Rule of law không còn là một trong những cụm từ tiếng Anh không còn quá xa lạ đối với tất cả những người quan tâm cũng như hành nghề trong lĩnh vực Luật. Tuy nhiên, nó còn khá lạ lẫm đối với tất cả những người ngoài ngành.
Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn độc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Rule of law là gì?
Rule of law là gì?
The rule of law means that everyone (citizens and leaders) must obey the laws.
In the United States, the US Constitution is the foundation for the rule of law. The United States is a constitutional democracy. In cóntitutional democracies, people are willing to obey the laws, because the laws are made by the people through their elected representatives.
If all people are governed by the same laws, the individual rights and liberties of each person are better protected.
The rule of law helps to make sure that government protects all people equally, and does not violate the rights of certain people.
- Đối với câu hỏi: Rule of law là gì? Rule of law có nghĩa là tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, cho dù đó là người đứng đầu cơ quan lập pháp, hành pháp, hành pháp hay tư pháp, là Đảng cầm quyền hay một tổ chức phi Chính phủ nhỏ bé. Không một ai đứng trên pháp luật, không một ai có quyền hoặc nghĩa vụ nhiều hơn luật định.
- Bình đẳng trước pháp luật hay quyền bình đẳng trước pháp luật là những nguyên lý của pháp quyền được thể hiện qua các quy định cụ thể (Các quy phạm pháp luật) thiết lập về quyền được đối xử một cách như nhau, công bằng giữa mọi công dân trước pháp luật. Theo đó, mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau trong một quốc gia đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
Quy định của pháp luật Việt Nam về Quyền bình đẳng trước pháp luật
Căn cứ quy định Điều 16 - Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Cụ thể nguyên tắc nêu trên như sau:
- Bất cứ người nào phạm tội, dù họ là ai, không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội đều bị xử lý theo quy định của pháp luật Hình sự.
- Việc tiến hành khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự đối với tất cả các vụ án đều phải theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: Không có ngoại lệ vì lý do dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội… của những người tham gia tố tụng. Tuy nhiên, đối với một số đối tượng đặc biệt như khi bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất… thì ngoài những quy định chung, Bộ luật Hình sự năm 2015 có những quy định đặc biệt nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích của họ trong tố tụng hình sự.
- Mọi người đều có quyền và nghĩa vụ như nhau khi tham gia tố tụng cùng một tư cách; ví dụ: Bất cứ người nào khi bị khởi tố bị can cũng đều có quyền và nghĩa vụ của bị can theo quy định tại Điều 60 - Bộ luật Hình sự năm 2015, không kể trước đó họ là ai, có thành phần, địa vị xã hội thế nào.
- Nhằm tạo sự bình đẳng trong hoạt động truy cứu trách nhiệm Hình sự đối với pháp nhân, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bổ sung quy định mọi pháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân) và thành phần kinh tế (kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá nhân, tiểu thủ, kinh tế tư bản tư nhân…).
Quyền nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của nhân dân khi thực hiện nguyên tắc
- Quyền và nghĩa vụ:
+ Công dân bình đăng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình dẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội, quyền và nghĩa vụ không tách rời nhau, thể hiện qua việc mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình.
+ Một số quyền cơ bản như: Quyền bầu cử, ứng cử, sở hữu, thừa kế, các quyền tự do cơ bản và quyền dân sự, chính trị khác, nhân quyền, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do cư trú, tự do đi lại, quyền thông tin… Nghĩa vụ lao động công ích, đóng thuế…
- Trách nhiệm pháp lý:
+ Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý bằng các chế tài theo quy định của pháp luật. Cụ thể như khi truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể có hành vi vi phạm được quy định trong pháp luật và chỉ trong giới hạn mà pháp luật quy định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng. Việc truy cứu trách nhiệm phải kịp thời, chính xác, công bằng, hợp lý, khi xét xử thì mọi người phải bình đẳng trước Tòa án.
+ Trên thực tế nhiều nước chưa thật sự có dự bình đẳng trong trách nhiệm pháp lý, nhất là trong quá trình tố tụng như Việt Nam, với triết lý Nho giáo đã ăn sâu là: “Hình phạt thì không tới bậc đại phu, lễ nghi không tới bậc thứ dân” tức là hình luật chẳng thể phạm đến những kẻ bề trên, cho nên một số ý kiến cho rằng chỉ khi mọi người đều có ý thức tôn trọng pháp luật như nhau thì mới gọi là công bằng.
Như vậy, Rule of law là gì? Đã được chúng tôi phân tích cụ thể trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số ví dụ cũng như quy định của Pháp luật Việt Nam liên quan đến nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật.