Văn hóa Du lịch là chuyên ngành thuộc nhóm ngành Du lịch hiện đang rất được quan tâm. Tuy còn là một ngành học khá mới; song ngành Văn hóa Du lịch đã và đang khẳng định vi trò to lớn của nó đối với ngành Du lịch ở Việt Nam nói riêng và Du lịch toàn cầu nói chung. Cùng bài viết này tìm hiểu thông tin về ngành Văn hóa Du lịch nhé!
Thông tin cơ sở ngành Văn hóa Du lịch
- Tên chuyên ngành đào tạo (tiếng Việt): Văn hoá Du lịch
- Tên chuyên ngành đào tạo (tiếng Anh): Culture and tourism
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Mã ngành: 7810101
- Mã chuyên ngành: 605
- Môn xét tuyển theo học bạ
- Toán, Lý, Ngoại ngữ
- Văn, Toán, Ngoại ngữ
- Văn, Sử, Địa
- Văn, Toán, Lý
- Môn xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT
- Toán, Lý, Ngoại ngữ
- Văn, Toán, Ngoại ngữ
- Văn, Sử, Địa
- Văn, Toán, KHXH
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Văn hóa Du lịch cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về lý luận văn hóa học và phương pháp nghiên cứu văn hóa; hiểu biết về văn hóa tộc người, văn hóa lịch sử, văn hóa địa lý, các thành tố và các bình diện của văn hóa; kiến thức về văn hóa thế giới, văn hóa khu vực, văn hóa Việt Nam, văn hóa các vùng miền, đặc biệt là kiến thức về văn hóa du lịch.
Người học biết, hiểu, phân tích được những kiến thức cơ bản thuộc lĩnh vực xã hội & nhân văn vận dụng trong ngành Du lịch; Phân tích, đánh giá, vận dụng được những kiến thức cơ bản của khoa học quản lý và văn hóa trong kinh doanh du lịch; Vận dụng được những kiến thức liên ngành về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, địa lý, khoa học công nghệ, luật pháp… trong kinh doanh du lịch và góp phần tích cực vào nghiên cứu, phát triển du lịch một cách bền vững.
Người học được trang bị các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm; các phẩm chất đạo đức, có khả năng tự học suốt đời để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ cộng đồng; có bản lĩnh, tự tin, độc lập, sáng tạo, và khả năng hội nhập, đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành ngành Văn hoá Du lịch; sinh viên có thể:
- Làm việc tại các sở ban ngành như: Sở Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch, thư viện, cơ quan báo chí, viện bảo tàng, văn phòng các cơ quan, đoàn thể thuộc khối hành chính, sự nghiệp.
- Làm việc tại các công ty, doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực du lịch, lữ hành, nhà hàng khách sạn.
- Nghiên cứu viên tại các viện thuộc lĩnh vực về ngôn ngữ, văn hóa, du lịch, các trung tâm nghiên cứu KHXH&NV ở trung ương và địa phương.
- Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng.
Từ những thông tin đã được cung cấp ở bài viết trên; tin chắc rằng các bạn thí sinh đã hiểu hơn về ngành học này cũng như có đủ tự tin để nộp hồ sơ xét tuyển vào ngành Văn hóa Du lịch.