Cà cuống là một loại côn trùng có kích thước lớn, còn có tên là đà cuống hay long sắt. Loại côn trùng này đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe cũng như việc chữa bệnh nếu được dùng một cách hợp lý.
Đây là loại côn trùng có cơ thể hình lá, dẹt, tương đối giống với loài gián, nhất là khi còn non. Chiều dài khoảng 6 - 7cm hoặc hơn, rộng khoảng 2,5cm, màu nâu xám pha vàng nhạt, trên thân có nhiều vạch đen bóng.
Phần đầu nhỏ, có 2 mắt to tròn, miệng là 1 ngòi nhọn để hút thức ăn. Phần ngực dài khoảng 1/3 thân, có 6 chân dài và khỏe. Phần bụng có màu vàng nhạt, có lông mịn và ở phía trên có 1 bộ cánh mỏng nửa cứng nửa mềm.
Ở những con đực, dưới ngực sẽ có 2 túi nhỏ và dài được gọi là bọng. Trong phần bọng có chứa một chất lỏng trong với mùi thơm rất mạnh. Đây chính là vũ khí để tấn công con mồi cũng như xua đuổi địch thủ và dụ con cái đến giao phối.
Sau đây là một số hình ảnh giúp bạn hình dung rõ hơn:
Tham khảo thêm: Ong Đen Là Gì? Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu
Đây là một bài thuốc được ứng dụng phổ biến trong y học cổ truyền.
Các tài liệu Đông y ghi nhận loài côn trùng này có vị ngọt cay, tính bình và không độc.
Từng bộ phận của loài côn trùng này sẽ có chứa những thành phần khác nhau. Ví dụ như thịt và trứng thì chứa hàm lượng khá cao protein, lipid cũng như các vitamin. Còn trong tinh dầu loại có chứa một chất thơm được xác định là hexanol acetate.
Loài động vật này thường phân bố ở vùng Viễn Đông như Liên bang Nga hay vùng nhiệt đới từ Ấn Độ cho tới Australia.
Riêng ở nước ta, cà cuống thường sống ở ruộng nước, lách ngòi hay ao hồ từ Bắc vào Nam nhưng phổ biến hơn vẫn là ở miền Bắc. Tuy nhiên, hiện nay do môi trường bị ô nhiễm nên loại côn trùng này ngày càng hiếm thấy hơn.
Thịt, trứng và tinh dầu là những phần của con cà cuống được sử dụng để làm vị thuốc. Loại côn trùng này thường được bắt vào khoảng từ tháng 4 cho đến tháng 9. Sau khi thu bắt sẽ tiến hành vắt bỏ cánh đi và thường được dùng tươi sống.
Tham khảo thêm: Côn Bố - Những Công Dụng Trị Bệnh Quý Của Vị Thuốc
Tinh dầu là phần được lấy từ những con đực bằng cách như sau:
**Lưu ý: Muốn bảo quản tinh dầu này được lâu cần đựng trong lọ có nút mài.
Hiện nay, loài côn trùng này được bán rất nhiều trên thị trường và thường có mức giá như :
Cà cuống là một nguyên liệu đặc trưng trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương thơm độc đáo và nhiều lợi ích. Việc sử dụng đúng cách không chỉ tăng hương vị cho món ăn mà còn phát huy tác dụng tốt cho sức khỏe.
Do chứa nhiều thành phần có dược tính nên không chỉ có tác dụng làm gia vị và chế biến món ăn mà còn được dùng làm vị thuốc. Các tài liệu Đông y ghi nhận, loại côn trùng này có tác dụng bổ thận, tráng dương và lợi tiêu hóa.
Thực nghiệm y khoa cho thấy rằng, tinh dầu từ loài côn trùng này có tác dụng đóng vai trò như một chất kích thích thần kinh nếu dùng ở liều thấp. Nó có thể gây hưng phấn, đồng thời tăng cường khả năng sinh dục ở mức độ nhẹ. Nên có thể được dùng trong một số trường hợp yếu sinh lý ở nam giới.
Tham khảo thêm: Huyết Lình Thực Sự Có Tác Dụng Trị Bệnh Không?
Từ rất lâu đời, loại côn trùng này (sau khi lấy tinh dầu) đã được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon. Tùy thuộc vào từng vùng miền mà sẽ có cách dùng loại côn trùng này khác nhau:
Trong dân gian, đà cuống còn được sử dụng để chế biến thành mắm. Một loại gia vị thơm ngon dùng phổ biến trong nhiều món ăn. Tuy nhiên, cách chế biến mắm cà cuống sao cho thơm ngon thì không phải ai cũng biết. Có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
Tham khảo thêm: Thạch Sùng - Vị Thuốc Quý Trong Đông y Với Nhiều Công Dụng
Khi sử dụng cà cuống trong ẩm thực, để đảm bảo an toàn và giữ được hương vị thơm ngon, bạn cần lưu ý những điểm sau:
Cà cuống được xem như một vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Nhờ các đặc tính nổi bật mà loại côn trùng này được áp dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. Trong quá trình sử dụng người bệnh cũng cần theo dõi sức khỏe để phòng tránh rủi ro.
Có thể bạn quan tâm:
- Ngô Công (Con Rết) - Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Dùng
- Con Hải Sâm Biển Có Mấy Loại? Công Dụng Và Cách Dùng
Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/con-cang-cuong-a53927.html