Hệ thống giáo dục Nhật Bản gồm những bậc học nào? Có điểm gì đặc biệt? Có giống với Việt Nam hay không? Hãy cùng Thanh Giang tìm hiểu qua những thông tin dưới đây để có cái nhìn tổng quan hơn về giáo dục Nhật Bản nhé!
Cũng giống với giáo dục Việt Nam, hệ thống giáo dục ở Nhật Bản cũng được chia thành các cấp học chính như mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học. Tuy nhiên thời gian học thì có khác hơn một chút.
Trong đó, chương trình giáo dục trung học phổ thông ở các trường học tại Nhật Bản là chương trình không bắt buộc. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, tỷ lệ học cấp III của Nhật đã đạt tỷ lệ gần 100%. Và mục tiêu của chính phủ Nhật đến năm 2020 sẽ phổ cập giáo dục bậc Trung học phổ thông.
Những chương trình đào tạo Trung cấp - Cao đẳng - Đại học tại Nhật không có quá nhiều điểm khác biệt so với Việt Nam. Cụ thể sau trung học phổ thông, học sinh Nhật Bản có thể học tại các cơ sở giáo dục như: Trường kỹ thuật chuyên nghiệp, Trường dạy nghề (Khóa chuyên môn Trường dạy nghề), trường Cao đẳng, Đại học. Cụ thể:
Hệ thống giáo dục Nhật Bản có 3 loại trường học chủ yếu đó là: trường quốc lập, trường công lập và trường tư lập. Bên cạnh đó, hệ thống trường học tại Nhật Bản còn có thêm hệ thống trường Nhật ngữ (trường tiếng) vô cùng quen thuộc với du học sinh nước ngoài. Dưới đây là thông tin chi tiết:
Trường quốc lập là trường học do nhà nước thành lập và được nhà nước hỗ trợ một phần chi phí học. Do đó, trường quốc lập là hệ thống trường có học phí rẻ nhất trong tất cả các hệ thống trường. Gần như mỗi tỉnh của Nhật sẽ chỉ có 1 trường quốc lập ở mỗi cấp. Số lượng học sinh trong trường quốc lập thường khá đông và chủ yếu là học sinh Nhật.
Vì số lượng trường quốc lập hạn chế nên để được học trong trường quốc lập là một điều vô cùng khó không chỉ đối với du học sinh quốc tế mà ngay cả đối với học sinh tại Nhật.
Một số trường quốc lập Nhật bản nổi tiếng như:
Trường công lập là những trường thuộc quản lý của Nhà nước. Mỗi quận/huyện sẽ được đặt 01 trường công lập. Sau trường quốc lập thì trường công lập là hệ thống trường có chi phí thấp và cơ sở vật chất tốt.
Hệ thống trường công lập tại Nhật cũng là một trong những hệ thống trường rất khó trúng tuyển; ngay cả đối với học sinh tại Nhật.
Một số trường công lập Nhật bản nổi tiếng như:
Trường tư lập là những trường do các cá nhân - tổ chức - nhà đầu tư tại địa phương lập nên. Khác với trường quốc lập, trường tư lập tại Nhật Bản không tuyển sinh quá nhiều. Mỗi lớp học tại trường tư lập chỉ vào khoảng 10 - 15 học sinh. Vì vậy chi phí học tại trường tư lập chênh lệch khá nhiều so với trường quốc lập và công lập.
Trong hệ thống trường học tại Nhật Bản, trường tư lập là hệ thống trường có số lượng nhiều và phổ biến nhất. Vì thế, số lượng học sinh học trường tư lập ở các cấp cũng chiếm tỷ lệ nhiều nhất.
Top 5 trường đại học tư lập hàng đầu Nhật Bản
Trường tiếng hay còn được gọi là trường Nhật ngữ là hệ thống trường được lập ra với mục đích dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài đang sinh sống tại Nhật. Khi đi du học Nhật Bản, thông thường bạn sẽ học tiếng ở các trường Nhật ngữ trong khoảng 1 năm 6 tháng đến 2 năm tuy vào kỳ nhập học.
Không chỉ cung cấp môi trường học tiếng Nhật bài bản, trường Nhật ngữ còn cung cấp các khóa học ôn luyện cho kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT); kỳ thi Đại học (EJU) dành cho du học sinh quốc tế.
Nhật Bản là một trong những quốc gia có có tỷ lệ người mù chữ bằng 0 và 72.5% người dân đã học qua Đại học hoặc Cao đẳng. Con số này ngang hàng với Mỹ, là cơ sở để nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Người dân Nhật Bản được biết đến vì thái độ lịch thiệp, tuổi thọ cao, kiến thức sâu rộng và ý thức sống tốt. Tất cả những câu chuyện về người Nhật Bản được kể lại đều là những bài học trân quý mà cộng đồng thế giới học tập.
Để đạt được những thành tích lớn lao như vậy, chắc hẳn xứ sở hoa anh đào đã phải đầu tư và có những phương pháp trồng người khác biệt. Vậy sự khác biệt đó là gì?
Tất cả hệ thống giáo dục tiểu học của Nhật Bản học sinh đều không phải thi cho tới khi 10 tuổi (lớp 4). Họ cho rằng, 3 năm đầu cấp 1 chính là thời điểm để các con rèn luyện nhân cách, nhà trường tập trung đào tạo và xây dựng những đức tính tốt theo hướng toàn diện. Trẻ em sẽ được học cách tôn trọng người khác, thật thà, yêu thiên nhiên đặc biệt là tinh thần đoàn kết, biết cảm thông và chia sẻ…
Các trường học tại Nhật đều không thuê lao công, mà học sinh phải tự mình thay phiên nhau dọn dẹp từ phòng học, hành lang, sân trường, nhà ăn thậm chí là cả toilet… Đây là việc làm được cho là cần thiết, giúp tăng cường khả năng làm việc nhóm đồng thời tự mình nhìn nhận, tôn trọng mọi tính chất công việc.
Sức khỏe cũng là một trong những yếu tố được Chính phủ Nhật Bản trú trọng, các bữa ăn phải tuân theo những quy chuẩn về dinh dưỡng từ các chuyên gia. Học sinh và giáo viên được ăn chung với nhau, tăng cường khả năng gắn kết giữa các thành viên.
Shodo gắn liền với hình ảnh cây bút cắm trong nghiên mực và viết lên giấy gạo, đây được coi là một môn nghệ thuật phổ biến mang tính chất truyền thống. Trẻ em Nhật Bản nhất định phải được học điều này, mục đích thể hiện sự tôn trọng văn hóa và truyền thống lâu đời của Đất nước mình.
Học sinh bắt buộc phải mặc đồng phục tới trường trong tất cả các ngày trong tuần, trang phục truyền thống thường là kiểu áo quân đội cho nam và thủy thủ cho nữ. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng đây lại là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao tính cộng đồng và loại bỏ được rào cản tầng lớp trong xã hội.
Ai trong số chúng ta chắc cũng đôi lần trốn học. Tuy nhiên, ở Nhật Bản học sinh lại được đào tạo khá khắt khe về mặt đạo đức, học sinh không bao giờ bỏ học hay đi muộn, sống có trách nhiệm và không làm ảnh hưởng tới những người xung quanh.
Cũng như Việt Nam, thì tại Nhật Bản, sau khi kết thúc trung học, các bạn học sinh phải tham gia vào một kỳ thi để lựa chọn vào trường mà các em mong muốn. Tỷ lệ cạnh tranh nhau để vào các trường điểm khá cao cho nên áp lực trước kỳ thi là rất lớn.
Mỗi một năm học, sinh viên Nhật Bản phải trải qua nhưng 4 kỳ thi. Sau mỗi kỳ thi như vậy, các em đều được nghỉ một khoảng thời gian khá dài nên đối với du học sinh Nhật Bản có thể tranh thủ cơ hội này để đi làm phụ giúp gia đình nhé.
Trên đây là những thông tin về hệ thống giáo dục Nhật Bản. Hy vọng những chia sẻ của Thanh Giang sẽ mang đến những thông tin hữu ích dành cho những bạn đang tìm hiểu về nền giáo dục của xứ Phù Tang cũng như tìm hiểu về sự khác nhau giữa hệ thống giáo dục Việt Nam và Nhật Bản. Nếu cần được hỗ trợ thêm thông tin, bạn hãy để lại comment trong bài post này để được Du học Thanh Giang hỗ trợ nhé!
CLICK NGAY để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ
Chat trực tiếp cùng Thanh Giang
Link facebook: https://www.facebook.com/thanhgiang.jsc
>>> Link Zalo: https://zalo.me/0964502233
>>> Link fanpage
Bài viết cùng chủ đề Dịch vụ - Du học Nhật Bản
Bài viết cùng chủ đề Kinh nghiệm - Du học Nhật Bản
Nguồn: https://duhoc.thanhgiang.com.vn
Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/truong-hoc-o-nhat-a7271.html