là phần chân của dãy núi Himalaya-khởi nguồn của đạo Phật. Các ngọn núi trong sơn hệ có độ cao trung bình từ 70-170m.Núi Bái Đính là ngọn núi cao nhất vùng, còn được xem là núi chủ ở đây. Theo diễn giải của dân gian, Bái Đính có nghĩa là núi có lễ bái trên đỉnh cao.

Đọc thêm

Những địa điểm tham quan của chùa Bái Đính cổ

Đọc thêm

Giếng Ngọc

Là một chiếc giếng có diện tích xung quanh 6000m2, đường kính khoảng 30m và độ sâu khoảng 10m, mực nước của giếng khoảng 6-7m. Bao quanh giếng có 4 lầu bát giác, quanh năm nước giếng có màu ngọc bích và mạch nước này là tự nhiên. Mặc dù nằm trên địa hình cao, thế nhưng chưa có trường hợp giếng cạn nước.Giếng Ngọc Là một chiếc giếng có diện tích xung quanh 6000m2

Đọc thêm

Cổng Tam quan

Khi vào tham quan chùa Bái Đính, bạn sẽ bước qua cổng Tam Quan. Trước cổng có 4 chữ “Minh Đỉnh Danh Lam”, đây là 4 chữ tương truyền được vua Lê Thánh Tông đề tặng. Minh Đỉnh Danh Lam có ý nghĩa chính là ngôi chùa phật đẹp và có giá trị, xứng đáng được ghi danh vào minh khắc trên đỉnh đồng để ai ai cũng biết.Khi vào tham quan chùa Bái Đính, bạn sẽ bước qua cổng Tam Quan

Đọc thêm

Động thờ phật

Động thờ phật hay còn được gọi là hang Sáng, có chiều dài khoảng 25m và rộng khoảng 15m. Được Đức Nguyễn Minh Không thành lập vào khoảng năm 1096-1106, với hai đức hộ pháp: Khuyến Thiện và Trừng Ác trước của động.Bên trong có điện thờ chính là ban Tam Bảo thờ ba pho tượng tượng trưng cho: quá khứ, hiện tại vfa tương lai. Phía tay phải là ban Đức Thánh Hiền, bên còn lại là ban Đức Chúa Ông.Các tượng thờ nơi này đều được đúc bằng đồng nguyên khối, mạ vàng. Không gian ngôi chùa được mọi người cảm nhận là một nơi vừa thiêng liêng vừa thuần khiết, là nơi mà các phật tử, du khách cảm nhận được sự thánh thiện và thoát tục nơi cõi phật.

Đọc thêm

Đền thờ thần Cao Sơn

Đi sâu vào trong hang Sáng, phía sau bàn thờ Phật chính là bàn thờ thần Cao Sơn.Theo thần phả, Cao Sơn là đại tướng Lạc tướng Vũ Lâm, là con thứ 17 của vua Lạc Long Quân. Thần Cao Sơn đã dạy bảo và giúp đỡ người dân sinh sống làm ăn, và được người dân tôn thờ.Ngôi đền thờ thần Cao Sơn được tu tạo có kiến trúc gần giống với đền Thánh Nguyễn, tựa lưng vào núi và có hành lang ngăn cách với thung lũng phía trước.Theo thần phả, Cao Sơn là đại tướng Lạc tướng Vũ Lâm, là con thứ 17 của vua Lạc Long Quân

Đọc thêm

Vườn thuốc đền thờ Cao Sơn

Vườn thuốc có tên là Sinh Dược, tương truyền là vườn thuốc chữa bệnh cho người dân của thiền sư Nguyễn Minh Không. Sau này, nối tiếp thiền sư đã có nhiều lương y cũng đến đây để tìm các cây thuốc quý để chữa bệnh cứu người.Đọc thêm: Chùa ông Núi - Địa danh du lịch tâm linh nhất Việt Nam

Đọc thêm

Động thờ Mẫu

Động thờ Mẫu hay còn gọi là hang Tối, thờ tam tòa Thánh Mẫu. Tại đây có 7 động nhỏ thông với nhau, có các nhũ đá rũ xuống như một cây cột tự nhiên, còn gọi là “Nhất Trụ Kình Thiên”. Khi gõ vào cột phát ra những âm thanh tuyệt diệu như một cây đàn đá.Động thờ Mẫu hay còn gọi là hang Tối, thờ tam tòa Thánh Mẫu

Đọc thêm

Khu chùa Bái Đính mới-gắn liền với những kỷ lục Việt Nam

Vào năm 2003, dựa trên nền tảng của khu chùa cổ, chùa Bái Đính mới đã được trùng tu và xây dựng thành khu chùa Bái Đính mới. Và chùa có các kỷ lục được Trung Tâm sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận:Ngoài ra, chùa còn có các công trình kiến trúc nổi bật khác như: Công viên văn hóa và học viện Phật giáo, khu hồ Đàm Thị,...vẫn đang được tiếp tục xây dựng.Chùa Bái Đính mới đã được trùng tu và xây dựng thành khu chùa Bái Đính mớiTrên đây là những thông tin về chùa Bái Đính-ngôi chùa có nhiều kỷ lục nhất Việt Nam mà Etrip4u đã tổng hợp lại được. Nếu có dịp đến Ninh Bình du lịch, đừng bỏ lỡ địa điểm du lịch tâm linh đầy thú vị này nhé!

Đọc thêm

Bạn đã thích câu chuyện này ?

Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên

Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!

Trungtamgiasu