Hệ thống mạng là một thuật ngữ rất quen thuộc đối với nhiều người trong thời đại 4.0 này. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu rõ được cụ thể khái niệm này như thế nào và lợi ích mà nó mang lại. Trong bài viết sau đây hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu vấn đề này một cách chi tiết nhé!
1/ Hệ thống mạng máy tính là gì?
Hệ thống mạng là gì? Hệ thống mạng máy tính là một hệ thống mạng viễn thông kỹ thuật số, thông qua hệ thống này các nút mạng có thể dễ dàng chia sẻ các nguồn tài nguyên với nhau. Quá trình trao đổi dữ liệu của các thiết bị mạng sẽ được diễn ra thuận lợi nhờ sự kết nối giữa các nút mạng đã thiết lập sẵn qua wifi, cáp mạng, cáp quang…
Bạn có thể hiểu mạng máy tính là một hệ thống gồm ít nhất 2 máy tính được kết nối thông qua các đường truyền mạng, từ đó chúng có thể trao đổi dữ liệu, chia sẻ tài nguyên với nhau mà không cần tới những thiết bị hỗ trợ bên ngoài khác như CD, USB hay thẻ nhớ…
2/ Vì sao cần xây dựng hệ thống mạng máy tính chuyên biệt cho doanh nghiệp?
Như đã chia sẻ, mỗi doanh nghiệp đều cần phải xây dựng một hệ thống mạng chuyên biệt, đây là điều ưu tiên hàng đầu bởi nó mang đến rất nhiều lợi ích to lớn, có thể kể đến như:
- Hệ thống mạng máy tính chuyên biệt cho phép người dùng cùng xem và chia sẻ những dữ liệu, sử dụng chung các tiện ích, cũng như có thể dễ dàng kết nối với tất cả thiết bị trong văn phòng như máy in, máy scan…
- Với chức năng phân quyền truy cập cho mỗi người sử dụng, hệ thống tài nguyên của doanh nghiệp sẽ được quản lý một các khoa học, tiện lợi, và đặc biệt là cực kỳ an toàn và bảo mật.
- Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí về lâu dài, đồng thời doanh nghiệp cũng có thể áp dụng hệ thống mạng chuyên biệt để nâng cấp hệ thống tổng đài viễn thông nội bộ, mang đến hiệu quả hoạt động cao và tối ưu hơn.
>>> Xem thêm: Quy trình lắp đặt hệ thống mạng
3/ Ưu điểm và nhược điểm của mạng máy tính
Vậy ưu điểm và nhược điểm của hệ thống mạng máy tính là gì, cùng tìm hiểu những thông tin bên dưới đây nhé:
3.1/ Ưu điểm của hệ thống mạng máy tính
- Tiết kiệm tài nguyên của phần cứng: Trong 1 số hệ thống mạng thì những máy trạm không cần ổ cứng. Khi đó mỗi một lần chạy thì sẽ load hệ điều hành ở trên máy chủ lôi về. Ngoài ra còn có hệ thống mạng mà những máy con không cần phải dùng case chỉ cần có màn hình, chuột và bàn phím là có thể làm được việc.
- Giảm được chi phí về bản quyền phần mềm: Khi kết nối mạng người dùng có thể sử dụng được tính năng chia sẻ ứng dụng trên các máy chủ server xuống cho máy trạm. Khi đó các máy trạm không cần phải cài phần mềm đó mà chỉ cần kết nối đến các server để chạy. Trong trường hợp này tất nhiên các bạn cũng sẽ phải bỏ tiền ra để mua bản quyền nhưng sẽ ít hơn so với lúc ban đầu.
- Chia sẻ dữ liệu dễ dàng hơn: Có thể nói đây là một trong những ưu điểm chính để kết nối mạng, khi kết nối mạng thì mục đích chính vẫn là dùng để chia sẻ dữ liệu cho các máy tính ở trong hệ thống mạng của mình.
- Tập trung dữ liệu, bảo mật và backup dễ dàng hơn: Nếu như chúng ta không sử dụng mạng thì các dữ liệu sẽ được lưu trữ ở mỗi máy riêng biệt. Nhưng khi bạn kết nối mạng thì chỉ cần lưu trữ ở trên server. Các máy trạm mỗi lần muốn truy xuất các dữ liệu thì kết nối lên server và lấy về. Khi tập trung như vậy thì việc backup và bảo mật cũng sẽ hiệu quả hơn.
- Chia sẻ internet: Nếu như nói lý do này là lý do chính dùng để kết nối mạng thì cũng không phải là quá đáng. Chẳng hạn như phòng Internet có 30 máy tính nếu như phải đi thuê 30 đường truyền Internet; hay một cơ quan có 50 máy tính cũng phải đi thuê 50 đường truyền internet, như vậy sẽ vô cùng bất tiện. Trong khi kết nối mạng chỉ cần 1 đường truyền đã giải quyết được tất cả.
3.2/ Nhược điểm của hệ thống mạng máy tính
Bên cạnh những ưu điểm thì hệ thống mạng cũng có những điểm hạn chế sau đây:
- Dễ bị tê liệt toàn bộ hệ thống mạng: Nếu như hệ thống mạng bị tấn công thì rất dễ bị tê liệt toàn bộ hệ thống mạng. Các hacker tấn công vào máy chủ sẽ làm tê liệt toàn bộ hệ thống mạng. Khi các máy chủ bị tê liệt rồi thì sự hoạt động của máy trạm cũng bị gián đoạn và ảnh hưởng theo.
- Trình độ người quản lý: Khi kết nối hệ thống mạng cao và thông minh thì nó sẽ đòi hỏi trình độ của người quản lý cũng phải tương ứng đến đó. Như vậy mới có thể phục vụ cho việc thiết kế, quản trị và cài đặt.
- Dễ bị lây lan virus: Khi các bạn kết nối hệ thống mạng thì cũng đang tạo ra một lợi thế cho virus xâm nhập.. Chẳng hạn như một nhân viên cắm 1 usb vào 1 máy tính ở một phòng ban thì đương nhiên nó sẽ lây lan nhanh chóng ra những máy tính khác trong văn phòng đó.
4/ Nguyên lý hoạt động của hệ thống mạng
Nguyên lý hoạt động của hệ thống mạng sẽ được diễn ra như sau: các thiết bị chuyên dụng như chuyển mạch, thiết bị wifi và điểm truy cập sẽ tạo ra một nền tảng cho mạng máy tính.
Sau đó, các thiết bị chuyển mạch sẽ tiến hành kết nối và giúp các máy tính, máy in và máy chủ, các thiết bị khác được bảo mật nội bộ với hệ thống mạng trong gia đình hoặc tổ chức. Điểm truy cập chính là công tắc kết nối thiết bị với mạng mà không cần phải sử dụng cáp.
Bộ định tuyến sẽ kết nối mạng với những mạng khác và đảm nhận vai trò phân tích các dữ liệu được gửi qua một mạng, chọn những tuyến đường tốt nhất và sẽ gửi đến địa chỉ đích. Bộ định tuyến ngoài việc giúp kết nối mạng gia đình và mạng doanh nghiệp của mỗi cá nhân với thế giới ở bên ngoài nó còn giúp bảo vệ thông tin khỏi các mối đe dọa.
5/ Một mạng máy tính gồm các thành phần gì?
Qua những thông tin trên có thể thấy hệ thống mạng mang đến rất nhiều lợi ích cho một doanh nghiệp. Vậy 1 mạng máy tính gồm các thiết bị gì? Dưới đây là những thành phần chính của một hệ thống mạng máy tính:
5.1/ Chuyển mạch - Switch
Switch (hay được gọi là bộ chuyển mạch) là bộ phận tối quan trọng trong mạng. Nó là một thiết bị được dùng vào trong việc định tuyến hay nói rõ hơn, thiết bị này sẽ hoạt động dựa vào các thuật toán đã được cài đặt sẵn để xác định và tạo ra một đường nối tâm với một thiết bị khác rồi sẽ trung chuyển dữ liệu đi.
5.2/ Tường lửa - Firewall
FireWall - tường lửa được hiểu đơn giản là một bức tường lửa có nhiệm vụ bảo mật an toàn thông tin mạng cũng như bảo vệ hệ thống an ninh mạng trước các mối nguy hiểm.
Tường lửa tồn tại ở 2 dạng phần mềm và phần cứng, chúng được thiết kế ngay trong hệ thống máy tính và hoạt động như một bức tường có khả năng cho phép các truy cập an toàn, ngăn chặn các truy cập không an toàn, giúp bảo vệ thông tin nội bộ an toàn, loại bỏ những truy cập trái phép, virus gây hại cho hệ thống,…
5.3/ Thiết bị phát wifi - Access Point
Access Point là một thành phần quan trọng trong hệ thống mạng có chức năng tạo WLAN (wireless local area network - mạng không dây cục bộ). Thiết bị phát wifi thường được dùng trong những không gian sử dụng mạng rộng rãi như tại các tòa nhà lớn, khách sạn, nhà hàng, trung tâm tiệc cưới,…mà vẫn đảm bảo tốc độ ổn định của mạng.
Bên cạnh đó, với thiết bị phát wifi người dũng còn có thể sử dụng như một bộ chuyển đổi mạng từ có dây sang không dây để các thiết bị dễ dàng sử dụng mạng một cách nhanh chóng và tiện lợi hơn.
5.4/ Bộ định tuyến - Router
1 mạng máy tính gồm những gì? Chắc chắn sẽ không thể thiếu được bộ định tuyến. Bộ định tuyến hay còn gọi là router là một thiết bị đóng vai trò luân chuyển các gói dữ liệu giữa các mạng máy tính khác nhau, chúng đảm nhiệm công việc định hướng lưu lượng trên internet.
5.5/ Trình quản lý
Trình quản lý được ví như một bộ quy tắc bắt buộc và người dùng phải tuân theo quy tắc đó. Hệ thống máy tính gồm các máy tính khác nhau muốn giao tiếp được với nhau bắt buộc phải có chung một trình quản lý.
>>> Xem thêm: Phân biệt sự khác nhau giữa Access Point, Router và Modem
6/ Phân biệt các hệ thống mạng
Mạng máy tính không chỉ có một mà còn bao gồm rất nhiều mô hình mạng khác nhau. Tuy nhiên các loại mạng được ứng dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay phải kể đến đó là mạng LAN, WLAN, WAN.
6.1/ Hệ thống mạng LAN và WLAN
Mạng LAN là mạng cục bộ với đặc điểm là đường truyền ngắn, tốc độ truyền cao, hoạt động với giao thức TCP/IP trong một khoảng không gian nhất định như trường học, tòa nhà, văn phòng…
Mạng không dây (Wireless Lan) là loại mạng sử dụng công nghệ cho phép hai hoặc nhiều thiết bị kết nối với nhau bằng cách đó là sử dụng một giao thức chuẩn mà không cần phải kết nối bằng dây mạng (Cable).
6.2/ Hệ thống mạng WAN
Mạng WAN hay còn được biết đến là một mạng diện rộng là loại mạng kết nối những máy tính có khoảng cách xa với nhau. Mạng diện rộng này thường bao gồm nhiều mạng LAN được bao phủ trên một diện tích lớn như trong các thành phố hay là một quốc gia. Tại đây, các mạng LAN sẽ được kết nối với nhau bằng cách đó là sử dụng đường dây của các nhà cung cấp dịch vụ truyền tải cộng đồng.
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản đó là khi hai hay nhiều mạng LAN kết nối với nhau thì ta sẽ có được mạng WAN. Và mạng WAN lớn nhất hiện được thế giới công nhận đó chính là Internet.
6.3/ Một số hệ thống mạng khác
Ngoài những hệ thống mạng nêu trên còn có rất nhiều hệ thống mạng khác như:
- Mạn PAN hay còn được gọi là mạng cá nhân, có khả năng phát ra tín hiệu kết nối ở trong một diện tích nhỏ thông qua các thiết bị định tuyến. Những thiết bị định tuyến này sẽ có chức năng tìm được đường để truyền dữ liệu tới đích.
- Mạng SAN là mạng chuyên dụng, nó hoàn toàn khác biệt với các mạng LAN và mạng WAN. Nghĩa là mạng SAN sẽ có khả năng kết nối tất cả những tài nguyên liên quan với nhau ở trong cùng một mạng. Đặc biệt là tốc độ kết nối và khả năng mở rộng dữ liệu giữa những thiết bị lưu trữ dữ liệu ở trong mạng SAN sẽ rất cao.
- VPN là một từ viết tắt của cụm từ Virtual Private Network. Mục đích chính của mô hình mạng này là tạo ra các kết nối mạng an toàn khi tham gia vào mạng công cộng. Hơn nữa, mô hình mạng sẽ cho phép kết nối được với nhiều site khác nhau giống như mô hình mạng WAN.
7/ 4 mô hình cơ bản để lắp đặt hệ thống mạng cho doanh nghiệp
Có những mô hình mạng nào được sử dụng để lắp đặt hệ thống mạng cho một đơn vị doanh nghiệp? Dưới đây là 4 mô hình cơ bản và rất phổ biến mà bạn đọc có thể tham khảo qua như:
7.1/ Mạng hình vòng (Ring Network)
Tín hiệu đường truyền theo một vòng và chỉ có một chiều duy nhất, khi đó những trạm này sẽ được kết nối với nhau thông qua một bộ chuyển tiếp (repeater). Và nó sẽ có nhiệm vụ nhận tín hiệu rồi thực hiện chuyển tiếp đến các trạm kế tiếp theo chiều mặc định. Nguyên tắc tín hiệu khi đó sẽ được chuyển tiếp theo vòng bằng liên kết Point-to-Point giữa những repeater.
>>> Tìm hiểu thêm: Ưu và nhược điểm của mạng vòng
7.2/ Mạng hình sao (Star Network)
Hệ hống mạng và bảo mật tvới cấu trúc mạng hình sao được sử dụng rất phổ biến đặc biệt là trong gia đình và văn phòng.
Với mạng hình sao sẽ có 1 nút ở trung tâm lõi của cấu trúc mạng, mọi giao tiếp của các nút khác đều sẽ được thực hiện thông qua nút trung tâm này.
Mạng hình sao được đánh giá cao với nhiều ưu điểm vượt đội, có thể kể đến như:
- Cài đặt dễ dàng, đi dây đơn giản, cho hiệu quả sử dụng cao.
- Dễ dàng phát hiện sự cố lỗi mạng và khắc phục một cách nhanh chóng.
- Việc thêm bớt các thiết bị cũng trở nên đơn giản hơn, không gây ảnh hưởng tới những phần còn lại của hệ thống.
- Nếu có một thiết bị bị lỗi, hệ thống cũng sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều….
>>> Tìm hiểu thêm: Ưu và nhược điểm của mạng hình sao
7.3/ Mạng tuyến tính (Bus Network)
Hệ thống các trạm trên mạng tuyến tính sẽ được thiết kế trên cùng một đường truyền, chúng bị giới hạn bởi 2 đầu nối đặc biệt được gọi là terminator. Nguyên tắc hoạt động sẽ theo các liên kết Point-to-Multipoint hay theo Broadcast.
Các trạm và trục chính sẽ được kết nối trực tiếp với nhau bằng một đầu nối hình chữ T hoặc là một thiết bị có chức năng thu phát. Mạng tuyến tính mang đến ưu điểm lớn về khả năng cài đặt dễ dàng và có chi phí khá rẻ.
>>> Tìm hiểu thêm: Ưu và nhược điểm của mạng truyến tính
7.4/ Mạng kết hợp (Mesh Network)
Mạng kết hợp là một trong những sự kết hợp giữa mô hình mạng hình sao và mạng tuyến tính. Với mạng này thì bán kính hoạt động của nó sẽ xa và đảm bảo hơn, người dùng có thể dễ dàng tích hợp cho bất cứ tòa nhà nào mà bạn muốn.
>>> Tìm hiểu thêm: Ưu và nhược điểm của mạng kết hợp
8/ Hệ thống mạng nào tốt nhất hiện nay?
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều hệ thống mạng khác nhau, tuy nhiên hệ thống mạng Zyxel (cụ thể là WLAN AP) vẫn được đánh giá cao hơn cả. Hệ thống WLAN AP của Zyxel bao gồm thiết bị chạy standalone, Unified và Unified Pro, chúng có đầy đủ những tính năng cần thiết để đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Bạn có thể đặt thiết bị ở mọi nơi, trong nhà hay ngoài trời, trên cao hay dưới thấp, sản phẩm vẫn đảm bảo về độ phủ sóng và hiệu suất hoạt động tối đa.
WLAN AP của Zyxel thiết kế và sản xuất với những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, giúp sản phẩm đạt tiêu chuẩn tối ưu về cả tốc độ, độ phủ sóng lẫn băng thông cho các ứng dụng cũng như thiết bị sử dụng wifi. AP Zyxel sử dụng tiêu chuẩn 802.11ac thay vì 802.11n, điều này giúp cải thiện tốc độ truyền giữa wifi nhanh gấp 3 lần, gia tăng khả năng kết nối các thiết bị với nhau.
Ngoài ra, Zyxel còn ứng dụng công nghệ 2 radio và 2 tần số cho WLAN AP, từ đó giải quyết hiệu quả vấn đề về băng thông và nhiễu, đảm bảo yêu cầu mở rộng và phủ sóng.
>>> Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi thiết kế xây dựng hệ thống mạng cho doanh nghiệp
9/ Đơn vị lắp đặt hệ thống mạng uy tín tại TPHCM và cả nước
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp các dịch vụ lắp đặt hệ thống mạng. Trong đó không thể không kể đến VTech, đây là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu tại khu vực TPHCM và trên khắp cả nước. Khi sử dụng dịch vụ tại đây bạn sẽ nhận được rất nhiều ưu đãi lớn như:
- Đội ngũ nhân lực dày dặn kinh nghiệm và có nghiệp vụ chuyên môn cao luôn tận tình và chu đáo với mọi khách hàng.
- VTech luôn cung cấp những thiết bị chính hãng có nguồn gốc rõ ràng để khách hàng có được một trải nghiệm hoàn hảo khi sử dụng mạng.
- Khách hàng sẽ luôn được hưởng mức giá ưu đãi nhất thị trường và có tính cạnh tranh cao.
- Khi khách hàng gặp phải sự cố đội ngũ kỹ thuật của VTech luôn sẵn sàng phục vụ một cách nhanh chóng không để bạn chờ đợi quá lâu.
- VTech đơn vị uy tín chuyên cung cấp các dịch vụ lắp đặt mạng chuyên nghiệp
Trên đây là những thông tin xoay quanh về hệ thống mạng máy tính mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng với những điều đã chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề trên. Ngoài ra nếu khách hàng đang có nhu cầu lắp đặt hệ thống mạng uy tín và chất lượng cao hãy liên hệ ngay cho VTech theo số máy hotline để được tư vấn và giải đáp kịp thời nhé.