Cây sả: Cây cỏ nhiệt đới chứa nhiều công dụng

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt: Sả

Tên khác: Sả chanh; cỏ sả; hương mao; lá sả

Tên khoa học: Cymbopogon flexuosus Stapf (Sả chanh), Cymbopogon winterianus Jowitt (Sả Java)

Đặc điểm tự nhiên

Sả Java

Sả Java là loài cây thân thảo sống lâu năm. Thường mọc thành bụi, nhiều nhánh, chiều cao trung bình từ 1 - 1,5m.

Thân thường có màu tím nhạt, lá màu xanh nhạt, dài, mép lá nhám, các bẹ lá thường có màu trắng và rộng. Lá sả Java thường được dùng để chiết xuất tinh dầu sả Java - Citronella nguyên chất có rất nhiều công dụng trong việc kháng khuẩn, giảm stress, giảm viêm, khử mùi hôi…

Chồi thường mọc lên từ nách lá, chồi non lớn lên tạo thành tép sả, nhiều tép sả tạo thành bụi sả. Hoa màu trắng nhỏ, mọc thành chùm.

Sả chanh

Sả chanh là một loại thảo mộc nhiệt đới có chiều dài từ 1-2 m, có thể phát triển tới 3m trong môi trường sống ưa thích của nó.

Thân cây sả chanh màu đỏ, lá và cành của loại cỏ này có tinh dầu, có tác dụng đuổi côn trùng. Lá của loại cỏ này phơi khô và cất giữ để làm trà, giúp chữa nhiều bệnh về dạ dày và giải cảm.

Thời điểm sinh trưởng mạnh nhất của sả là vào mùa hè ở nơi đất ẩm, giàu chất dinh dưỡng.

Mỗi cọng sả có nhiều lớp, mỗi lớp mọc quấn chặt lấy phần lõi của nó. Các lớp trên cùng dai và có màu xanh giống như lớp ngoài của vỏ sò. Khi bóc bỏ vỏ, bạn sẽ thấy phần lõi bên trong màu trắng quen thuộc của thân cây sả, là nơi tốt nhất để nấu ăn.

cây sả 1

Phân biệt sả chanh và sả Java

Phân bố, thu hái, chế biến

Phân bố

Sả java là một loại cỏ lâu năm mọc thành cụm có nguồn gốc từ các nước châu Á nhiệt đới như Sri Lanka, Indonesia, Miến Điện và Ấn Độ.

Cây sả chanh có khoảng 45 loài bản địa của vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới của Úc, Châu Phi và Châu Á. Ấn Độ là nước sản xuất sả lớn nhất. Thân của cây sả được sử dụng như một loại thảo mộc ẩm thực, đặc biệt là trong ẩm thực Đông Nam Á.

Thu hái

Có thể thu hoạch sả bất cứ lúc nào khi thân cây có đường kính 1,3 cm. Thu hoạch thân cây bằng cách cắt chúng ở mặt đất bằng một con dao sắc, hoặc bằng cách uốn cong và xoắn cuống.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận dùng: Thân và lá.

Chế biến: Dùng tươi nên chỉ cần hái về rửa sạch và dùng.

Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/cay-xa-a7344.html