Lạng Sơn là điểm đến du lịch thu hút đông đảo người dân ở khắp cả nước không chỉ bởi quang cảnh hữu tình mà còn bởi các lễ hội Lạng Sơn vô cùng đắc sắc. Bạn đã từng nghe đến lễ hội rước của quý, lệ hội Lồng Tồng hay lễ hội Tả Phủ ở Lạng Sơn chưa? Hãy cùng Sforum tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Lễ hội Lạng Sơn Lồng Tồng là một sự kiện truyền thống diễn ra sau kỳ Tết Nguyên Đán. Lễ hội bắt đầu từ ngày mùng 4 đến 30 tại Lạng Sơn. Người dân nơi đây tổ chức lễ hội này với hy vọng về một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, gia súc gia cầm đầy chuồng, và cuộc sống làng quê bình an, khỏe mạnh.
Điểm nổi bật của Lễ hội Lồng Tồng là các nghi thức cúng tế trang nghiêm. Nó thể hiện lòng biết ơn và sự kính trọng đối với thần linh và tự nhiên. Các vị chức sắc và thầy cúng trong làng cẩn thận chuẩn bị lễ vật và tiến hành nghi lễ cầu cúng, thể hiện lòng thành và ước vọng của cả cộng đồng. Ngoài phần nghi lễ, lễ hội Lạng Sơn Lồng Tồng này còn có các hoạt động văn hóa dân gian qua các điệu múa và tiết mục văn nghệ đặc sắc. Có thể kể đến như hát Sli, Then, dân ca,...
Lễ hội Lạng Sơn “rước của quý” hay còn gọi là lễ hội Ná Nhèm diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng Âm lịch hàng năm ở vùng đất màu mỡ này. Đây là dịp để người dân tưởng nhớ đến Thành Hoàng, người đã có công chống kẻ thù giữ làng, giữ đất. Trong lễ hội, người tham gia sẽ bôi nhọ lên mặt để tái hiện hình ảnh của giặc “Sấc Tài Ngàn” khi xưa.
Ngoài ra, điểm thú vị ở lễ hội Lạng Sơn "rước của quý" này là các nghi thức rước kiệu. Trong đó, người ta cung tiến lễ vật đặc biệt. Bao gồm “tàng thinh” và “mặt nguyệt” để cầu mong sự phát triển của dòng tộc. Hay còn được hiểu là sinh được nhiều con cháu. Bên cạnh nghi lễ, lễ hội còn là dịp để người dân thể hiện các hoạt động truyền thống. Có thể kể đến như trò chơi dân gian và màn diễn của người Tày.
Khi tham gia lễ hội, để ghi lại những khung cảnh đẹp nhất, bạn nên chuẩn bị chiếc máy ảnh chất lượng. Bạn có thể tham khảo một số mẫu máy ảnh đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS sau đây:
Vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm, tại chùa Tam Thanh ở phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, có một lễ hội truyền thống đặc sắc được tổ chức và thu hút hàng nghìn người tham gia. Lễ hội Lạng Sơn này có nghi lễ rước kiệu và bài vị danh nhân Ngô Thì Sĩ. Dọc theo đường rước kiệu, người dân hai bên đường trang hoàng và chuẩn bị lễ vật để nghênh đón đoàn rước.
Khi đến chùa Tam Thanh, sẽ có tiếng trống vang dội, màn múa sư tử và rồng điêu luyện. Tất cả tạo nên một bầu không khí lễ hội sôi động và náo nhiệt. Bên cạnh đó, người dân và du khách thập phương cùng nhau tham gia dâng hương. Họ cầu nguyện và thưởng ngoạn cảnh đẹp của động Tam Thanh. Lễ hội Lạng Sơn tại Chùa Tam Thanh là điểm nhấn văn hóa tâm linh không thể bỏ lỡ.
Lễ hội tại chùa Bắc Nga được tổ chức hàng năm vào ngày 15 tháng Giêng. Đây là dịp để người dân và du khách tham gia du xuân và cầu tài cầu lộc. Cũng như cầu nguyện cho một năm mới an lành và hạnh phúc. Điểm nổi bật của lễ hội Lạng Sơn này là những nghi thức cúng tế trang trọng diễn ra bên trong chùa, với mong muốn mời Tiên, mời Phật về phù hộ cho dân chúng.
Phần hội của lễ hội Chùa Bắc Nga mang đến sắc màu văn hóa đa dạng. Màn múa sư tử sôi động và những buổi hát giao duyên trên các triền đồi thu hút hàng nghìn người tham gia. Các điểm độc đáo khác ở lễ hội Lạng Sơn này là cách thưởng thức ẩm thực. Du khách và người dân địa phương thường tập trung thành từng nhóm trên các sườn đồi hay bãi sông để thưởng thức lợn quay cùng các đặc sản ẩm thực khác.
Lễ hội đền Vua Lê diễn ra hàng năm vào ngày 23 tháng Giêng tại xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn. Đây là dịp để người dân tưởng nhớ và tri ân những bậc danh nhân, anh hùng dân tộc và giáo dục thế hệ trẻ về những giá trị lịch sử oai hùng của dân tộc. Lễ hội Lạng Sơn này bắt đầu lễ khai mạc rộn ràng với màn múa sư tử thể hiện tinh thần thượng võ.
Tiếp theo là chương trình văn nghệ với những màn hát, múa mang đậm bản sắc dân tộc. Có thể kể đến như tiết mục hát then, đàn tính,… Sau tiếng trống khai hội, người dân cùng du khách thập phương nô nức vào đền dâng hương, cầu nguyện cho quốc thái dân an, nhân khang vật thịnh và cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lễ hội Lạng Sơn tại Đền Vua Lê hội tụ cả yếu tố tâm linh và hoạt động nghệ thuật độc đáo.
Lễ hội Lạng Sơn Kỳ Cùng - Tả Phủ diễn ra từ ngày 22 đến 27 tháng Giêng hằng năm. Đây là một sự kiện văn hóa đặc sắc mang ý nghĩa lịch sử. Đồng thời, là dịp để người dân tưởng nhớ Tuần Tranh - một vị quan có công lớn dẹp giặc. Bên cạnh đó, người dân sẽ thực hiện nghi lễ cầu cúng, hy vọng một năm mới đầy may mắn, no đủ và hạnh phúc.
Ngoài các nghi lễ tâm linh, lễ hội Lạng Sơn Tả Phủ này còn là dịp để thể hiện sự đa dạng và phong phú của văn hóa dân gian ở xứ Lạng. Người dân tham gia các hoạt động vui chơi, ca hát, và nhiều trò chơi, trò diễn đặc sắc. Điều này thể hiện sự gắn kết và niềm tự hào văn hóa của cộng đồng. Đây cũng là cơ hội để các dân tộc ở Lạng Sơn gặp gỡ, giao lưu trong ngày đầu năm.
Phài Lừa cũng là một trong các lễ hội Lạng Sơn nổi tiếng ở nơi đây. Nó được tổ chức 3 năm một lần vào ngày 4/4 của năm nhuận. Đây là lễ hội để người dân tưởng nhớ và kỷ niệm truyền thuyết sông nước lâu đời. Qua đó, thể hiện tinh thần đoàn kết của cộng đồng. Nghi thức của lễ hội diễn ra tại đình Ông và đình Bà với sự trang nghiêm và kính cẩn.
Phần hội sau đó là màn trình diễn sức mạnh của các trai làng qua những cuộc thi tài năng. Có thể kể đến như bắt vịt, đua bè thuyền,… Bên cạnh đó, lễ hội Lạng Sơn Phài Lừa còn là dịp để du khách thưởng thức những làn điệu sli, lượn đặc trưng của dân tộc Tày-Nùng. Đây là một phần quan trọng trong di sản văn hóa âm nhạc của vùng Lạng Sơn.
Lễ hội Lạng Sơn ở chùa Tiên là một trong các sự kiện văn hóa độc đáo diễn ra hàng năm vào ngày 18 tháng Giêng Âm lịch. Lễ hội này không chỉ là dịp để cầu tài, cầu lộc cho năm mới. Mà nó còn là thời điểm lý tưởng cho những chuyến du xuân, vãng cảnh. Phần lễ của lễ hội bao gồm các nghi thức thờ Phật, khai hội và lễ tế. Tất cả đều diễn ra trong không khí trang nghiêm và tôn kính.
Khi tham gia lễ hội Lạng Sơn, bạn sẽ được hội tụ cùng các đồng bào dân tộc ở đây. Họ cùng nhau tham gia các trò chơi dân gian và diễn xướng như hát sli, đánh cờ người,… Điều này tạo nên không khí sôi động trong ngày xuân năm mới.
Khi nhắc đến các lễ hội Lạng Sơn thì không thể bỏ qua lễ hội Đầu Pháo diễn ra từ ngày 22 đến ngày 27 tháng Giêng hàng năm ở vùng đất giàu văn hóa này. Lễ hội bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu từ đền Kỳ Cùng đến đền Tả Phủ. Sau đó là các hoạt động như hội cướp đầu pháo và nhiều trò chơi dân gian khác. Và cuối cùng kết thúc thì rước kiệu trở về.
Lễ hội Lạng Sơn này gồm các nghi lễ truyền thống ở đây như rước kiệu. Ngoài ra, nó còn có nhiều trò chơi dân gian như hát giao duyên, múa sư tử và đặc biệt là trò chơi cướp đầu pháo. Đây là hoạt động mang ý nghĩa cầu may mắn và hạnh phúc cho cả năm.
Lễ hội Bủng Kham được tổ chức hàng năm vào ngày 12 tháng Giêng Âm lịch tại thôn Nà Phái, Đại Đồng. Lễ hội này thể hiện lòng biết ơn đối với thần linh và mong ước một năm mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt. Hoạt động ấn tượng nhất của lễ hội là nghi thức gieo lộc và thụ lộc đầu năm. Thầy mo trong vai trò thần nông sẽ rải bỏng thóc nếp từ trên cao xuống. Điều này tượng trưng cho thúng lộc. Người tham gia lễ hội náo nức tranh nhau nhặt lộc. Họ có niềm tin rằng nhặt được nhiều lộc sẽ mang lại phát đạt và may mắn trong năm mới.
Như vậy, trên đây là top 10 lễ hội Lạng Sơn đặc sắc nhất mà bạn có thể khám phá khi đặt chân đến vùng đất này. Các lễ hội như lễ hội rước của quý, Lồng Tồng, Tả Phủ ở Lạng Sơn đều là những sự kiện văn hóa độc đáo thu hút khách du lịch khắp cả nước và nước ngoài. Đầu xuân năm mới, hãy đến Lạng Sơn và trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc này nhé!
Xem thêm bài viết chuyên mục: Lễ hội , Trending
Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/le-hoi-lang-son-a6489.html