Từ rất lâu trước đây, con người đã sử dụng khói, đèn, cờ hay những âm thanh như tiếng còi, tiếng trống để truyền đi thông điệp. Do đó, dưới sự phát triển của nhiều ngành khoa học khác nhau, cách thức để phát và nhận tín hiệu cũng dần trở nên hiện đại, nhanh chóng. Nhờ có các thiết bị viễn thông tân tiến, mọi hoạt động liên lạc, kết nối đã có những bước tiến bộ vượt bậc. Vậy hãy cùng xem thiết bị viễn thông là gì nhé!
1. Thiết bị viễn thông là gì?
Trên thực tế, mọi người rất hay đề cập tới cụm từ “điện tử” và “viễn thông” đi kèm với nhau. Ví dụ như ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông, các thiết bị điện tử viễn thông,…Vậy giữa chúng có mối quan hệ mật thiết nào chăng?
Về điện tử, đây là lĩnh vực chuyên nghiên cứu và tạo ra bộ não điều khiển cho thiết bị thông minh thông qua các vi mạch. Mà viễn thông lại ứng dụng các máy móc, phương tiện ấy để thực hiện chức năng truyền dẫn dữ liệu.
Cụ thể nghĩa là, ngành Viễn thông sẽ đóng vai trò làm người tiếp nhận, truyền, xử lý những ký hiệu, âm thanh, hình ảnh, chữ viết,…dựa trên sóng vô tuyến điện, cáp, thiết bị viễn thông. Từ đó, giúp con người trao đổi, liên lạc một cách dễ dàng hơn, không bị gián đoạn bởi yếu tố thời tiết hay khoảng cách địa lý.
Vậy nên, Luật Viễn thông vào năm 2009 đã định nghĩa, thiết bị viễn thông là những thiết bị kỹ thuật, gồm phần cứng và phần mềm, được dùng để thực hiện viễn thông. Vì thế, mọi người nôm na có thể hiểu, đây sẽ là những thiết bị thông minh, có một trong các chức năng thu nhận, phân giải, gửi thông tin,…từ nơi này đến nơi khác để hỗ trợ các dịch vụ viễn thông.
Xem thêm: Lương của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông
2. Các thiết bị viễn thông thường gặp
Hiện nay, có rất nhiều các công cụ, phương tiện khác nhau trong hệ thống viễn thông. Mỗi một hình thức, mỗi một cách truyền tải mạng sẽ có những đòi hỏi đặc trưng riêng. Tuy vậy nhìn chung, chúng sẽ tuân theo mô hình cơ bản sau đây.
Thứ nhất là máy phát đặt ở nguồn, nơi tiếp nhận dữ liệu. Các thiết bị này, đảm nhận chức vụ lấy thông tin có được và chuyển thành tín hiệu để truyền đi. Sau đó, nhờ một kênh truyền, gửi đến máy thu ở đích đến bên kia. Với mục đích chuyển tín hiệu vừa lấy được thành dạng thông tin như lúc đầu.
Do đó, các thiết bị viễn thông lần lượt trong từng bộ phận trên sẽ thực hiện công việc của mình. Để tới cuối cùng làm tròn sứ mệnh truyền tin cho cả hệ thống nói chung. Chúng có thể là những thiết bị bạn hay gặp thường ngày như điện thoại di động, điện thoại để bàn, tivi, máy tính, tai nghe, loa. Cho đến những thứ phức tạp hơn như là thiết bị vệ tinh, thiết bị đầu cuối ADSL, thiết bị định tuyến, thiết bị chuyển mạch, thiết bị thu phát vô tuyến,…
Dù là trong nước hay trên thế giới, các doanh nghiệp cung cấp thiết bị viễn thông đều đang hướng tới các máy móc, tiện ích gọn nhẹ, dễ lắp đặt. Có thể triển khai vận hành, chuyển dữ liệu nhanh, tốn ít thời gian.
Xem thêm: Review ngành kỹ thuật điện tử viễn thông
3. Các nhà phân phối, cung cấp dịch vụ, thiết bị viễn thông chất lượng
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là một trong những doanh nghiệp đã giành được nhiều sự tin tưởng của đại đa số người dân, trong mảng di động viễn thông nói riêng thời gian gần đây. Tiếp nối đến là tập đoàn VNPT, Vinaphone, EVN,..cũng là những cơ sở chuyên cung cấp các dịch vụ, hạ tầng, thiết bị liên quan đến truyền thông có tiếng.
Trên thế giới, các hãng như Cisco, Polycom, Asix,..là một số cái tên nổi bật đã ghi dấu trong nhiều năm qua trong lĩnh vực thiết bị viễn thông. Từ các cuộc hội nghị cấp cao trực tuyến cho chính phủ, doanh nghiệp lớn hay các khía cạnh khác của đời sống đều cần đến sự hiện diện của Telecom. Do đó, nếu cảm thấy bản thân hứng thú và có khả năng, bạn hãy cân nhắc tìm hiểu thử về ngành này xem sao.
Chương trình đào tạo từ xa - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đem đến những hiệu quả nhất định trong công tác đào tạo. Vừa giúp bạn thu xếp lịch học dễ dàng, tiện lợi, vừa nâng cao chất lượng bài giảng. Đừng quên, thầy cô khoa Kỹ thuật Điện tử Viễn thông đang mong chờ đón nhận những câu hỏi của bạn. Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ trực tiếp để được giải đáp sớm nhất nhé!
4. Kết luận
Trên đây là đôi chút những chia sẻ, thông tin, kiến thức về thiết bị viễn thông mà bài viết đã tổng hợp được. Rất mong rằng sẽ sớm có thể nhận phản hồi, đánh giá và góp ý từ phía bạn đọc. Con đường nào cũng có gian nan, thành công, nhất là trong lĩnh vực có sự đóng góp của cả phần cứng và phần mềm như vậy. Hy vọng, bạn luôn luôn có nhiều sức khỏe, niềm tin và trí tuệ để làm việc thật tốt nhé!
Link tham khảo: dienmaytanbinh.vn docluat.vn abnet.com.vn