Tháp Eiffel ở thủ đô Paris, Pháp.
Tháp Eiffel được xem là một công trình thu phí tham quan thu hút nhất trên thế giới với mỗi năm chào đón hơn 7 triệu lượt khách.
Lịch sử xây dựng tháp Eiffel
Tên của ngọn tháp này được đặt theo tên của kiến trúc sư Gustave Eiffel. Tuy nhiên, ông lại không phải là người sáng tạo ra công trình này, mà chủ nhân thực sự của bản vẽ ban đầu chính là 2 đồng nghiệp của ông Maurice Koechlin và Emile Nouguier của công ty Eiffel. Sau đó, kiến trúc sư trưởng đã sửa chữa nhiều điểm trong bản vẽ. Ngay sau đó, Gustave Eiffel đã nhanh chóng mua lại bản quyền từ 2 nhà thiết kế ban đầu này để có thể sở hữu độc quyền về ngọn tháp tương lai này.
Quá trình xây dựng tháp Eiffel.
Sau 26.5 tháng thi công, tháp Eiffel chính thức được hoàn thành vào năm 1989, trở thành công trình cao nhất thế giới và giữ vững danh hiệu đó trong suốt hơn 40 năm, cho đến khi bị tòa nhà Chrysler ở New York, Mỹ được xây dựng vào năm 1930.
Công trình tháp Eiffel là sự khẳng định của nước Pháp là một cường quốc công nghiệp lớn mạnh, đồng thời thể hiện sự táo bạo, dám khởi đầu một cuộc cách mạng mới trong ngành kiến trúc.
Cấu trúc tháp Eiffel
Chiều cao nguyên bản của tháp Eiffel là 300m, có cột ăng ten trên đỉnh là 325m.
Dưới chân tháp Eiffel.
Do tháp Eiffel được làm hoàn toàn bằng sắt và kim loại nên chiều cao của tháp sẽ bị ảnh hưởng khi nhiệt độ thay đổi, bởi hiệu ứng giãn nở nhiệt. Vào mùa hè, tháp Eiffel cao hơn khoảng 17cm. Ngược lại, vào mùa đông, độ cao của tháp giảm từ 10-20 cm.
Phần thân của tháp được làmhoàn toàn bằng sắt thép, trọng lượng tới 9.000 tấn, được hàn nối từ 12 ngàn chi tiết kim loại tạo thành.
Toàn cảnh tháp Eiffel, Pháp.
Tháp Eiffel có tất cả 3 tầng với nhiều không gian dịch vụ khác nhau. Ngoài hai nhà hàng Altitude 95 và Le Jules-Verne nằm ở tầng hai và ba, tháp còn có các hiệu ăn nhanh, phòng trưng bày, cửa hàng lưu niệm, điểm truy cập Internet, cửa hàng bán các con tem kỷ niệm của Pháp...
Từ khi khánh thành cho đến nay, tháp Eiffel đã đón khoảng 250 triệu lượt khách đến thăm. Với số lượng du khách lớn "đổ về" như vậy, tháp Eiffel cần đến khoảng 500 nhân viên để phục vụ.
Ngoài chức năng du lịch, tháp Eiffel còn sử dụng cho mục đích khoa học với một phòng thí nghiệm về khí tượng và hàng không đã sử dụng tầng cao nhất của tháp. Ngày nay, tháp tiếp tục là một trạm phát sóng truyền thanh và truyền hình cho toàn vùng Paris.
Tháp Eiffel trở thành biểu tượng của nước Pháp
Vào thời kỳ đầu, công trình tháp Eiffel đã gây ra những tranh cãi về vẻ thẩm mỹ, công năng... Tuy nhiên, cuối cùng tháp Eiffel vẫn được hoàn thiện và thành công nhanh chóng, trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới. Không những thế, tháp Eiffel còn trở thành nguồn cảm hứng của nhiều tác giả, nghệ sĩ. Hình ảnh ngọn tháp này được xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm hội họa, nhiếp ảnh, văn học, điện ảnh, truyền hình…
Tháp Eiffel không chỉ là một địa điểm check- in tuyệt vời mà còn là niềm tự hào của người dân Paris.
Chiều cao và sự nổi tiếng của tháp Eiffel đã trở thành đích ngắm cho nhiều nhà thể thao trình diễn cũng như những người mạo hiểm thực hiện các hành động liều lĩnh. Bắt đầu từ những thập niên cuối của thế kỷ 20, Champ-de-Mars cùng với tháp Eiffel là nơi tổ chức các lễ hội, các buổi hòa nhạc của thành phố.
Những điều đặc biệt chưa biết về tháp Eiffel
Cảnh tháp Eiffel rực rỡ, lung linh trong đêm. Nhưng bạn hoàn toàn chỉ có thể ngắm mà không được chụp ảnh đăng lên mạng xã hội, như vậy sẽ được coi là "phạm pháp". Lý do bởi dàn đèn thắp sáng là một tác phẩm nghệ thuật và nó được bảo vệ bởi bản quyền tác giả.
Năm 1925, một kẻ lừa đảo đã từng "bán" tòa tháp Eiffel thành công cho một đại lý sắt vụn, mặc dù không sở hữu tòa tháp này.
Có người từng "cưới" tháp Eiffel: Có một người phụ nữ ở Mỹ tên là Erika Aya mắc hội chứng kỳ lạ, chỉ yêu và có tình cảm với những vật vô trị vô giác. Bà ấy đã "yêu" tháp Eiffel đến mức quyết định kết hôn với tòa tháp này và đổi sang tên Erika La Tour Effil vào năm 2007. Điều này đã tạo cảm hứng cho các nhà sản xuất Mỹ làm nên bộ phim tài liệu The Woman Who Married The Eiffel Tower.