1. Nguồn gốc
Cây chà là có tên tiếng Anh là Date palm, tên khoa học là Phoenix Dactylifera, thuộc họ Cau (Arecaceae). Đây là loài cây có nguồn gốc từ Bắc Phi lan dần về châu Á, sau này được trồng và phát triển rộng rãi tại Hy Lạp và các nước thuộc châu Âu. Tại các nước Trung Đông, cây chà là được trồng ở ốc đảo và sa mạc để lấy bóng mát giữ nước và quả làm thức ăn. Ngày nay, mặt hàng chà là đã phổ biến trên khắp thế giới, chủ yếu là quả chà là nhập khẩu.
Hình ảnh cây chà là
2. Đặc điểm
- Cây chà là có dạng thân sơ cột, có chiều cao trung bình từ 3-6m cho đến 20-30m tùy thuộc vào mục đích được trồng để làm cảnh hay để lấy trái. Vỏ cây màu xám bạc, mập xù xì, có nhiều vết sẹo do cuống lá rụng để lại. Thân mọc thẳng đứng, khá cứng cáp và dẻo dai, nhìn hơi giống cây dừa.
- Lá chà là nhìn giống lá cây cọ hay lá dừa, mọc tập trung ở phần đỉnh, hình cong, phần cuống lá có gai dài màu vàng ở gốc, dài khoảng 3-6m, có dạng lá kép như lông chim. Lá phụ dạng dài mảnh, đầu nhọn cứng, có màu xanh, có nhiều cọng tỏa ra dài khoảng 30cm, rộng 2cm.
- Hoa chà là là loài đơn tính, không thể tự thụ phấn mà nhờ cậy yếu tố gió và côn trùng. Hoa gồm 4 cánh nhỏ và nhọn, có màu kem và nâu trộn lẫn, mọc thành từng cụm dài trên 15cm và buông rủ xuống. Rất hiếm khi nhìn thấy được chúng ra hoa.
- Quả chà là có dạng hạch cứng, kích thước nhỏ, vỏ màu xanh khi còn non và chuyển màu nâu đỏ khi đã chín. Quả có chứa hạt, dáng trụ hay bầu dục, đường kính khoảng 2-3cm, dài 3-7cm, bên trong mang một lớp bột trái cây dày có vị ngọt và giàu dinh dưỡng.
- Cây chà là có sức sống mãnh liệt, chịu hạn tốt, tốc độ sinh trưởng chậm, dễ trồng dễ chăm sóc nên ngoài trồng làm thực phẩm, cây còn được trồng làm cảnh cũng rất đẹp.
Đây là một trong số những cây trồng có giá trị kinh tế cao.
1. Cây chà là ăn trái
Cây chà là ăn trái có tên khoa học chung là Phoenix dactylifera palm hoặc Date palm. Hiện tại, đây là giống cây được ưa chuộng nhất ở Việt Nam. Ngoài công dụng thu hoạch quả, cây còn có thể trồng trong khu nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái. Giống cây này còn chia làm nhiều loại khác nhau, tùy từng loại mà kích thước quả và mùi vị khác nhau, phụ thuộc nguồn gốc của chúng như:
- Cây chà là Ấn Độ: Khi chín kỹ, quả chà là chuyển từ màu đỏ sang đen gần giống với chà là khô, đồng thời có hương vị chát đan xen ngọt đậm rất gây nghiện. Đây là loại quả nhập khẩu có giá cả cao nhất trong thị trường chà là.
- Cây chà là Dubai: Được xem là biểu tượng đặc trưng của Dubai, cây chà là còn được người dân địa phương gọi là bánh mì của sa mạc và trồng khắp nơi trên quốc gia này. Sản lượng khai thác chà là lên đến hàng trăm ngàn tấn/năm và được dùng để xuất khẩu đến rất nhiều quốc gia trên thế giới.
- Cây chà là Trung Đông: Hay còn gọi là cây chà là Israel có hình dáng đẹp và tuổi thọ rất cao. Tuy tốc độ phát triển khá chậm nhưng chúng có thể thích nghi ở nhiều môi trường khô cằn khác nhau nên thường được dùng để làm cảnh cho các khu đô thị. Bên cạnh đó, vì cây cũng rất sai quả nên hiện cũng được trồng để lấy quả ở nước ta.
2. Cây chà là cảnh
Cây chà là cảnh có tên khoa học chung là Phoenix Canariensis palm. Khác với cây chà là ăn trái thì cây chà là cảnh đa phần được trồng ở các công trình, khuôn viên cây xanh, đường phố, khu nghỉ dưỡng. Loại này có lợi thế cây đẹp, phát triển nhanh nhưng quả cho thịt (nhân quả) mỏng, có vị nhạt hơn.
3. Cây chà là rừng
Cây chà là rừng có tên khoa học chung là Phoenix roebelenii palm. Loài này ít phổ biến ở nước ta, mọc thành từng bụi nhỏ rất đẹp, được trồng trong khuôn viên công trình hoặc nhà phố nhưng không phổ biến như chà là cảnh.
1. Dùng để làm cảnh
Cây chà là sở hữu chiều cao đa dạng cùng vẻ ngoài thanh tao, tinh tế nên thường được dùng để làm cảnh trong nhiều khu vườn, khuôn viên, từ đó giúp không gian trồng xung quanh sẽ trở nên sinh động, tươi tắn và nhiều sức sống hơn.
2. Dùng làm thực phẩm
Một trong những công dụng đặc trưng nhất của cây chà là đó là dùng để ăn quả. Quả chà chứa nhiều vitamin C, khi còn tươi hay đã qua sấy khô đều mang hương vị ngọt thanh, ngon miệng, có thể bảo quản rất lâu lâu (từ 2 tuần đến gần một năm) nên rất được ưa chuộng tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác.
Bên cạnh đó, ở nhiều nơi trên thế giới, quả chà là còn được dùng để sản xuất đường hoặc có thể sử dụng hoa và hạt chà là để làm thực phẩm với nhiều cách chế biến độc đáo.
3. Tác dụng với sức khỏe
- Trong quả chà là có thể tìm thấy lượng nhỏ vitamin C, B1 B2, axit nicotinic, vitamin K. Đây đều là nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể:
+ Vitamin A và E giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa lão hóa trên da, khiến bạn trở nên trẻ trung hơn.
+ Sắt và vitamin C cần cho sự sản sinh hồng cầu và tái tạo tế bào máu nên quả chà là được xem là loại thực phẩm có lợi đối với người mắc bệnh thiếu máu.
- Trong thành phần của quả chà là có chứa hàm lượng nhất định glucose và fructose giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, phục vụ cho quá trình chuyển hóa các chất. Ngoài ra, nó còn chứa hàm lượng tannin khá cao nên thường được dùng để chữa trị một số các vấn đề sức khỏe về đường ruột như viêm ruột, tiêu chảy,...
- Siro tinh chế từ quả chà là còn có thể chữa trị khá hiệu quả những bệnh như cảm lạnh, đau họng, viêm phế quản,...
- Chà là cũng là một nguồn cung cấp chất xơ, carotene và gốc phenol là các chất chống oxy hóa. Chúng có khả năng làm giảm các cholesterol xấu (LDL cholesterol) ra khỏi động mạch và từ đó bảo vệ sức khỏe tim mạch của bạn một cách hiệu quả.
- Chà là có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa có thể giúp giảm viêm và kiểm soát các cơn đau ở các khớp. Ngoài ra, lượng canxi, kali, magie trong chà là làm cho xương chắc khỏe và giúp ngăn ngừa loãng xương.
4. Tác dụng khác
Bên cạnh những thành phần đã kể trên, mỗi bộ phận khác nhau của cây chà là còn sẽ được dùng với nhiều mục đích khác nhau:
- Hạt chà là được dùng để điều chế mỹ phẩm, xà phòng, làm thức ăn cho động vật hoặc tinh chế hóa chất axit oxalic trong ngành hóa học,...
- Lá chà là thường được dùng để đan giỏ, quạt và chiếu vì có hình dạng lông chim và kích thước khá lớn.
- Sợi gỗ cây chà là có thể làm nguyên liệu cho việc chế tạo vải thô, dây thừng.
- Gỗ chà là được sử dụng trong nhiều công trình xây dựng cầu cống và làm nhiên liệu đốt do tính chất nhẹ, bền.
1. Loại đất trồng
Cây chà là có thể phát triển được trên nhiều điều kiện đất khác nhau, kể cả đó là loại đất nghèo dinh dưỡng đi chăng nữa. Đặc biệt, loài cây này có khả năng chịu hạn mặn tốt cho nên có thể sinh tồn được trên đất ngập mặn có độ mặn cao.
2. Phương pháp trồng
Hiện nay người ta thường sử dụng hai phương pháp chính để trồng cây chà là, đó là phương pháp trồng bằng hạt hoặc nuôi cấy mô. Tuy nhiên, phương pháp trồng bằng hạt giống được sử dụng rộng rãi hơn do đơn giản, dễ thực hiện.
3. Kỹ thuật trồng cây chà là bằng hạt giống
- Ngâm hạt giống: Đem tất cả hạt giống vào ngâm trong chậu nước, loại bỏ những hạt nào nổi lên trên vì chúng sẽ không thể lên mầm. Ngâm liên tục trong một tuần và thay nước mỗi ngày một lần trước khi bắt đầu công đoạn kế tiếp.
- Ủ hạt: Vớt hết hạt giống sau khi ngâm, sau đó ủ chúng trong một cái khăn đã được làm ẩm với nước ấm khoảng 30-40 độ C. Gói lại một cách nhẹ nhàng rồi cho khăn bọc hạt giống vào trong túi nilon rồi buộc chặt lại. Ủ trong vòng 2-3 tuần, lưu ý thường xuyên thay khăn sau vài ngày.
- Trồng cây non: Những hạt giống sau khi kết thúc thời gian ủ sẽ bắt đầu nảy mầm. Khi này bạn có thể đặt hạt giống vào trong chậu cây đã chuẩn bị sẵn đất trồng. Thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho đất và cho hạt giống.
- Tách chậu: Chăm sóc cho cây non khoảng 3-4 tuần là cây đã cứng cáp hơn, lúc này cây đã ra lá và sinh trưởng nhanh hơn, bạn cần tách cây non ra khỏi chậu và trồng ở ngoài vườn để cây có thể phát triển tốt hơn.
4. Kỹ thuật trồng cây chà là bằng cây non
- Đào hố trồng: Đối với cây non, khoảng cách phù hợp giữa các hố trồng cây nên từ 4-6m trở lên để không gây cản trở đến sự phát triển của mỗi cây. Hãy tiến hành đào các hố có kích thước 30x30x30 để đặt cây non vào trong.
- Bón phân cho đất: Trước khi đặt cây non vào trồng trong hố, bạn cần bón phân vi sinh vào đất để khi trồng sẽ giúp cây chà là bén rễ nhanh và phát triển tốt. Sau khi trồng cây trong hố thì phải thường xuyên tưới nước để cây nhanh mọc lớn hơn.
1. Điều kiện ánh sáng
Cây chà là rất cần có ánh sáng để phát triển, chúng có khả năng chịu được cường độ ánh sáng mạnh, cho nên bạn hãy trồng cây tại những nơi có nhiều ánh sáng nhất có thể. Như vậy sẽ giúp cây tạo quả nhanh và nhiều hơn.
2. Tưới nước
Cây chà là có thể sống được khá tốt trong điều kiện khô hạn nhiều ngày, tuy nhiên chúng vẫn cần được tưới nước nếu như bạn muốn năng suất quả mọc được nhiều. Với những loại cây cao lớn, tưới nước thường xuyên nhất là vào mùa hạn, còn với những loại cây nhỏ hơn thì có thể tưới giãn cách định kỳ.
3. Bón phân định kỳ
Hãy tiến hành bón thúc hàng tháng phân vi sinh hoặc phân NPK ngay từ khi còn non và trong giai đoạn phát triển tốt nhất. Ngoài ra nên bón lót cho cây khi cây đang trong giai đoạn ra hoa và tạo quả để tăng thêm năng suất sinh trưởng.
4. Dọn cỏ, cắt tỉa
Hãy thường xuyên dọn dẹp xung quanh khu vực trồng cây chà là của bạn. Loại bỏ hết những cỏ dại hoặc những loại thực vật khác đang mọc cạnh cây của bạn nhằm đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho cây có thể phát triển tốt. Ngoài ra, bạn cũng cần cắt bỏ những lá già để kích thích những lá non phát triển mới.
Nhìn chung, cây chà là là loài cây khá dễ trồng và sinh trưởng, lại ít gặp sâu bệnh. Nếu như được chăm sóc trong điều kiện tốt nhất, sau khoảng 2 năm kể từ khi bắt đầu trồng cây non là cây đã có thể cho ra trái, từ đó hàng năm cây sẽ đều đặn cho trái, mỗi đợt ra trái sẽ kéo dài khoảng 1-2 tháng cho đến khi hết mùa vụ. Đối với trồng bằng hạt giống, phải mất từ 4-6 năm kể từ khi bắt đầu trồng thì cây mới cho ra trái.
Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/cay-cha-la-a6529.html