Mổ u tuyến giáp kiêng ăn gì đang là nỗi băn khoăn của rất nhiều độc giả. Trước khi lý giải thắc mắc này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu điểm qua một vài thông tin về căn bệnh u tuyến giáp nhé.
Sơ lược về u tuyến giáp
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm ngay ở vùng cổ trước và phía trên xương ức. U tuyến giáp hay nhân tuyến giáp là những khối đặc hoặc lỏng, có thể là đơn nhân hoặc đa nhân, được hình thành bên trong nhu mô tuyến giáp. U tuyến giáp được chia làm 2 loại chính bao gồm:
- U tuyến giáp lành tính (Adenoma tuyến giáp): Theo thống kê, có đến 90% trên tổng số các ca mắc u tuyến giáp là u lành tính. Khối u này phát triển từ lớp tế bào lót mặt trong tuyến giáp, có khả năng sinh sản một lượng lớn hormone tuyến giáp. Theo thời gian, nếu không điều trị thì sẽ dẫn đến cường giáp.
- U tuyến giáp ác tính: Loại u tuyến giáp này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 4 - 6,5% nhưng đây là căn bệnh nguy hiểm và có khả năng tiến triển thành ung thư nếu không được can thiệp kịp thời.
Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây u tuyến giáp, tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc u tuyến giáp như:
- Di truyền: Nếu trong gia đình có một thành viên đã từng mắc u tuyến giáp thì nguy cơ mắc phải căn bệnh này của bạn là cao hơn so với người bình thường.
- Nhiễm các chất độc hại, nhiễm phóng xạ: Việc thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại, các chất phóng xạ có thể gây biến đổi gen, ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp, từ đó làm tăng nguy cơ mắc u tuyến giáp.
- Tuổi tác và giới tính: Theo thống kê, ở cùng độ tuổi, phụ nữ có tỷ lệ mắc u tuyến giáp cao gấp 5 lần so với nam giới. Ngoài ra, nguy cơ mắc u tuyến giáp tăng lên khi tuổi càng cao.
- Thiếu hoặc dư thừa i-ốt: Việc bổ sung thiếu hoặc dư thừa i-ốt có thể dẫn đến các bệnh lý về tuyến giáp, trong đó có u tuyến giáp. Tình trạng sử dụng quá nhiều i-ốt sẽ gây bệnh cường giáp còn nếu ăn quá ít i-ốt sẽ dẫn đến suy giáp.
- Mắc các bệnh lý về tuyến giáp: Các chuyên gia chỉ ra rằng những người đang mắc các bệnh lý về tuyến giáp như suy giảm hormone tuyến giáp, nang giáp, viêm tuyến giáp có nguy cơ cao mắc u tuyến giáp.
- Một số yếu tố khác: Lối sống không lành mạnh, thừa cân béo phì, lạm dụng bia rượu, thường xuyên hút thuốc lá… cũng làm tăng nguy cơ mắc u tuyến giáp.
Các triệu chứng của u tuyến giáp
U tuyến giáp thường phát triển âm thầm, chính vì thế rất khó để có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Phần lớn người bệnh chỉ phát hiện u tuyến giáp khi kích thước khối u đã lớn và có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc sờ thấy. Dưới đây là một số triệu chứng của u tuyến giáp, bạn đọc có thể tham khảo:
- Sờ thấy u cục ở vùng cổ.
- Khó thở, nuốt nghẹn khi khối u chèn ép vào khí quản và thực quản.
- Ho khan kéo dài và khàn giọng.
- Khi nuốt nước bọt hoặc khi nuốt thức ăn, người bệnh cảm thấy đau họng.
Trong trường hợp khối u sản sinh quá nhiều hormone tuyến giáp thì người bệnh sẽ kèm theo các triệu chứng của cường giáp như:
- Hồi hộp, tim đập nhanh, đôi khi có đau tức ngực kèm khó thở;
- Run tay;
- Sút cân không rõ nguyên nhân;
- Tăng tiết mồ hôi;
- Mệt mỏi, dễ cáu;
- Rối loạn giấc ngủ.
Những triệu chứng này cũng có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh lý khác. Do đó, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị.
Khi nào cần mổ u tuyến giáp?
U tuyến giáp là tình trạng rất nhiều người mắc phải, tuy nhiên, không phải ai bị u tuyến giáp cũng cần phải phẫu thuật. Vậy những trường hợp nào cần mổ u tuyến giáp?
U tuyến giáp cần phải mổ trong trường hợp:
- Ung thư tuyến giáp hay u tuyến giáp ác tính: Để ngăn chặn tình trạng u tuyến giáp di căn sang các cơ quan khác trong cơ thể, bắt buộc người bệnh phải tiến hành cắt bỏ tuyến giáp. Thực tế cho thấy ung thư tuyến giáp có tỷ lệ điều trị thành công tương đối cao. Chính vì thế, nếu được can thiệp kịp thời, người bệnh ung thư tuyến giáp có thể duy trì được sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
- U tuyến giáp lành tính, đa nhân và có kích thước lớn: Khối u lành tính tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng có thể gây khó thở, khó nuốt nếu như khối u xâm lấn và chèn ép các cơ quan lân cận. Lúc này, người bệnh cũng có chỉ định mổ u tuyến giáp.
- U tuyến giáp độc kèm theo tình trạng cường giáp: Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định mổ u tuyến giáp trong trường hợp các phương pháp điều trị cường giáp không hiệu quả.
Mổ u tuyến giáp kiêng ăn gì?
Bên cạnh vấn đề mổ u tuyến giáp nên ăn gì, mổ u tuyến giáp kiêng ăn gì cũng là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc đăng tải trên các diễn đàn chăm sóc sức khỏe.
Theo các chuyên gia: Một chế độ dinh dưỡng tốt không chỉ giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng mà còn thúc đẩy quá trình hồi phục sau phẫu thuật của người bệnh. Vậy mổ u tuyến giáp kiêng ăn gì?
Các thực phẩm khô cứng
Trả lời cho thắc mắc mổ u tuyến giáp kiêng ăn gì chính là các thực phẩm khô cứng. Nguyên nhân là do tuyến giáp nằm ở cổ và có liên quan đến thực quản, việc người bệnh ăn những thực phẩm khô cứng có thể dẫn đến tình trạng khó nuốt và gây đau rát tại vết mổ, thậm chí là gây nghẹn. Điều này hoàn toàn không tốt cho người bệnh sau mổ u tuyến giáp.
Đồ uống có ga, có cồn và chất kích thích
Không chỉ người bệnh mà người bình thường cũng cần hạn chế các chất kích thích cũng như các thức uống chứa cồn và caffeine bởi các thành phần trong các loại đồ uống này sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu và cản trở sự sản xuất hormone tuyến giáp, từ đó ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục của người bệnh.
Chính vì thế, trong quá trình điều trị bệnh, các bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh tránh xa đồ uống có ga và chất kích thích.
Đậu nành và các loại rau họ cải
Mổ u tuyến giáp kiêng ăn gì là thắc mắc của nhiều người. Ngoài các thực phẩm khô cứng và chất kích thích thì các chuyên gia còn khuyến cáo người bệnh nên tránh xa đậu nành và các loại rau họ cải.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong đậu nành và các loại rau họ cải có chứa chất goitrogens, có khả năng ức chế sản xuất hormone tuyến giáp và với những người bệnh mổ u tuyến giáp thì cần kiêng nhóm rau củ này. Đây là một trong những điều đặc biệt mà người bệnh mổ tuyến giáp cần hết sức lưu ý bởi nếu cố tình ăn sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.
Phẫu thuật cắt bỏ u tuyến giáp tuy không phức tạp nhưng vẫn có nguy cơ để lại biến chứng nếu người bệnh không được chăm sóc tốt. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ nắm được u tuyến giáp là gì và mổ u tuyến giáp kiêng ăn gì. Đừng quên tiếp tục dõi theo Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm: U tuyến giáp kiêng ăn gì?