1. Kỷ tử hay câu kỷ tử
Câu kỷ tử hay còn gọi là kỷ tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây khởi tử có tên khoa học Lycium barbarumL. (Lycium chinense mill) là một vị thuốc quý. Trong sách Danh y biệt lục có ghi lại về tác dụng của kỷ tử đối với sức khỏe tình dục: “Đi xa ngàn dặm không nên dùng câu kỷ tử vì nó bổ thận quá cho nên kích thích đến tình dục”.
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, câu kỷ tử là một trong những vị thuốc có tác dụng rất phong phú như
- Cải thiện và điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể.
- Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống nội tiết hạ khâu não - tuyến yên - tuyến thượng thận.
- Bảo vệ tế bào gan, ức chế sự lắng đọng chất mỡ trong gan, thúc đẩy quá trình tái sinh của tế bào gan; điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ và làm chậm sự hình thành các mảng vữa xơ trong huyết quản.
- Hạ đường huyết.
- Làm giãn mạch và hạ huyết áp.
- Thúc đẩy quá trình tạo huyết của tủy xương.
- Chống oxy hóa và làm chậm sự lão hóa.
- Chống phóng xạ và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư…
Vì vậy, phụ nữ nếu sử dụng kỷ tử đúng cách sẽ giúp cải thiện nhan sắc, thậm chí tăng tuổi thọ. Cách dùng đơn giản là pha trà kỷ tử.
2. Hải sâm
Hải sâm có giá trị cao trong việc trị bệnh, vì vậy nó còn được ví là “nhân sâm của biển cả”. Hải sâm còn được xếp là một trong 8 món ăn “cao lương mỹ vị” nổi tiếng (bát trân) của phương Đông cùng với yến sào, bào ngư, vây cá...
Hải sâm thông thường hay được xem là bài thuốc "bổ dương". Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam từng nhấn mạnh rằng hải sâm có tính hàn, bổ âm, tốt cho phụ nữ chứ không phải bổ dương.
Theo ông phân tích thì những loài dưới biển nếu có vảy thì thuộc dương còn không vảy thì thường thuộc âm. Tuy nhiên trong bài thuốc tráng dương truyền đời lâu nay vẫn có thể có hải sâm, ông Hướng giải thích: Trong bài thuốc tráng dương thì luôn có khoảng 8 vị bổ dương, 2 vị bổ âm. Chính vì điều đó, hải sâm bổ âm nhưng có mặt trong bài thuốc tráng dương.
Còn theo Tây y, hải sâm chứa một lượng lớn các nguyên tố vi lượng như kẽm và iốt, những nguyên tố này có thể điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể, đạt được hiệu quả của việc nuôi dưỡng âm, bổ sung thận và khí.
Ngoài ra, hải sâm cũng chứa rất nhiều thành phần protein và polysacarit, không chỉ tốt cho thận mà còn giúp phụ nữ trì hoãn lão hóa.
3. Long nhãn sấy khô
Nhãn khi quả chín thu hái về bóc vỏ, lấy cùi được chế biến phơi hoặc sấy khô thành long nhãn. Long nhãn có màu cánh gián (nâu vàng sẫm) khô bóng và mềm, vị ngọt đậm, mùi thơm.
Theo y học cổ truyền long nhãn vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ dưỡng, dưỡng huyết, an thần, chữa suy nhược thần kinh, kém ngủ, hay quên.
Đặc biệt, long nhãn rất tốt cho việc điều trị các triệu chứng như lo âu, mất ngủ, ngủ mê, giảm trí nhớ, thiếu máu,... Phụ nữ trung niên nên dùng nhiều long nhãn, có thể nấu cháo hạt dẻ long nhãn hoặc cháo long nhãn hạt sen.
4. Cá vược
Cá vược có chứa giá trị dinh dưỡng rất cao với protein, chất béo thấp và các nguyên tố vi lượng khác nhau, nó có thể là một nguồn bổ sung tốt cho gan và thận.
Ngoài ra, cá vược còn là món ăn rất thích hợp trị chứng hư nhược, phụ nữ có thai và cho con bú, phù thũng, gân sưng yếu, sinh lý yếu, đái tháo đường, chứng liên quan đến khí huyết hư dùng đều tốt
5. Hạt dẻ
Trong Đông y, hạt dẻ được mệnh danh là "quả của tỳ", "quả của thận" là "vua của loài quả khô” có thể thay lương thực. Theo y học hiện đại, hạt dẻ chứa nhiều tinh bột và các thành phần dinh dưỡng khác như: Omega-3, protein, lipit, vitamin B1, B2, khoáng chất,… nên nó có tác dụng kép trong việc nuôi dưỡng thận và tăng cường sức mạnh cho lá lách và dạ dày.
Các nghiên cứu trước đó đã chứng minh rằng, siêu thực phẩm này có tác dụng kháng viêm và bảo vệ tim mạch hiệu quả khi chứa hàm lượng chất Omega-3 cao. Ngoài ra, hạt dẻ còn giàu axit béo không bão hòa, các khoáng chất có khả năng phòng và trị bệnh cao huyết áp, động mạch vành, xơ cứng động mạch…
6. Mè đen
Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, mè đen có tác dụng tiếp thêm sinh lực cho thận, nuôi dưỡng gan và nuôi dưỡng máu và nuôi dưỡng khí.
Đặc biệt thích hợp cho phụ nữ nữ mãn kinh, khi chóng mặt hay khó chịu do gan và thận yếu. Đồng thời, mè đen cũng có tác dụng ngăn ngừa thiếu máu và kích hoạt các tế bào não. Ăn một ít mè đen mỗi ngày, bạn sẽ thu lại được không ít lợi ích.
Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/thuc-an-bo-than-cho-phu-nu-a6173.html