Cây trầu bà lỗ mang vẻ ngoài ấn tượng, là một trong những loại cây cảnh trong nhà được sử dụng phổ biến hiện nay. Một lý do khiến nhiều người ưa chuộng cây trầu bà lỗ là khả năng sống trong bóng râm hoàn toàn, dễ thích nghi với nhiều điều kiện khác nhau, đặc biệt là những ngóc ngách ít ánh sáng như trong nhà. Cách trồng và chăm sóc trầu bà cửa sổ hút vận may cho gia chủ như thế nào? Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu kỹ qua bài viết sau!
Monstera Obliqua var. expilata là tên khoa học của trầu bà lá lỗ, là loài thực vật có hoa trong họ Ráy (Araceae). Năm 1845, bản mô tả khoa học đầu tiên về Trầu bà lá lỗ được công bố bởi Miq. Thoạt nhìn, nó có vẻ như bị sâu ăn lá. Đây cũng là lý do loài cây này được mệnh danh là Trầu bà lá lỗ. Ngoài ra, trầu bà lỗ còn có tên gọi khác là cây trầu bà lá rách; cây trầu bà cửa sổ hay cây trúc lưng rùa.
Nó được biết đến là một loại cây thân thảo mềm với nhiều nốt ngắn và là một loài bò lan. Phiến lá hình bầu dục, nhọn ở đầu, rộng khoảng 4 cm, dài từ 5 - 7 cm, màu xanh nhạt, trên lá có nhiều lỗ, không đều nhau.
Điều kiện chăm sóc trầu bà có ý nghĩa rất quan trọng và vô cùng cần thiết, vì vậy bạn nên tưới nước và bón phân cho cây thường xuyên với liều lượng thích hợp để cây phát triển đồng đều.
Trầu bà lỗ là một loại cây cũng giống như cây lưỡi hổ, có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, có khả năng khử các chất gây ung thư như formaldehydes và nhiều hợp chất dễ bay hơi khác. Là một loại cây trang trí, nó tạo ra khí oxy trong nhà, tạo ra một bầu không khí trong lành và dễ chịu.
Hơn nữa, trầu bà lỗ còn có nhiều ý nghĩa phong thủy cho người trồng, chúng thúc đẩy may mắn, vận khí tốt vào nhà, và mang lại nhiều thịnh vượng và giàu có. Là loại cây phong thủy tuyệt vời cho người mệnh Mộc và mệnh Hỏa.
Để cây trầu bà lá rách phát triển và khỏe mạnh nhất, bạn hãy làm theo các hướng dẫn dưới đầy để trồng cây trầu bà lỗ bằng đất đúng kỹ thuật nhé.
Chuẩn bị chậu trồng bằng gốm, sứ cứng cáp, đảm bảo có lỗ thoát nước cho cây. Một vài thanh tre, cọc gỗ, dây kẽm để cố định cho trầu bà leo dễ dàng,
Trầu bà lỗ phát triển tốt nhất ở đất tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm tốt, giàu dinh dưỡng. Bạn có thể dùng hỗn hợp đất, phân hoai mục và than củi ủ hoai lâu ngày để sử dụng.
Cây trầu bà cực kỳ dễ trồng và rất thích leo. Vì vậy, hãy thiết kế cho cây một cái cột hoặc một cái giàn để leo lên, và cây sẽ phát triển với những chiếc lá có lỗ rất đặc biệt. Hơn nữa, bạn có thể trồng trong chậu treo để chúng buông rũ xuống trông rất đẹp.
Cây trầu bà cửa sổ
Chậu trồng trầu bà lá rách thủy sinh thì đặc biệt phải chú ý là không được có lỗ thoát nước, bạn có thể dùng chậu gốm kín, hoặc chậu thủy tinh để dễ dàng quan sát rễ cây, tăng tính thẩm mỹ hơn.
Rửa sạch rễ cây trầu bà cửa sổ, sau đó đặt vào trong chậu hoặc bình chứa dung dịch trồng cây.
Giâm cành có thể dùng để nhân giống trầu bà lỗ. Đầu tiên, bạn cắt phần gốc cây chính từ 5cm đến 7cm, sau đó trồng vào chậu đất có trộn đất, tro trấu, xơ dừa. Mục đích là tạo ra một lượng dinh dưỡng vừa đủ để cây phát triển mạnh mẽ. Phun sương nhẹ cho đất để giữ ẩm và kích thích sự phát triển của rễ nhanh. Cần thời gian để cành giâm mọc rễ, vì vậy hãy kiên nhẫn giữ chúng trong môi trường ẩm và ấm. Sau đó cắm đầu đã cắt vào bầu đất khi rễ đã hình thành.
Để cây trầu bà cửa sổ không bị héo và chuyển sang màu vàng, bạn chỉ cần nhớ những cách chăm sóc cây trầu bà sau đây
Vì trầu bà lỗ là cây ưa bóng, ưa cường độ ánh sáng trung bình nên cây cần được trồng ở vị trí râm mát, có ánh sáng tự nhiên. Trồng trầu bà lá rách ngoài trời cần phải có mái che. Nếu không, cây sẽ chuyển sang màu vàng, cháy lá và cuối cùng dẫn đến chết cây.
Nếu bạn trồng trầu bà thủy sinh để bàn, tránh đặt gần cửa kính hoặc nơi có ánh nắng trực tiếp. Đem cây ra phơi nắng 1 lần/tuần khoảng 15 - 30 phút vào sáng sớm.
Trầu bà lỗ là cây ưa ẩm nên phải tưới nước thường xuyên, hoặc đặt ở vị trí thoáng mát, đất ít thoát hơi nước và không cần tưới nhiều nước. Tưới nước cho cây 2 lần/tuần nếu bạn nuôi cây trong nhà. Nếu bạn để nó ở bên ngoài, hãy tưới nước hàng ngày, nếu bạn không muốn tưới nước thường xuyên, hãy trồng Trầu bà vào giá thể giữ ẩm tốt.
Đối với cây trầu bà thủy sinh thì phải thay nước mỗi tuần một lần, lượng nước vừa đủ ngập 2/3 bộ rễ.
Cây sẽ phát triển tốt nhất nếu được đặt trong bầu đất làm từ than bùn. Than bùn có đặc tính giữ ẩm cho đất mà không bị úng nước. Chú ý đến độ pH của đất để cây phát triển nhanh, độ pH lý tưởng nằm trong khoảng từ 5,5 đến 7,0. Bón phân trùn quế định kỳ 2 - 3 tháng/lần để trầu bà cửa sổ phát triển tốt nhất.
Trầu bà lỗ thủy sinh không cần nhiều dinh dưỡng nên không cần sử dụng nhiều phân bón. Thỉnh thoảng có thể hòa tan một số loại phân bón lá rồi tưới cho cây.
Tuy trầu bà cửa sổ ít sâu bệnh nhưng thỉnh thoảng vẫn bị các bệnh thông thường như: ve, rệp, thối rễ,… Đồng thời, có thể sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng và thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc sinh học để phòng trừ. Để hạn chế sâu bệnh, hãy tỉa những lá vàng và thay nước thường xuyên.
Qua những chia sẻ trên, Đặng Gia Trang đã chia sẻ với bạn những thông tin về cách trồng và chăm sóc cây trầu bà lỗ để thu hút may mắn. Hãy bắt tay ngay vào việc trồng và tự chăm sóc loài cây này để trang trí cho ngôi nhà mình bạn nhé. Nếu có bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 để được giải đáp!
Sfarm.vn
*Xem thêm
Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/cay-trau-ba-lo-a9015.html