U nang buồng trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

U nang buồng trứng thường lành tính, không gây hại và có thể dần biến mất. Tuy nhiên, một số trường hợp u nang biến chứng thành ung thư buồng trứng rất nguy hiểm đe dọa sức khỏe và tính mạng nếu không được can thiệp và xử trí kịp thời, việc điều trị rất phức tạp và tốn kém. Do vậy việc khám phát hiện nang buồng trứng sớm là cần thiết.

U nang buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng là một trong những bệnh lý phụ khoa thường gặp ở phụ nữ, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi từ bé gái đến tuổi mãn kinh, từ người bình thường đến phụ nữ mang thai đều có thể bị u buồng trứng.Tỷ lệ u buồng trứng chiếm khoảng 5-10% trong cộng đồng dân số nữ.

Buồng trứng là cơ quan nội tiết của người phụ nữ, tạo ra trứng để gặp tinh trùng thụ thai. Bất kỳ tăng sinh nào ở buồng trứng sẽ tạo u buồng trứng. (1)

u nang buồn trứng là gì
U nang buồng trứng có thể là tổ chức mới xuất hiện hoặc sự tích tụ dịch bên trong buồng trứng

Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ sẽ mang ít nhất một u nang trong suốt cuộc đời. Bệnh chiếm khoảng 3,6% các bệnh lý phụ khoa, hầu hết các trường hợp này là u nang lành tính, không gây hại cũng như không có bất cứ triệu chứng nào.

Phân loại u nang buồng trứng

Dựa vào cấu tạo và tính chất của từng khối u, u nang buồng trứng phải được chia thành: u nang cơ năng và u nang thực thể.

U nang cơ năng

Đây là khối u được sinh ra do rối loạn hoạt động nội tiết của buồng trứng, về mặt giải phẫu bệnh tổ chức buồng trứng không thay đổi. Có 3 loại u nang cơ năng:

U nang thực thể

Ở những khối u này có biến đổi về tổ chức học buồng trứng, vì vậy có nguy cơ ung thư hóa. Các dạng u thực thể:

Nguyên nhân gây u nang buồng trứng

BS.CKI Hồ Thị Khánh Quyên, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ một số yếu tố làm tăng nguy cơ u nang buồng trứng như: (2)

Dấu hiệu nhận biết u nang buồng trứng

U nang buồng trứng đa số xuất hiện và diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng, hầu hết các trường hợp được phát hiện khi khám phụ khoa định kỳ hay khi siêu âm kiểm tra sức khỏe. Các triệu chứng sau có thể có khi u đã lớn:

đau bụng dưới
Đau bụng dưới là một trong những dấu hiệu u nang buồng trứng

U nang buồng trứng 2 bên có nguy hiểm không?

Thông thường, u nang buồng trứng trái, phải hoặc cả 2 bên là lành tính và có thể tự biến mất, không gây hại cho sức khỏe và tính mạng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp u nang tiến triển chậm và âm thầm kéo dài nhiều năm, chèn ép các cơ quan nội tạng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: (3)

Chẩn đoán u nang buồng trứng

Bác sĩ Hồ Thị Khánh Quyên cho biết, việc chẩn đoán u nang buồng trứng luôn kết hợp đồng thời kiểm tra lâm sàng và cận lâm sàng để có chẩn đoán chính xác nhất, tránh bỏ sót các dấu hiệu nhỏ ảnh hưởng đến kết quả.

Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ có thể khai thác một số thông tin của người bệnh làm cơ sở chẩn đoán như:

chẩn đoán lâm sàng
Kiểm tra triệu chứng đau ở vùng bụng dưới, vùng chậu

Chẩn đoán cận lâm sàng

Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng gồm:

Phương pháp điều trị

điều trị u nang buồn trứng
Tùy theo kích thước u nang và mong muốn sinh con của phụ nữ mà có chỉ định điều trị phù hợp

Bác sĩ Hồ Thị Khánh Quyên chia sẻ một số phương pháp mổ u nang buồng trứng hiện được áp dụng tại Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh gồm:

Phẫu thuật nội soi cắt

Đây là phương pháp được tin dùng hiện nay trong phẫu thuật điều trị u nang buồng trứng bởi ít gây đau và thời gian nằm viện ít, thời gian phục hồi nhanh.

Phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp:

Phẫu thuật mở bụng

Xem thêm: Phương pháp điều trị u nang buồng trứng

Phòng ngừa u nang buồng trứng

khám phụ khoa định kỳ
Khám phụ khoa định kỳ là cách phát hiện sớm những bất thường đe dọa sức khỏe nữ giới

Các câu hỏi thường gặp

U nang buồng trứng là bệnh lý phổ biến, lành tính nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Tổng hợp những thắc mắc, băn khoăn gửi về Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, các chuyên gia sản phụ khoa giải đáp cụ thể như sau:

1. U nang buồng trứng xảy ra ở độ tuổi nào?

Đây là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở nữ giới, có thể xảy ra ở mọi đối tượng và độ tuổi, từ bé gái trước dậy thì, phụ nữ mang thai đến phụ nữ mãn kinh… đều có nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt, u nang ở phụ nữ mang thai thường bắt đầu với kích thước nhỏ khoảng dưới 3 - 4cm, không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng nên gây nhầm lẫn, chủ quan không thăm khám.

2. U nang buồng trứng để lâu có sao không?

Bệnh này đặc trưng với khối u phát triển bất thường ở buồng trứng. Khối u này có thể là một tổ chức mới xuất hiện trên buồng trứng (hay còn gọi là tổ chức tân binh), hoặc có thể là sự tích tụ dịch tạo thành một nang chứa dịch ở buồng trứng. Có rất nhiều cách để phân loại khối u nang này như: theo kích thước, tính chất hoặc hình dạng nhìn thấy trên siêu âm… nhưng quan trọng nhất là cần xem xét u nang buồng trứng lành tính hay ác tính. Để phân biệt giữa u ác tính và lành tính, khối u sẽ được lấy ra khỏi cơ thể và tiến hành giải phẫu bệnh.

Quá trình diễn biến của một khối u có thể là không thay đổi kích thước (trường hợp này hiếm gặp); khối u biến mất (thường gặp ở khối u cơ năng); khối u to dần và kèm theo các biến chứng chèn ép như đau, bí tiểu, rối loạn tiểu tiện,…; khối u bị xoắn làm ngưng trệ tuần hoàn máu đến buồng trứng, lâu ngày dẫn đến thiếu máu nuôi gây hoại tử, vỡ u nang cần phải phẫu thuật ngay.

3. Có thai bị u nang buồng trứng phải làm sao?

Mức độ nguy hiểm của u nang buồng trứng khi mang thai sẽ phụ thuộc vào kích thước và phân loại của u nang. Tuy nhiên, khối u ban đầu có thể nhỏ và lành tính, nhưng có thể tăng dần kích thước trong suốt thai kỳ. Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, khối u có thể gây các biến chứng nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi như u chèn ép sự phát triển của thai nhi, u vỡ, u xoắn hoặc u chuyển ác tính…

U nang buồng trứng có thể đe dọa thiên chức làm mẹ, sức khỏe và tính mạng phụ nữ. Do đó, chuyên gia khuyến cáo chị em phụ nữ cần khám sức khỏe định kỳ và đến ngay cơ sở y tế uy tín khi có dấu hiệu bất thường để được xử trí kịp thời!

Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/bi-u-nang-buong-trung-nen-uong-thuoc-gi-a9453.html