Đau họng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Đau họng có nguyên nhân phổ biến nhất do viêm họng. Đau họng cũng có thể do các nguyên nhân tiềm ẩn liên quan đến bệnh tật, chẳng hạn như ung thư vòm họng.

Đau họng là tình trạng thường gặp và đa phần là lành tính. Bất kỳ ai cũng sẽ bị đau họng vào một thời điểm nào đó. Đau họng do các nguyên nhân thông thường như cảm lạnh, nhiễm virus, vi khuẩn thường dễ điều trị và không nghiêm trọng. Tuy nhiên, đau họng do các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể như ung thư vùng hầu họng là một tình trạng nguy hiểm.

bị đau họng
Đau họng là tình trạng phổ biến, ai cũng sẽ mắc phải vào một thời điểm nào đó trong đời.

Đau họng là bệnh gì?

Đau họng là tình trạng cổ họng bị đau, rát và có thể kèm nhiều triệu chứng khác. Các triệu chứng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau họng. Có nhiều nguyên nhân gây đau họng nhưng phổ biến nhất là viêm họng do viêm amidan và viêm VA.

ThS.BS.CKI Nguyễn Thị Thục Như, khoa Tai Mũi Họng BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết, đau họng không phải là bệnh. Đây chỉ là triệu chứng của tình trạng viêm, nhiễm trùng đường hô hấp hoặc là triệu chứng của một số bệnh lý tiềm ẩn.

Các dạng đau họng thường gặp

Có nhiều kiểu đau họng, nhưng thường gặp nhất phải kể đến như:

Trong đó, đau rát cổ họng, đau họng ho khan, đau họng sốt, đau họng khàn tiếng, đau họng có đờm là triệu chứng phổ biến nhất. Đây thường là các tình trạng đau họng do viêm và nhiễm trùng đường hô hấp trên gây ra hoặc do trào ngược dạ dày thực quản. Đa phần các triệu chứng đau họng này thường không nghiêm trọng và có thể tự khỏi mà không cần điều trị.

Đau họng khu trú có hoặc không kèm đau đầu ít gặp hơn. Đó có thể là biểu hiện của các triệu chứng đau họng do các bệnh lý tiềm ẩn. Bệnh tuyến giáp, bệnh ung thư vòm họng, khối u vùng đầu cổ, ung thư hạch… có thể gây ra triệu chứng đau họng ở các dạng này.

Nguyên nhân bị đau họng

Có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng đau họng, có thể phân chia theo hai nhóm chính do viêm nhiễm hoặc bệnh lý. (2)

Các yếu tố viêm nhiễm bao gồm:

nguyên nhân đau họng
Liên cầu khuẩn nhóm A (Streptococcus) là một trong các nguyên nhân phổ biến gây đau họng

Các loại bệnh lý có thể gây đau họng:(3)

Triệu chứng đau họng

Tùy vào nguyên nhân gây đau họng, dấu hiệu đau họng có thể khác nhau.

Đau họng là một triệu chứng không đặc hiệu của nhiều loại bệnh lý trong đó có cả bệnh lành tính và ác tính. Nội soi vùng tai mũi họng góp phần tìm nguyên nhân gây bệnh và tầm soát các nguyên nhân nguy hiểm. Do đó, ThS.BS.CKI Nguyễn Thị Thục Như khuyến nghị, nếu sau hai tuần các triệu chứng không thuyên giảm, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám để bác sĩ kiểm tra và điều trị phù hợp.

Phương pháp chẩn đoán đau họng

Việc chẩn đoán nguyên nhân đau họng ban đầu thường được thực hiện bởi bác sĩ Tai Mũi Họng. Khám thực thể bao gồm soi và quan sát họng, sờ nắn hạch cổ, khai thác bệnh sử cá nhân và gia đình, xem họng có dấu hiệu viêm hay không.

Các phương pháp chẩn đoán có thể được sử dụng để tìm nguyên nhân như:

Cách trị đau họng

Tùy vào nguyên nhân gây đau họng, bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau.

1. Điều trị đau họng do viêm nhiễm: cảm cúm, viêm VA, viêm amidan, viêm xoang

Nếu đau họng do cảm cúm, viêm họng, viêm amidan, viêm VA, người bệnh có thể được điều trị bằng các thuốc kháng viêm, kháng sinh, giảm đau tùy theo tác nhân gây bệnh.

Nếu tình trạng viêm mạn tính, tái phát nhiều lần, có biến chứng, phẫu thuật cắt amidan và VA có thể được bác sĩ cân nhắc.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể cải thiện đau họng bằng các biện pháp hỗ trợ tại nhà như: chườm ấm, uống nước chanh và mật ong, uống siro ho, giữ vệ sinh họng miệng…(1)

2. Điều trị đau họng do ung thư vòm họng

Nếu đau họng do bệnh ung thư vòm họng, người bệnh cần tuân thủ điều trị ung thư vòm họng theo phác đồ của bác sĩ.

Bên cạnh đó, có thể áp dụng các phương pháp cải thiện chứng viêm đau họng như chườm ấm, sử dụng viên ngậm, thuốc giảm đau (theo chỉ định của bác sĩ). Người bệnh cần ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, tránh thức ăn khô cứng, cay, chua, đồ uống có cồn gây kích thích họng.

Ngoài ra, nếu đau họng là triệu chứng của các loại bệnh lý khác như bệnh viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi, các bệnh lý vùng đầu cổ… người bệnh cũng cần điều trị các bệnh lý gây ra đau họng. Đồng thời có thể kết hợp các phương pháp giảm triệu chứng đau họng như đã nêu ở phần trên.

Phòng ngừa đau họng

Để phòng ngừa bị đau họng, mỗi người cần phòng ngừa bệnh cảm cúm, viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm thanh quản, bệnh trào ngược axit dạ dày, ung thư vòm họng, bằng cách:

phòng ngừa đau họng
Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh cúm, Covid-19 và các bệnh đường hô hấp để giảm yếu tố nguy cơ gây đau họng.

Các câu hỏi thường gặp về đau họng?

1. Người bị đau họng nên ăn gì cho nhanh khỏi?

Nếu đau họng do viêm họng, cảm cúm thông thường, người bệnh nên ăn thức ăn mềm, ấm như cháo, súp. Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, đặc biệt là trái cây giàu vitamin C như họ cam để tăng cường sức đề kháng.

Nếu đau họng do các bệnh lý ung thư vòm họng, bệnh tuyến giáp, trào ngược dạ dày thực quản, việc ăn uống chỉ giúp cải thiện triệu chứng đau, dễ nuốt chứ không thể hết đau họng. Do đó, người bệnh cần điều trị các bệnh này theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, kết hợp với ăn uống thức ăn mềm, lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng sẽ tốt cho sức khỏe.

2. Bị đau họng nên uống gì?

Bị đau họng nên uống nhiều nước, nước ép trái cây, đặc biệt là trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi… để tăng cường sức đề kháng nếu không có tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

3. Đau họng có nguy hiểm không?

Đau họng do các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, virus, dị ứng, uống bia rượu, hút thuốc lá, nói nhiều… thường không nguy hiểm. Người bệnh có thể tự điều trị tại nhà và sau hai tuần bệnh có thể khỏi bệnh.

Tuy nhiên, đau họng do liên cầu khuẩn nhóm A (streptococcus), Covid-19 cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Biến chứng của Covid-19 về thần kinh, tiêu hóa, tim mạch, hô hấp… đã được ghi nhận. Biến chứng Covid-19 gây tử vong cho hàng triệu người trong hơn hai năm đại dịch (2019-2021).

Các biến chứng nguy hiểm của streptococcus như viêm cầu thận cấp, viêm khớp, máu nhiễm khuẩn, viêm phổi, viêm nội tâm mạc. Các tình trạng này không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

4. Đau họng có nên uống thuốc kháng sinh không?

Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị nhiễm trùng. Nếu đau họng do nhiễm trùng, người bệnh có thể được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, việc dùng kháng sinh cần theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc kháng sinh có thể được dùng bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch, tùy theo tình trạng nhiễm trùng.

5. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu các triệu chứng đau họng sau 2 tuần không cải thiện, đặc biệt đau họng kèm nổi hạch, ho ra máu, sụt cân không rõ nguyên nhân, thể trạng mệt mỏi, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị phù hợp.(4)

khám đau họng
Nếu các triệu chứng đau họng sau 2 tuần không cải thiện, người bệnh nên tới bệnh viện thăm khám chuyên khoa Tai Mũi Họng.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị đau họng và các bệnh lý Tai - Mũi - Họng tại Trung tâm Tai Mũi Họng, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể liên hệ:

Đau họng không phải là bệnh mà là một triệu chứng thường gặp khi bị viêm họng do bị cảm cúm, dị ứng, lạm dụng giọng nói, uống nước đá lạnh, uống rượu bia, hút thuốc lá. Tuy nhiên, đau họng cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bệnh lý tuyến giáp, bệnh lao phổi, ung thư vòm họng hoặc các loại ung thư đầu cổ. Do đó, nếu sau 2 tuần các triệu chứng đau họng không cải thiện, người bệnh nên thăm khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/an-vao-co-hong-thay-dau-a7584.html