Bật mí thú vị về trái dừa

Trái dừa tươi nổi tiếng là khó phân loại là quả hay là hạt. Quả dừa rất ngọt và có xu hướng được ăn như trái cây, nhưng giống như các loại hạt, chúng có lớp vỏ bên ngoài cứng và cần phải bổ ra. Như vậy, bạn có thể tự hỏi làm thế nào để phân loại chúng “dừa là quả hay hạt”, cả về mặt sinh học và từ quan điểm ẩm thực. Bài báo bật mí thú vị về trái dừa sẽ giải thích liệu dừa có phải là trái cây hay không.

1. Dừa là quả hay hạt?

Để hiểu dừa là quả (trái cây) hay là hạt (quả hạch), điều quan trọng là phải hiểu sự khác biệt giữa hai loại này. Về mặt thực vật thì quả là bộ phận sinh sản của hoa thực vật. Cơ quan này bao gồm buồng trứng chín, hạt và các mô lân cận. Định nghĩa này bao gồm các loại hạt và là một loại hạt kín.

Tuy nhiên, thực vật còn có thể được phân loại theo công dụng ẩm thực của chúng. Ví dụ, đại hoàng về mặt lý thuyết là một loại rau nhưng có vị ngọt tương tự như trái cây. Ngược lại, về mặt thực vật, cà chua là một loại trái cây nhưng có hương vị nhẹ, không nồng tương tự như các loại rau.

Mặc dù có từ "hạt" trong tên của nó theo tiếng Anh (nut trong coconut), nhưng dừa là một loại trái cây - không phải là một loại hạt. Trên thực tế, dừa thuộc một danh mục phụ, gọi là drupes, được định nghĩa là những loại trái cây có phần thịt bên trong và hạt được bao bọc bởi một lớp vỏ cứng. Nhiều loại trái cây khác cũng thuộc họ này, chẳng hạn như đào, lê, quả óc chóhạnh nhân.

Quả dừa được bảo vệ bởi một tấm áo chia thành 3 lớp: lớp bên trong, lớp trung bì và lớp ngoài. Trong khi đó, các loại hạt không hề chứa các lớp bảo vệ này. Quả hạch là một loại quả có vỏ cứng, không mở ra để giải phóng hạt.

Trên thực tế, có nhiều quan niệm khác xung quanh vấn đề dừa là quả hay hạt. Một số nhà khoa học cho rằng dừa về cơ bản là một loại hạt trong khi những người khác cho rằng nó là một loại quả. Nhưng câu trả lời đúng ở đây sẽ là gì? Thật thú vị, một quả dừa có tất cả những yếu tố để trở thành cả 2 loại trên: vừa là một loại quả và cũng là một loại hạt.

Theo quan điểm thực vật học nghiêm ngặt, dừa là một loại quả có một hạt dạng sợi. Dừa về cơ bản là một loại trái cây trong đó một phần thịt được bao bọc bởi phần cứng bên ngoài, chứa một hạt bên trong. Phần cứng bên ngoài có ba lớp: exocarp (lớp "cứng" ngoài cùng), mesocarp (phần giữa "bùi"), và endarp (lớp cứng bao quanh hạt).

Tuy nhiên, dừa cũng có thể được gọi là hạt, bởi vì hạt là bộ phận sinh sản của cây có hoa. Hạt giống về bản chất là một “cây con.” Nếu bạn nhìn vào một đầu của quả dừa, bạn sẽ thấy ba lỗ chân lông màu đen, còn được gọi là “mắt”. Một trong những lỗ chân lông này tạo ra mầm. Vì vậy, một quả dừa theo định nghĩa cũng được coi là một hạt giống. Cuối cùng, nó cũng là một loại hạt, vì một định nghĩa lỏng lẻo về quả hạch không hơn gì một "quả" một hạt. Định nghĩa này mang lại cho dừa một danh tính kép, cho phép chúng vừa được phân loại là quả và cũng vừa được phân loại là hạt.

Dừa là quả hay là hạt là thắc mắc của nhiều người

2. Những sự thật thú vị về trái dừa

Đầu tiên, từ "dừa" có nguồn gốc từ từ "coco" trong tiếng Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha vào thế kỷ 16, có nghĩa là "đầu lâu" hoặc "đầu". Cây dừa thuộc họ Arecaceae, hay được gọi là họ cọ. Điều làm cho dừa trở thành một loại thực phẩm ăn được tuyệt vời là các phần khác nhau có thể được sử dụng cho các mục đích khác nhau, ngoài việc chúng có mặt ở khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới.

Một quả dừa khác với bất kỳ loại trái cây nào khác bởi vì nó chứa một lượng “nước” đáng kể bên trong, đây là lý do tại sao khi chưa chín trái dừa có thể được thu hoạch để uống. Khi chín, nó vẫn chứa một ít nước, mặc dù lượng ít hơn. Khi một quả dừa chín hơn nữa, các lớp nội nhũ được lắng đọng ở bên trong thành của quả dừa, tạo nên ‘thịt’ dừa có thể ăn được. Vì vậy, dừa có rất nhiều công dụng và ứng dụng trong suốt các giai đoạn phát triển khác nhau của nó, đó là lý do tại sao dừa có mặt trong khẩu phần ăn hàng ngày trên toàn thế giới, dưới dạng này hay dạng khác.

Quả dừa rất ngọt và có phần vỏ cứng

Một số nhà khoa học gọi dừa là một loại quả và hạt phân tán trong nước. Hạt là đơn vị sinh sản của thực vật có hoa. Theo quan điểm sinh sản, hạt có cây “con” bên trong, với hai phần cơ bản: rễ phôi (hypocotyl) và lá phôi (epicotyl). Trong trường hợp của quả dừa, nếu nhìn vào một đầu của quả dừa, chúng ta sẽ thấy ba lỗ nhỏ (còn gọi là mắt). Hạt dừa nảy mầm và một chồi mọc ra từ một trong những lỗ rỗng. Ngoài thực vật “con” trong hạt, còn có thức ăn để bắt đầu sự sống của nó được gọi là nội nhũ. Nội nhũ là thứ tạo nên phần lớn hạt và trong trường hợp của dừa, là thứ màu trắng ngon tuyệt mà chúng ta ăn.

Một khía cạnh thú vị khác của dừa đã khiến các nhà khoa học bối rối trong hơn 200 năm qua là nó có nguồn gốc từ đâu? Nó có nguồn gốc từ Thế giới Cũ hay Thế giới Mới? Các nhà khoa học đã sử dụng nghệ thuật, thực vật học, côn trùng học, từ nguyên học, văn hóa dân gian, hóa thạch, di truyền học và hồ sơ du lịch để tìm ra nơi đầu tiên dừa xuất hiện.

Odoardo Beccari, một chuyên gia về cọ nổi tiếng từ đầu thế kỷ 20, cho rằng dừa có nguồn gốc từ Thế giới Cổ và nhiều khả năng đến từ Quần đảo Ấn Độ hoặc Polynesia. Để củng cố lập luận của mình, ông đưa ra bằng chứng là có nhiều giống dừa ở Đông bán cầu hơn ở châu Mỹ. Tuy nhiên, một số nhà khoa học (O.F. Cook, H.B. Guppy, K.F.P. von Martius,) cho rằng dừa có nguồn gốc từ Thế giới Mới, đã di cư về phía tây qua Thái Bình Dương.

Dừa là một loại thực phẩm ngon, đa năng được yêu thích trên khắp thế giới. Mặc dù có nhiều tranh cãi nổ ra xung quanh vấn đề dừa là một loại trái cây hay một loại hạt nhưng nhìn chung, các nhà khoa học đã đưa ra một ý kiến thống nhất là dừa vừa là trái cây nhưng cũng có thể coi là một loại hạt do những đặc tính của nó. Nguồn gốc của trái dừa cũng là một bí ẩn chưa có lời giải. Một số nhà khoa học cho rằng dừa xuất hiện từ Thế giới Cổ trong khi một số khác đưa ra những bằng chứng để chứng minh điều ngược lại.

Quý khách vui lòng theo dõi website (www.vinmec.com) để có thêm thông tin hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe sẽ được chúng tôi cập nhật thường xuyên.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: loc.gov, healthline.com, scienceabc.com

Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/trai-dua-a53376.html