Mai chiếu thủy là một loại caay bonsai đẹp, có hoa thơm lại phù hợp để trồng làm cây phong thủy. Đây là loại cây được nhiều người chơi cây cảnh săn đón và có giá trị vô cùng lớn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về các loại cây mai chiếu thủy và cách trồng, chăm sóc mai chiếu thủy ra hoa nhé.
Đặc điểm của cây mai chiếu thủy
Mai chiếu thủy có tên khoa học là Wrightia religiosa thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Ngoài ra nó còn có các tên gọi khác là mai trúc thủy mai chấn thủy hoặc lòng mức miên. Về cơ bản thì Mai chiếu thủy có 3 loại đó là lá lớn, lá trung và lá nhỏ.
Mai chiếu thủy có nguồn gốc ở các nước Ðông Dương, thường được ưa chuộng làm tiểu cảnh và bonsai mini.
Các loại mai chiếu thủy đều có đặc điểm chung là hoa có màu trắng 5 cánh và mùi rất thơm, nhất là vào buổi chiều và tối thì càng thơm hơn. Mỗi hoa cho ra 2 quả đại dài trông như quả cây hoa sữa.
Hoa mai chiếu thủy có mùi thơm và luôn mọc hướng xuống đất nên mới gọi là chiếu thủy , chiếu thổ. Vì mỗi loại mai chiếu thủy có đặc điểm khác nhau nên sẽ được phân biệt dưới bài viết để bạn hiểu rõ hơn về từng dòng mai chiếu thủy.
Gồm các loại cây da đen, da xanh, da trắng, da vàng, da láng, nu gò công, nu thường, lá dài, lá tròn, có loại 20 cánh lá thẳng, có loại hoa 20 cánh lá rũ.
Lá trung gồm nhiều loại như trung nu gò công, trung nu, nu mặt khỉ, da trắng, da xanh và thanh mai… Trong đó mai chiếu thủy nu mặt khỉ Gò Công thì có giá trị vì có nhiều nu sần. Đây là giống mai chiếu thủy được dân chơi cây cảnh ưa thích.
Bao gồm các loại lá kim như kim giòn, lá kim nhanh mai, kim lá tứ, lá tứ xù và lá kim đuôi chồn. Có nhiều người hiện nay vẫn đang bị nhầm lẫn giữ cây thanh mai và loại cây kim thanh mai.
Ý nghĩ phong thủy của Mai chiếu thủy
Mai chiếu thủy không chỉ là cây ngoại thất mà nó còn được sử dụng để làm cây nội thất vì có nhiều ý nghĩa về phong thủy. Cây vừa có hoa quanh năm, vừa tỏa ra mùi thơm lại vừa có những dáng vẻ rất đẹp làm điểm nhấn nổi bật cho không gian ngôi nhà và sân vườn.
Mai chiếu thủy cỡ lớn thường được đặt ở những vị trí đặc biệt như trước nhà, sân vườn hoặc hành lang. Còn những cây bonsai bé thường được đặt ở trên bàn uống trà, bàn tiếp khách, bàn làm việc.
Trong phong thủy và tín ngưỡng thì Mai Chiếu Thủy được xem là biểu tượng của sự bền vững. Đây là loại cây giúp trấn an long mạch và kích thêm vân tiền tài cho gia chủ. 5 cánh hoa mai chiếu thủy mọc ra đều nhau. Hướng của hoa luôn hướng xuống đất ý nghĩa là hướng thổ. Nó giúp tăng cường khả năng trấn yểm long mạch, mạng lạng vượng khí cho ngôi nhà và trấn giữ đất đai cho gia chủ.
Ngoài việc mạng lại vận khí tốt cho ngôi nhà thì mai chiếu thủy còn giúp mang lại may mắn và tài lộc cho người chơi cây. Nếu trong nhà có trồng cây mai chiếu thủy sẽ giúp cho gia chủ gặp nhiều tài lộc, may mắn và hạnh phúc bền vững. Ngoài ra nó còn giúp cho gia đình yên ấm, bình yên và vững chắc. (ý nghĩa mang lại giúp gia đình hạnh phúc và hòa thuận)
Đây là loại cây có tuổi thọ tương đối cao, cây già có thể lên tới gần 500 năm. Chính vì vậy, cây còn mang ý nghĩa trường thọ và mang lại sức khỏe dồi dào.
Mai chiếu thủy hợp với mệnh mộc, ngoài ra các mệnh khác như mệnh thủy, mệnh kim, mệnh thổ vẫn có thể trồng được loại cây này.
Chính vì vậy khi thiết kế nhà người ta thường bài trí thêm nhiều cây xanh và trong đó cũng không thể thiếu được cây mai chiếu thủy.
Mai chiếu thủy có hai cách nhân giống chính đó là nhân giống bằng cách giâm cành và chiết cành. Tuy nhiên, hiện nay cách được dùng phổ biến nhất cho mai chiếu thủy đó là giâm cành trong nước.
Mai chiếu thủy là cây ưa nắng và ưa nước. Nhiệt độ phù hợp để trồng là 25 đến 30°C.
Nhiều bác nhà vườn chia sẻ bí quyết để trồng mai chiếu thủy tốt nhất đó là sử dụng loại đất trồng bao gồm Xơ Dừa, Đất Thịt, cát xây, vỏ trấu, tro vỏ trấu. Đất thịt là loại đất dưới lớp đất bùn mà người ta đào ao hồ thường có. Sau đó đem về phơi khô.
Tùy thuộc vào thổ nhưỡng mà dùng xơ dừa nhiều hay ít. Nếu ở miền nam thì trộn xơ dừa nhiều hơn một chút. Ra miền trung và miền bắc thì trộn ít hơn vì xơ dừa có tính dữ nước. Nhưng tỷ lệ trộn thường là 1-1.
Nếu có thì trộn ít vỏ trấu vào nữa nhưng tùy điều kiện khí hậu. Nhìn chung chỉ cần Xơ Dừa và Đất Thịt là đảm bảo rồi.
Khi trộn đất trồng thường sẽ cho thêm một ít phân bón hữu cơ, phân chuồng ủ hoai tỷ lệ nhỏ. Trong quá trình chăm sóc thì có thể bón thêm các loại phân như kali hoặc phân đạm. Sau khi cắt lá cũng nên bón thêm một ít để cây phát triển lại.
Cần tưới cây hàng ngày nếu bạn trồng cây ngoài trời. Kết hợp tưới phun sương trên thân lá và dưới gốc. Chú ý xem cây đã đủ độ ẩm hay chưa để cân đối lượng nước tưới.
Tuy là cây ưa nước nhưng có đến 90% cây mai chiếu thủy bonsai chết là do bị úng rễ vì nước. Chính vì vậy bạn cần kiểm tra bầu đất liên tục xem nước tưới có bị thừa hay không. Nếu như cảm thấy nhiều nước quá bạn hãy lấy một cái cây hoặc một cái đũa chọc thẳng xuống dưới bầu đất và xem đều quanh bầu đất để cây háo nước nhanh.
Cách hãm mai chiêu sthuyr ra hoa
Mai chiếu thủy ra hoa quanh năm đối với khí hậu nóng. Tại các vùng miền nam thì hầu như lúc nào bạn cũng có thể thấy cây mai chiếu thủy này ra hoa. Tuy nhiên, nếu để hãm cho mai chiếu thủy ra hoa đúng lúc bạn cần như chơi bông ngày tết thì bạn thực hiện như sau.
Quá trình ép cây ra hoa mất khoảng 1 tháng. Nếu bạn muốn cây mai chiếu thủy ra hoa đúng dịp tết thì thực hiện cắt lá và ngọn mai chiếu thủy vào khoảng cuối tháng 11 âm lịch là cây sẽ cho hoa vào đúng dịp tết.
Sau khi bón phân xong thì mang ra nắng để trồng. Đối với miền nam thì khoảng 1 tháng sau khi cắt lá sẽ ra hoa. Còn đối với miền bắc ít nắng hơn thì khoảng 4 đến 6 tuần mới ra hoa.
ST
Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/cach-trong-mai-chieu-thuy-a5794.html