Buồng trứng là bộ phận sinh sản vô cùng quan trọng của chị em phụ nữ. Mỗi tháng buồng trứng sản sinh lượng trứng nhất định và trong cơ quan sinh sản sẽ diễn ra hiện tượng rụng trứng. Tại tử cung, nếu trứng gặp tinh trùng và thụ tinh, điều đó có nghĩa chị em chuẩn bị mang thai trong thời gian tới và ngược lại. Việc hiểu được các biểu hiện trứng không thụ tinh như thế nào là rất cần thiết, nó cho phép chị em dựa trên đó có thể chẩn đoán tình trạng của mình để có sự chuẩn bị một cách tốt nhất.
Thế nào là rụng trứng?
Trước khi tìm hiểu về những biểu hiện của trứng không thụ tinh, chúng ta cùng điểm sơ qua về quá trình rụng trứng kỳ diệu trong cơ thể người phụ nữ.
Hàng tháng, chị em trong độ tuổi sinh đẻ đều sẽ trải qua hiện tượng rụng trứng. Thời gian trứng rụng thường xảy ra vào khoảng ngày 14 của chu kỳ kinh 28 ngày (với trường hợp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn). Vào thời điểm này, trứng từ một trong các buồng trứng của phụ nữ sẽ được phóng thích, sau đó trứng sẽ di chuyển từ ống dẫn trứng đến tử cung.
Hiện tượng trứng rụng này xuất phát từ sự phát triển, trường thành trước đó của các nang trứng ở một trong các buồng trứng. Các nang trứng này thường bắt đầu lớn từ ngày 6 đến ngày 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Tiếp đó, từ ngày 10 - 14 của chu kỳ, một quả trứng phát triển từ một trong những nang trứng được phóng thích từ buồng trứng vào ngày thứ 14.
Sở dĩ chúng ta nói nhiều về quá trình rụng trứng là vì có thể theo dõi ngày rụng trứng để tính được khả năng thụ thai. Nói cách khác, quá trình rụng trứng ở phụ nữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong vấn đề thụ thai. Trường hợp chị em phụ nữ đang muốn mang thai, hoặc chưa có ý định mang thai, việc hiểu về quá trình rụng trứng cũng như thời gian rụng trứng kéo dài bao lâu để hướng đến mục tiêu mong muốn.
Trứng rụng có thể sống trong tử cung bao lâu?
Thống kê cho thấy, bé gái ngay từ khi sinh ra cho đến suốt cuộc đời sẽ sở hữu số lượng trứng nhất định, khoảng từ 400 - 500 quả trứng. Khi bé gái bước vào giai đoạn trưởng thành, ở độ tuổi sinh đẻ, những ngày gần thời điểm trứng rụng thì cơ thể sẽ sản xuất ra loại hormone estrogen có vai trò làm dày lớp lót tử cung, đồng thời tạo ra môi trường phù hợp cho các tinh trùng.
Ngoài ra, khi nồng độ của estrogen trong cơ thể phụ nữ tăng cao sẽ thúc đẩy gia tăng nồng độ hormone LH, kích thích trứng chín và rụng trong thời gian từ 24 - 36 giờ. Trứng thông thường cần một khoảng thời gian là 90 ngày để trưởng thành rồi mới rời khỏi tổ.
Trứng sau khi được giải phóng có 24 giờ để thụ tinh. Sau thời gian này mà trứng không thụ tinh sẽ thoái hóa hoặc bị hút vào màng bụng. Thời điểm này buồng trứng cũng không còn tiết ra hormone nữa, niêm mạc tử cung đồng thời bị bong tróc và gây chảy máu, gọi là chảy máu kinh nguyệt. Trong chu kỳ kinh nguyệt, trứng không thụ tinh cũng sẽ theo máu chảy ra ngoài.
Thông thường, khi phụ nữ có kinh nguyệt cũng đồng nghĩa là không thụ thai. Tuy nhiên, điều này không phải là tất cả mà vẫn có một số trường hợp mang thai nhưng vẫn có kinh. Một số ít trường hợp khác do chị em bị rối loạn hormone, tuy không xảy ra hiện tượng trứng rụng nhưng chu kỳ kinh nguyệt vẫn xuất hiện bình thường. Tinh trùng có thể sống sót 72 giờ trong cơ thể chị em phụ nữ, do đó nếu đã có tinh trùng chờ sẵn trong tử cung thì tỷ lệ thụ thai sẽ cao hơn.
Làm cách nào để biết đang rụng trứng?
Có hai cách để chị em nhận biết trứng đang rụng:
Thay đổi trong chất lỏng cổ tử cung
Cổ tử cung tiết dịch hoặc chất lỏng thì đó chính là dấu hiệu cho biết đang xảy ra hoặc sắp xảy ra quá trình rụng trứng. Dịch tiết này màu trong suốt, ẩm ướt, có thể co giãn hoặc thành chuỗi, tương tự như lòng trắng trứng gà.
Nhiệt độ cơ thể thay đổi
Chị em có thể nhận biết quá trình rụng trứng dựa trên nhiệt độ khi đang nghỉ ngơi. Vào thời kỳ rụng trứng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng nhẹ. Tuy nhiên, vẫn có một số chị em không cảm nhận được điều này cho đến hai, ba ngày sau thời điểm thụ thai. Lúc này, thân nhiệt cơ bản tăng lên nhưng quá trình rụng trứng có thể xảy ra rồi.
Ngoài hai biểu hiện nêu trên, chị em còn có thể quan sát một số dấu hiệu rụng trứng khác như:
- Bị chuột rút thường xuyên;
- Ngực đau;
- Bị đầy hơi;
- Cảm thấy ham muốn tình dục nhiều hơn.
Biểu hiện trứng không được thụ tinh như thế nào?
Nếu trứng và tinh trùng gặp nhau, quá trình thụ tinh sẽ xảy ra, sau đó noãn và phôi thai hình thành. Trường hợp trứng không gặp được tinh trùng bởi lý do nào đó thì nghĩa là trứng không thể thụ tinh. Làm thế nào để chị em có thể nhận biết trứng thụ tinh và chuẩn bị mang thai hay chưa? Điều này không khó nếu chị em nắm được các biểu hiện trứng không được thụ tinh như thế nào sau đây:
Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt
Biểu hiện trứng không được thụ tinh như thế nào thì bạn có thể dựa vào những dấu hiệu thông thường của quá trình tiền kinh nguyệt mỗi tháng.
Đau bụng kinh
Rất nhiều chị em gặp phải tình trạng đau bụng dưới âm ỉ, râm ran, khó chịu trước khi kinh nguyệt xuất hiện từ 1- 3 ngày. Mỗi người sẽ có mức độ đau khác nhau, đồng thời mức độ đau này mỗi tháng cũng sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, vẫn có những chị em đến chu kỳ kinh nguyệt rất nhẹ nhàng, không hề bị đau trong khi có những chị em khác lại bị những cơn đau dữ dội hành hạ.
Căng tức ngực
Khi mang thai chị em vẫn có thể gặp tình trạng căng tức ngực. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng xảy ra khá phổ biến trước ngày kinh nguyệt từ 1 - 2 tuần. Đây là một trong những dấu hiệu kỳ kinh sắp tới, có người đau hai bầu vú nhưng phần lớn sẽ đau lan sang cả vùng cận nách.
Thay đổi cảm xúc
Nếu chị em để ý sẽ thấy, gần đến ngày kinh nguyệt lượng hormone trong cơ thể tăng cao dẫn đến tâm trạng, cảm xúc của bị ảnh hưởng theo. Nhiều chị em thấy mình dễ cáu giận hơn, cảm giác chán nản, tủi thân… xuất hiện thường xuyên.
Dịch âm đạo bất thường
Khi chuẩn bị có kinh nguyệt, phần lớn chị em sẽ thấy dịch âm đạo thay đổi bất thường. Lượng khí hư xuất hiện đặc biệt nhiều, nhất là phần chất lỏng như lòng trắng trứng gà. Biểu hiện trứng không được thụ tinh như thế nào thì việc dịch âm đạo tăng nhiều một cách bất thường mà không kèm theo triệu chứng lạ nào khác chứng tỏ trứng hoàn toàn chưa được thụ tinh.
Đau nhức lưng
Trước chu kỳ kinh nguyệt, rất nhiều chị em gặp phải tình trạng đau lưng. Hiện tượng này do cơ thể sản xuất ra lượng lớn hormone prostaglandin khiến tử cung bị căng tức do áp lực từ buồng ối. Cảm giác đau, tê mỏi các đốt sống cuối của lưng mà chị em gặp phải xuất phát từ nguyên nhân này.
Trên đây là những thông tin liên quan đến quá trình rụng trứng cũng như biểu hiện trứng không được thụ tinh như thế nào. Những phụ nữ vào độ tuổi sinh đẻ rất cần tìm hiểu những vấn đề này, bởi nó giúp ích cho chị em nếu đang muốn mang thai hoặc chưa muốn mang thai có thể phòng ngừa hoặc tăng cơ hội thụ thai hơn.
Xem thêm:
- Nhận biết dấu hiệu trứng không rụng và cách điều trị
- 11 dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng không thể nhầm lẫn
- Những điều bạn cần biết về thụ tinh nhân tạo