Với danh tiếng và vị trí khá vững vàng trong top 3 quốc gia có nền học thuật tốt nhất thế giới, Mỹ vẫn là điểm đến thu hút nhiều sinh viên quốc tế số 1 thế giới. Tuy nhiên, đi liền với điều này, cộng với tỉ giá chênh lệch cao giữa đồng đô la Mỹ và tiền Việt Nam, nhiều người nghĩ chi phí du học Mỹ quá đắt đỏ. Thực tế chi phí du học Mỹ rất đa dạng tùy vào loại trường, địa điểm học, lộ trình học, thói quen tiêu xài…
Dự trù chi phí du học Mỹ sẽ từ 20.000 - 60.000 USD/năm (~ 480 triệu đồng - 1,4 tỷ đồng). Thực tế chi phí du học Mỹ bao gồm những khoản gì? Học sinh, sinh viên có thể có những nguồn tài trợ nào? Tìm hiểu kỹ thông tin chi tiết ngay sau đây!
Đối với bậc trung học. Hệ thống các trường công lập chỉ dành cho công dân bản xứ. Học sinh quốc tế phải học tại các trường tư thục và mức học phí dao động từ 15.000-25.000 USD/năm. Học sinh nếu không có người thân tại Mỹ bắt buộc phải ở nội trú. Tổng chi phí du học Mỹ bậc THPT có thể từ 28.000 - 40.000 USD/năm, tùy trường.
Đối với bậc cao đẳng, đại học và sau đại học: Tại Mỹ không có khung học phí chung, hầu hết các trường đều tự thu, tự chi nên mức học phí khác nhau tùy theo mỗi trường. Tại các trường đại học hàng đầu (thường là các tổ chức tư nhân phi lợi nhuận), mức học phí có thể lên đến 40.000-50.000 USD/năm.
Những ai tìm kiếm sự lựa chọn hợp lý hơn có thể tìm thấy học phí thấp hơn tại các trường đại học công lập. Lựa chọn phải chăng nhất trong số tất cả là các trường cao đẳng công lập 2 năm hay còn được gọi là cao đẳng cộng đồng, nơi sinh viên có thể hoàn thành chương trình cử nhân hoặc lấy bằng đại học đại cương, sau đó chuyển sang đại học 4 năm để lấy bằng cử nhân tại đây.
>> Xem thêm: Du học Mỹ trường cao đẳng cộng đồng và lợi ích cho sinh viên
Nhìn chung học phí tại Mỹ rất khác nhau ở mỗi trường cao đẳng, đại học và bạn có thể tham khảo bảng thống kê mức học phí cụ thể dưới đây của College Board.
Loại trường/chương trình học Học phí Cao đẳng cộng đồng 2 năm 5.000 USD/năm Đại học công lập 4 năm 20.000 - 27.000 USD/năm Đại học tư thục 30.000 - 50.000 USD/năm Thạc sĩ 20.000 - 35.000 USD/năm
Du học sinh có thân nhân tại Mỹ và có thể ở nhờ sẽ tiết kiệm được chi phí ở. Ngoài ra, có nhiều lựa chọn lưu trú cho sinh viên tại Mỹ, bao gồm:
Ở trong trường: Du học sinh sẽ ở trong ký túc xá hay căn hộ thuộc sở hữu của các trường tại Mỹ. Giá cả tùy thuộc mỗi trường và việc sinh viên chọn ở phòng đơn hay chia sẻ phòng với người khác, có bao gồm bữa ăn hay không. Sinh viên phải trả từ 8.400 đến 12.200 USD/năm. Lợi thế khi ở trong trường là các bạn có cơ hội kết nối, giao lưu với sinh viên khác rất nhanh. Đây là lựa chọn tốt cho sinh viên năm nhất để trải nghiệm cuộc sống sinh viên và gặp gỡ, giao tiếp trong môi trường đa văn hóa.
Ở ngoài trường: Sinh viên có thể thuê riêng hay chia sẻ căn hộ bên ngoài trường với bạn khác và thường phải trả phí thấp hơn ở trong trường. Giá thuê căn hộ 1 phòng ngủ có thể từ 600 USD (khu vực ngoại ô) - 3.000 USD/tháng (tại các thành phố lớn). Nếu chia sẻ phòng với người khác, bạn sẽ trả khoảng 450 -700 USD/tháng. Văn phòng sinh viên quốc tế thường cung cấp cho sinh viên thông tin về căn hộ/phòng ở cho thuê giúp dễ dàng tìm kiếm.
Ở cùng gia đình bản xứ (host family): Chỉ một số ít trường đại học cung cấp dịch vụ này. Nó thường đắt hơn so với thuê nhà/phòng nhưng bù lại sinh viên được hỗ trợ từ một gia đình bản xứ và giúp hòa nhập văn hóa Mỹ một cách nhanh chóng. Chi phí ở cùng gia đình bản xứ có thể từ 10.000 - 13.000 USD/năm.
Chi phí tiện ích đi kèm với chỗ ở: Các tiện ích có thể đã bao gồm hoặc chưa trong giá thuê nhà/phòng, vì vậy bạn nên kiểm tra kỹ với chủ nhà trước khi quyết định thuê. Dưới đây là một số tiện ích và mức giá trung bình đi kèm:
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Nếu sống trong ký túc xá, bạn có thể chọn dịch vụ ở có bao gồm các bữa ăn, với mức phí phải trả thêm khoảng 250 USD/tháng.
Nếu ăn uống bên ngoài trường, giá cả tại những nhà hàng trung bình như sau: một chiếc bánh pizza có giá khoảng 7 USD và một ly cà phê có giá 4,5 USD. Nếu ở Chicago, bạn sẽ chi trung bình khoảng 12 USD cho một bữa ăn, còn nếu ở San Francisco sẽ là 15 USD.
Nếu ăn uống bên ngoài trường, giá cả tại những nhà hàng trung bình như sau: một chiếc bánh pizza có giá khoảng 7 USD và một ly cà phê có giá 4,5 USD. Nếu ở Chicago, bạn sẽ chi trung bình khoảng 12 USD cho một bữa ăn, còn nếu ở San Francisco sẽ là 15 USD.
Thẻ di chuyển bằng phương tiện công cộng hàng tháng có giá dao động từ 45-100 USD. Chi phí vận chuyển đắt nhất là chi phí bay từ nhà sang Mỹ và ngược lại. Bạn đừng quên đưa nó vào bản kế hoạch tài chính. Ngoài ra, bạn cũng nên dự trù ngân sách cho du lịch và tận hưởng thời gian cuối tuần, điều này phụ thuộc vào nơi sống và điểm đến muốn khám phá. Thường bạn sẽ mất khoảng 500 USD/chuyến đi.
Chi phí khác
SEVIS, tên viết tắt của Student and Exchange Visitor Program, là hệ thống dựa trên Internet được xây dựng bởi Bộ an ninh nội địa Mỹ (DHS) và Bộ ngoại giao Mỹ (DOS) nhằm theo dõi thời gian lưu trú của khách tới Mỹ diện visa không định cư, bao gồm cả sinh viên du học Mỹ visa M, F, J. Phí SEVIS là bắt buộc đối với mọi sinh viên quốc tế để duy trì hệ thống SEVIS và đảm bảo thông tin cũng như tất cả vấn đề liên quan đến visa được cập nhật một cách liên tục và nhanh nhất.
Phí SEVIS sẽ đóng bắt buộc một lần cho Bộ An ninh nội địa Mỹ qua con đường trực tuyến bằng thẻ tín dụng hoặc đường bưu điện. Phí này sẽ không được hoàn lại trong trường hợp bạn muốn đổi trường hoặc không đậu visa. Phí SEVIS sẽ có thời hạn bằng với thời hạn visa, tuy nhiên, nếu sinh viên học xong và ở lại Mỹ làm việc sẽ không phải đóng lại phí này.
Chia sẻ của phụ huynh có con du học Mỹ qua INEC: Du học Mỹ phải chăng cần có năm ba tỉ trong ngân hàng?
Mặc dù có mức chi phí học tập cao nhưng Mỹ đồng thời là quốc gia dành nhiều học bổng và hỗ trợ tài chính nhất cho du học sinh bậc đại học và sau đại học, với mức từ 10-100% học phí. Bên cạnh đó, nhiều trường còn tài trợ chi phí nhà ở cho sinh viên với giá trị đến 4.000 USD/năm.
Mỹ không cho phép làm thêm ngoài trường, tuy nhiên sinh viên có nhiều cơ hội làm thêm trong trường 20 giờ/tuần trong niên học và toàn thời gian vào các kỳ nghỉ. Nhiều công việc cho sinh viên từ giám sát thư viện, trợ lý giảng dạy, hướng dẫn viên trong trường, nhân viên dạy kèm, trợ lý văn thư, nhân viên hỗ trợ kỹ thuật, trợ lý tại các nhà sách…
Ngoài ra, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể ở lại Mỹ làm việc 1 năm với các bằng cấp thông thường và 3 năm với bằng cấp STEM theo chương trình OPT. Đây là cách vừa giúp sở hữu kinh nghiệm làm việc vừa bù đắp chi phí tổn hao cho hành trình đại học tại Mỹ.
Với các khoản nêu trên, bạn dễ dàng tính toán mức chi phí du học Mỹ bằng cách cộng các khoản phí. Và bạn có thể thấy tương ứng với những tùy chọn khác nhau về trường học, loại hình nhà ở sẽ cho nhiều kết quả khác nhau về chi phí, không kể khả năng làm thêm, xin được học bổng. Chẳng hạn, bạn có thể chọn học ở đại học công lập thay vì ở các trường tư thục, hoặc đi theo lộ trình lấy bằng đại học đại cương ở trường cao đẳng cộng đồng và chuyển tiếp đại học 4 năm thay vì học thẳng chương trình cử nhân… Nhìn chung, chi phí du học Mỹ rất đa dạng, đắt đỏ hay không còn do sự lựa chọn của bạn.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Liên hệ INEC ngay hôm nay để được hỗ trợ tốt nhất cho kế hoạch du học Mỹ của bạn.
Công ty Du học INEC
Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/du-hoc-my-ton-bao-nhieu-tien-a6196.html