Tổng Quan Nền Giáo Dục Nhật Bản

Nền giáo dục Nhật Bản luôn được đánh giá cao bởi phương pháp đào tạo chất lượng, Nhật Bản là một trong số các quốc gia phát triển trên thế giới với tỷ lệ người mù chữ thực tế bằng không và 72,5% số học sinh theo học lên đến bậc đại học, cao đẳng và trung cấp, một con số ngang hàng với Mỹ và vượt trội một số nước châu Âu. Điều này đã tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế và công nghiệp của đất nước Nhật Bản trong thời kỳ hiện đại. Cùng du học Nhật Bản Thanh Giang tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nền giáo dục Nhật Bản thời phong kiến

Trong thời kỳ phong kiến, ở các thị trấn và các làng của Nhật Bản đã có các trường học được gọi là terakoya do nhà chùa và các cơ sở khác tổ chức. Vào cuối thời kỳ của chế độ phong kiến (cuối thế kỷ XIX), tỷ lệ số người biết chữ đạt khoảng 40% - một con số khá cao làm cho những người phương Tây tới Nhật Bản phải ngạc nhiên. Đây là điểm khởi nguồn của hệ thống giáo dục hậu Minh Trị. Tuy nhiên, cho tới Chiến tranh thế giới thứ hai, giáo dục bậc đại học ở Nhật Bản vẫn còn tồn tại như là công cụ đào tạo một số nhỏ sinh viên để họ trở thành viên chức cấp cao của chính phủ trung ương và sự phân biệt về giới ở thời kỳ này còn rất nặng nề.

Giáo dục Nhật Bản trong thế chiến

Hệ thống giáo dục Nhật Bản hiện hành đã được thiết lập ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai vào giữa những năm 1947 và 1950, lấy hệ thống của Mỹ làm kiểu mẫu. Nó bao gồm 9 năm giáo dục bắt buộc (6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở), tiếp theo đó là 3 năm trung học phổ thông không bắt buộc và 4 năm đại học. Đã có những động thái nhằm hiện đại hoá chương trình giảng dạy. Tỷ lệ thanh niên cả nam lẫn nữ tiếp tục học lên trung học phổ thông và bậc đại học sau khi đã kết thúc chương trình giáo dục bắt buộc đã gia tăng. Trình độ chung của giáo dục đã được cải thiện, nhưng đồng thời, một số tác động tiêu cực đã nảy sinh do việc gia tăng số học sinh hoặc do chế độ nghiêm ngặt của hệ thống giáo dục.

Trong số các vấn đề phát sinh, nghiêm trọng nhất có lẽ là vấn đề thi cử. Trong xã hội hậu Minh Trị, sự phân biệt giai cấp còn nặng nề hơn ngày nay rất nhiều, giáo dục được xem là con đường duy nhất dẫn đến cơ hội bình đẳng. Trong thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thái độ này đã gia tăng, tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt để giành được chỗ học trong các trường nổi tiếng. Khi đi xin việc làm, người ta thường có khuynh hướng chỉ đánh giá ứng viên xin việc qua cái mác trường đại học người đó đã tốt nghiệp. Nếu một ứng viên tốt nghiệp một trường đại học nổi tiếng với một thành tích chẳng mấy gì tốt đẹp cho lắm, người đó vẫn có thể dễ dàng xin việc hơn một sinh viên tốt nghiệp một trường đại học ít tiếng tăm, cho dù với một thành tích xuất sắc cỡ nào đi nữa. Chính vì vậy, để xin được việc làm tốt ở một hãng lớn, các phụ huynh phải lo cho con em mình vào học ở một trường trung học nổi tiếng. Cứ thế, sự cạnh tranh thi cử lan dần xuống tới tiểu học.

Tổng Quan Nền Giáo Dục Nhật Bản

Nhiều học sinh đã theo học tại các trường được gọi là trường dự bị hay trường luyện thi, hoặc theo học những giờ luyện thi do các giáo viên tư nhân dạy. Việc học thêm này được tiến hành sau hoặc ngoài giờ học chính khoá làm cho đa số các học sinh có rất ít thời gian để hoạt động vui chơi giải trí. Đây là một mô hình đặc trưng ở Nhật Bản hiện nay. Theo điều tra của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Kỹ thuật Nhật Bản thì có 37% học sinh tiểu học, 76% học sinh trung học cơ sở và 37% học sinh trung học phổ thông học tại các trường luyện thi.

Người Mẹ có vai trò quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ

Trong hệ thống giáo dục ở Nhật Bản, vai trò của gia đình, đặc biệt là người mẹ rất quan trọng đối với trẻ em. Thông thường, phụ nữ Nhật Bản có xu hướng trở thành các bà nội trợ chuyên nghiệp sau khi lập gia đình, trong đó dạy dỗ và chăm sóc con cái là một trong những nhiệm vụ chính. Trên cơ sở đó, kiểu giáo dục này đòi hỏi người mẹ phải có trình độ học vấn cao để có thể giúp con họ vượt qua được chương trình giáo dục khắc nghiệt ở đây. Vì vậy, với những người phụ nữ có trình độ học vấn cao, khi lấy chồng họ vẫn hoàn toàn có cơ hội để sử dụng tốt các kiến thức đã học để dạy dỗ con cái thay vì thuê gia sư.

Sơ đồ hệ thống trường học ở Nhật

Hệ thống trường học ở Nhật được chia làm 2 loại bao gồm: Trường chuyên tu và trường tổng hợp.

Trường tổng hợp có trường luyện thi, trường quốc tế, trường bảo trì xe hơi…

Trường chuyên tu thì được chia ra làm 3 loại: Khóa cao đẳng (đây là khóa dành cho những người đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở). KHóa chuyên môn (Dành cho những đối tượng đã tốt nghiệp trung học phổ thông, đại học hoặc đại học ngắn hạn). Khóa tổng quát (Không có quy định cụ thể).

Về khái niệm trường chuyên tu ở đây cụ thể như sau: Đối với trường chuyên tu có khóa cao đẳng thì được dọi là trường chuyên tu cao đẳng, trường chuyên tu có khóa chuyên môn thì được gọi là trường chuyên tu chuyên môn.

Chế độ giáo dục của Nhật Bản

Từ những năm 1994 Nhật Bản đã phê chuẩn về “Điều ước về quyền lợi của trẻ em” được đưa ra tại Liên hiệp quốc năm 1989. Nội dung của hiệp ước này nhằm bảo vệ quyền lợi được học hành của trẻ em. Cụ thể ở Nhật nếu phụ huynh của trẻ em là người nước ngoài thì phải có nghĩa vụ cho con rm được tiếp nhận giáo dục phổ thông, trẻ em có quyền được đi học đầy đủ.

Theo quy định chế độ giáo dục của Nhật sẽ chia thành 4 giai đoạn cơ bản

Giáo dục nghĩa vụ tại Nhật

Giáo dục nghĩa vụ ở đây được hiểu là toàn bộ trẻ em mang quốc tịch Nhật đều phải nhập học và tốt nghiệp từ cấp tiểu học và phổ thông cơ sở. Đây được xem như là nghĩa vụ đối với mọi công dân Nhật, còn đối với công dân nước ngoài từ 6 đến 15 tuổi đang sống ở Nhật nếu muốn cũng có thể vào học các trường tiểu học và phổ thông cơ sở địa phương với các chế độ và mức phí như người Nhật.

Phân loại trường học và các kỳ nghỉ

Tổng Quan Nền Giáo Dục Nhật Bản

Ở Nhật có 3 loại trường học đó là Trường quốc lập (do nhà nước quản lý), Trường công lập (do địa phương quản lý) và trương tư lập (do các tổ chức tư nhân quản lý). Trong đó đối với trường tiểu học và phổ thông cơ sở công lập thì học sinh sẽ được vào học theo quy định tại những trường trên địa bàn sinh sống, còn đối với trường tư lập thì học sinh phải thông qua thi tuyển mới có thể vào học.

Chế độ học tập và các kỳ nghỉ

Hầu hết các trường học tại Nhật đều có 3 học kỳ chính

Thời gian bắt đầu học là từ tháng 4 và kết thúc năm học vào tháng 3 năm sau. Giữa các học kỳ sẽ có những kỳ nghỉ cho học sinh thư giãn, nghỉ ngơi, cụ thể: nghỉ hè khoảng 40 ngày, nghỉ đông, nghỉ xuân khoảng 2 tuần. Tuy nhiên cũng có một số trường chia năm học thành 2 học kỳ, học kỳ 1 từ tháng 4 đến tháng 9 và học kỳ 2 từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau và có them kỳ nghỉ thu giữa 2 học kỳ với thời gian nghỉ từ 4 - 6 tuần

Du học sinh tại Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã tiếp nhận sinh nước ngoài, cho đến hiện tại con số này vẫn gia tăng không ngừng. Với xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa thì việc các sinh viên nước ngoài đến Nhật du học đang ngày một đông hơn, với nhiều chính sách cũng như các loại học bổng hấp dẫn từ chính phủ cho đến các trường hay các quỹ học bổng tư nhân thì sinh viên có thể lựa chọn các trường đại học hàng đầu tại các trung tâm đô thị lớn với những điều kiện học tập và sinh hoạt tối ưu nhất.

Tuy nhiên ở Nhật hiện tại cũng đang tồn tại không ít các trường đại học, cao đẳng có mục đích kinh tế là chủ yếu, những trường này tập trung thu hút và lôi kéo du học sinh quốc tế đến để bù đắp cho sự thiếu hụt về sinh viên bản địa. Những sinh viên lựa chọn các trường này cũng chủ yếu là để kiếm tiền, bởi sau khi có tư các lưu trú hợp pháp thì các sinh viên sẽ tập trung làm thêm kiếm tiền trả nợ cũng như dành dụm thật nhiều trước khi về nước tuy nhiên cái giá phải đánh đổi cũng khá đắt và nhiều rủi ro.

Tổng Quan Nền Giáo Dục Nhật Bản

Tổng Quan Nền Giáo Dục Nhật Bản

Tổng Quan Nền Giáo Dục Nhật Bản

CLICK NGAY để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ

Chat trực tiếp cùng Thanh Giang

Link facebook: https://www.facebook.com/thanhgiang.jsc

>>> Link Zalo: https://zalo.me/0964502233

>>> Link fanpage

Bài viết cùng chủ đề Dịch vụ - Du học Nhật Bản

Bài viết cùng chủ đề Kinh nghiệm - Du học Nhật Bản

Nguồn: https://duhoc.thanhgiang.com.vn

Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/giao-duc-nhat-ban-hien-nay-a9792.html