Thục địa là một vị thuốc trong đông y được sử dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến công dụng của thục địa. Cùng tìm hiểu thục địa có tác dụng gì qua bài viết dưới đây.
Thục địa không phải là tên một loại cây mà chúng là một loại thảo dược được chế biến từ rễ cây địa hoàng thuộc họ hoa mõm sói. Cây địa hoàng được trồng ở những nơi có khí hậu mát mẻ, thời tiết ôn hòa. Phần rễ cây địa hoàng phát triển thành củ, mỗi cây có khoảng 5-7 củ.
Thục địa thường được bào chế theo 2 cách phổ biến như sau:
Sau khi thu hoạch củ cây địa hoàng, rửa sạch và xếp vào thùng theo thứ tự to dưới, nhỏ trên. Đổ rượu vào thùng theo tỷ lệ 9:1 tức cứ 90kg củ thì đổ 10 lít rượu. Cho thùng lên bếp đun sôi, sau đó đun lửa nhỉ từ 6-8 giờ cho đến khi cạn. Trong quá trình đun cứ khoảng 1 giờ thì múc nước từ đáy nồi tưới lên trên cho thấm đều.
Sau khi đun khoảng 8 tiếng, lấy củ cây địa hoàng ra phơi khoảng 3 ngày. Sau đó lại đem đun với nước gừng ( dùng 2kg gừng tươi giã nhỏ hòa với nước, lọc bỏ gừng). Tiếp tục vớt ra phơi và lặp lại công đoạn nấu với nước gừng từ 5-7 lần. Khi thấy củ cây địa hoàng đổi sang màu đen nhánh thì là thành công bào chế thục địa.
Đầu tiên chuẩn bị 10kg gừng xay ướt và 1.5kg sa nhân xay nhỏ vào nồi nấu hai vỏ, thêm nước đun sôi âm ỉ khoảng 1 giờ. Sau đó lấy dịch chiết từ sa nhân và gừng khoảng 50 lít.
Tiếp đó cho 10kg củ địa hoàng vào nồi nấu hai vỏ, tẩm với 22.5 lít rượu và 50 lít nước gừng sa nhân trước đó, đem ủ khoảng 2 giờ. Chú ý nếu củ địa hoàng chưa ngập thì có thể thêm nước sạch sao cho mực nước ngập khoảng 2-3cm. Sau khi ngâm, nấu trong 3 ngày, mỗi ngày đun sôi âm ỉ khoảng 6 giờ. Nếu thấy nước cạn thì bổ sung thêm nước sôi đảm bảo đủ ngập củ địa hoàng.
Đến ngày 4, rút bỏ dịch nấu rồi trộn củ địa hoàng với 22.5 lít rượu. Chú ý trộn cho đều, đảm bảo tất cả củ đều ngâm rượu. Tiếp tục đổ dịch nấu vừa rút vào và ngâm trong 2 giờ. Sau lại thêm nước cho ngập và đun sôi âm ỉ trong 6 giờ. Đến ngày thứ 5, tiếp tục nấu nhưng điều chỉnh lại lượng nước để hôm sau nước cạn còn khoảng 9-10 lít nước. Sau đó đem đi sấy, trong quá trình sấy lấy nước được rút ra để tẩm lại cho đến khi hết dịch.
Có thể thấy thục địa được bào chế khá kì công. Thành phẩm có được là một khối dày không đều nhau màu đen bóng.
Thục địa có tác dụng gì? Theo Y Học Cổ Truyền, thục địa là một vị thuốc đông y có tác dụng bổ máu, bổ thận tráng tinh. Thục địa là vị thuốc xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian điều trị một số bệnh lý như cao huyết áp, huyết hư, suy nhược cơ thể, chống viêm, hạ đường huyết...
Tác dụng của thục địa đối với cả nam giới và nữ giới đều rất hữu ích. Thục địa giúp bổ thận tráng tinh nên rất được các quý ông sử dụng để ngâm rượu. Rượu ngâm từ thục địa cũng có thể sử dụng ngay sau khoảng 10 ngâm .
Công dụng của thục địa đối với chị em phụ nữ liên quan chủ yếu đến việc bổ máu đặc biệt vào thời kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi sinh con.
Đối với Y Học Cổ Truyền, thục địa đã được sử dụng từ rất lâu. Vậy còn đối với Y Học Hiện Đại, thục địa có tác dụng gì? Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra một số công dụng của thục địa như sau:
Thục địa có nhiều công dụng trong đông y và tây y. Vậy thục địa trị bệnh gì? Dưới đây là những bệnh lý sử dụng thục địa là vị thuốc chủ đạo trong điều trị:
Mặc dù thục địa có rất nhiều công dụng trong điều trị bệnh lý. Tuy nhiên khi sử dụng, mọi người cần chú ý những vấn đề như sau:
Thục địa là vị thuốc quý giá trong đông y. Những tác dụng của thục địa được ứng dụng nhiều trong điều trị các loại bệnh lý khác nhau. Hy vọng qua bài viết trên giúp bạn tìm ra câu trả lời thục địa có tác dung gì hay thục địa trị bệnh gì?
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/tac-dung-cua-thuc-dia-va-la-han-qua-a54546.html