Trang thông tin tổng hợp
      Trang thông tin tổng hợp
      • Ẩm Thực
      • Kinh Nghiệm Sống
      • Du Lịch
      • Hình Ảnh Đẹp
      • Làm Đẹp
      • Phòng Thủy
      • Xe Đẹp
      • Du Học
      Ẩm Thực Kinh Nghiệm Sống Du Lịch Hình Ảnh Đẹp Làm Đẹp Phòng Thủy Xe Đẹp Du Học
      1. Trang chủ
      2. Kinh Nghiệm Sống
      Mục Lục
      • #1.Rệp giường trông như thế nào?
      • #2.Vòng đời của rệp giường
        • Trứng
        • Rệp non
        • Rệp trưởng thành
      • #3.Ảnh hưởng của Rệp giường

      Đặc điểm sinh vật học của loài rệp giường - Nanovina.com.vn

      avatar
      Henry Nguyễn
      10:25 21/04/2024
      Theo dõi trên

      Mục Lục

      • #1.Rệp giường trông như thế nào?
      • #2.Vòng đời của rệp giường
        • Trứng
        • Rệp non
        • Rệp trưởng thành
      • #3.Ảnh hưởng của Rệp giường

      Rệp giường là loài côn trùng sống ký sinh thuộc họ Rệp và sống hoàn toàn nhờ hút máu. Cimex lectularius, loài rệp giường thường gặp, được biết đến nhiều nhất vì chúng thích hút máu người. Xem thêm: Đặc điểm sinh thái học của rệp giường.

      Rệp giường trông như thế nào?

      Chúng có kích thước nhỏ, thân dẹt, có hình bầu dục. Chúng không có cánh. Rệp trưởng thành có bộ phận vết tích của cánh gọi là cánh bản, nhưng chúng không phát triển hoàn toàn thành cánh thiết thực.

      Đặc điểm sinh vật học của loài rệp giường - Nanovina.com.vn
      Rệp giường có kích thước nhỏ, thân dẹt, có hình bầu dục.

      Rệp trưởng thành màu nâu, mặc dù cơ thể chúng hóa đỏ sau khi hút máu. Rệp giường phát triển hoàn toàn di chuyển khá chậm và dài từ 4-5 mm. Chủ nhà thỉnh thoảng quan niệm sai rằng rệp giường quá nhỏ để nhìn thấy bằng mắt thường. Ấu trùng có thể nhỏ và khó thấy, nhưng rệp trưởng thành có thể nhận biết được bằng mắt thường và có thể được tìm thấy trong các vết nứt và khe hở chúng dùng để ẩn nấp. Các ấu trùng mới nở có kích thước xấp xỉ đầu cây đinh và đổi màu trắng hoặc rám nắng sau khi hút máu. Chúng thường được mô tả có hình dạng và kích thước của một hạt táo.

      Vòng đời của rệp giường

      Rệp giường là loài côn trùng hoạt động về đêm, có màu nâu-đỏ và sống nhờ hút máu người và các động vật máu nóng khác. Loài côn trùng không có cánh này có phần lưng-bụng dẹt giúp chúng ẩn nấp ở những nơi như vết nứt sàn nhà, tủ đựng đồ, giường ngủ và các đồ nội thất được bọc nệm khác.

      Đặc điểm sinh vật học của loài rệp giường - Nanovina.com.vn
      Vòng đời của rệp giường

      Trứng

      Vòng đời của rệp chúng bắt đầu với trứng, có kích thước bằng hạt gạo và màu trắng sữa. Rệp cái đẻ 1-5 trứng mỗi ngày và có thể đẻ đến 500 trứng trong suốt vòng đời. Trứng được đẻ riêng lẻ hoặc thành cụm và được chúng giấu trong các vết nứt hoặc khe hở nhỏ. Trứng dài khoảng 1 mm và tương đương 2 hạt muối. Trong vòng 2 tuần, trứng nở và rệp giường non có thể bắt đầu hút máu ngay lập tức.

      Rệp non

      Các con rệp non, hay còn gọi là ấu trùng, trải qua 5 lần lột xác trước khi trưởng thành. Mặc dù rệp non trông giống rệp trưởng thành, chúng có kích thước nhỏ hơn và chưa hoàn thiện giới tính. Rệp giường non có màu trắng-vàng, trong khi ấu trùng lớn hơn và rệp trưởng thành có màu nâu-đỏ. Để hoàn thành giai đoạn lột xác, chúng cần hút máu. Với nhiệt độ trong phòng, rệp non lột xác và phát triển thành rệp trưởng thành trong vòng 5 tuần

      Rệp trưởng thành

      Khi đạt ngưỡng trưởng thành, rệp giường thường hút máu hàng tuần. Vòng đời phổ biến của rệp giường khoảng 4-6 tháng. Tuy nhiên, vài loài rệp có thể sống đến 1 năm dưới điều kiện mát mẻ và không có thức ăn.

      Ảnh hưởng của Rệp giường

      Rệp giường có kích thước nhỏ và cơ thể dẹt, giúp chúng dễ dàng trốn khỏi tầm mắt con người vào ban ngày khi chúng không hoạt động. Chúng ẩn nấp trong nệm, khung giường, giường ngủ, vật dụng, tấm thảm, ván gỗ mép chân tường và đồ bừa bãi trong phòng ngủ. Chúng được tìm thấy chủ yếu trong đường may nối của tấm nệm hoặc trong giường. Tuy nhiên, không cần phải phát hiện rệp để nhận biết chúng đang hoạt động. Chúng thải phân màu nâu hoặc đen trên nệm và khăn trải giường, và vết máu có thể hiện rõ khi chúng vô tình bị nghiền nát.

      Rệp giường di chuyển chủ yếu nhờ bám vào hành lý, phân bố đến những nơi con người ở. Chúng trở thành vấn đề đáng quan ngại ở các hộ gia đình, khách sạn, ký túc xá và những nơi có con người cư trú khác. Vì chúng có kích thước nhỏ và có thiên hướng ẩn nấp trong nệm và vật dụng, kiểm soát nạn rệp giường thật sự khó.

      Sự hiện diện của một con rệp cái có khả năng sinh sản trong môi trường thuận lợi trong những nơi một hoặc nhiều gia đình sinh sống là dấu hiệu cho thấy chúng sắp phát sinh. Vì một con rệp cái khỏe mạnh và đã hút máu có thể sinh 200-500 trứng suốt vòng đời và đẻ 2-5 trứng mỗi ngày, có khả năng rệp giường sẽ bùng phát với số lượng khủng khiếp trừ khi các nỗ lực kiểm soát được tiến hành bởi các chuyên gia kiểm soát côn trùng dịch hại để diệt trừ chúng.

      0 Thích
      Chia sẻ
      • Chia sẻ Facebook
      • Chia sẻ Twitter
      • Chia sẻ Zalo
      • Chia sẻ Pinterest
      In
      • Điều khoản sử dụng
      • Chính sách bảo mật
      • Cookies
      • RSS
      • Điều khoản sử dụng
      • Chính sách bảo mật
      • Cookies
      • RSS

      Trang thông tin tổng hợp trungtamgiasuhanoi

      Website trungtamgiasuhanoi là blog chia sẻ vui về đời sống ở nhiều chủ đề khác nhau giúp cho mọi người dễ dàng cập nhật kiến thức. Đặc biệt có tiêu điểm quan trọng cho các bạn trẻ hiện nay.

      © 2025 - Trungtamgiasu

      Kết nối với Trungtamgiasu

      vntre
      vntre
      vntre
      vntre
      vntre
      Thời tiết lai châu Hi88 M88
      Trang thông tin tổng hợp
      • Trang chủ
      • Ẩm Thực
      • Kinh Nghiệm Sống
      • Du Lịch
      • Hình Ảnh Đẹp
      • Làm Đẹp
      • Phòng Thủy
      • Xe Đẹp
      • Du Học
      Đăng ký / Đăng nhập
      Quên mật khẩu?
      Chưa có tài khoản? Đăng ký