Đất nước Việt Nam có nền ẩm thực phong phú và đa dạng, mỗi vùng miền đều có những món ăn đặc trưng riêng. Phú Thọ là một tỉnh miền núi phía Bắc, nơi sinh ra nhiều món ăn ngon nổi tiếng. Dưới đây là một số đặc sản Phú Thọ bạn nên thử khi có dịp đến đây
Phú Thọ chỉ cách Hà Nội 60km về phía Tây Bắc Nhắc đến nơi đây, du khách thường nghĩ ngay tới Lễ hội Đền Hùng, hành hương về với cội nguồn hay rừng cọ, đồi chè bạt ngàn. Song địa phương còn nhiều điểm du lịch đa dạng khác như thành phố sôi động, vườn quốc gia rộng lớn, suối khoáng nóng…
Cơm lam là món dễ tìm thấy ở nhiều tỉnh phía Bắc
Ẩm thực là một nét đẹp văn hóa, là sản phẩm đặc trưng do bàn tay và khối óc của con người tạo ra. Với người Mường ở Thanh Sơn, họ đã biết cách chung sống cùng thiên nhiên, những món ăn đơn giản, dân dã nhưng luôn hài hòa và gắn liền với thiên nhiên cũng như bản tính hiền lành và đôn hậu của con người xứ Mường. Cho đến nay, những giá trị văn hóa đó vẫn được đồng bào bảo tồn và phát huy. Một trong số các món ăn điển hình phải kể đến là cơm lam.
Để làm ra được món cơm lam ngon và có dấu ấn riêng của dân tộc mình, người Mường thường rất cầu kỳ, kỹ lưỡng trong việc chọn nguyên liệu. Đầu tiên phải chọn đồ đựng là một ống nứa thon dài khoảng 20- 30cm, không to, không nhỏ, không quá dày cũng không quá mỏng. Vì nếu quá dày nướng sẽ rất lâu, lúc bóc sẽ rất tốn công, còn nếu quá mỏng sẽ dễ bị cháy. Điều đặc biệt nứa phải là cây còn non, bà con lấy luôn nước có ở trong từng đốt ống nứa để nướng cơm, người Mường cho rằng đó là thứ tinh hoa của đất trời còn vương lại. Ống nứa tươi xanh giúp lửa không bén vào gạo và chất nhựa trong vỏ sẽ ngấm sâu vào cơm làm cho cơm có vị ngọt và mùi hương tự nhiên.
Tiếp theo là đến việc chọn gạo, đồng bào chọn loại nếp nương thơm, dẻo của vùng cao. Gạo trước khi được đem đi “lam” sẽ được ngâm khoảng 2- 3 tiếng, sau đó vo sạch, rắc ít muối và trộn đều rồi đổ vào ống nứa đã có sẵn nước. Khi gạo đổ vào, không nén chặt mà để cách miệng ống 5cm để khi gạo chín nở ra sẽ vừa khít miệng ống. Nếu thấy ống nứa có ít nước, có thể thêm nước xăm xắp mặt gạo. Nước này người Mường thường lấy nước trên những khe đồi, khe suối nhằm tạo nên vị ngọt mát. Sau đó, đem nút miệng ống lại bằng lá dong hoặc lá chuối. Đốt lửa dựng các ống quanh bếp, có thể nướng ống cơm lam bằng than củi, than tre hoặc rơm khoảng một giờ, khi cơm sủi thỉnh thoảng nhấc ra dằn mạnh ống xuống đất để gạo dồn xuống phía dưới cho hạt cơm săn chắc. Nước cạn, đặt ống nằm ngang và nướng xoay đều. Dùng ngón tay nhấn, thấy cơm mềm và có mùi thơm bốc lên là cơm đã chín. Lấy dao róc bỏ phần vỏ cháy bên ngoài. Đợi cho nguội hẳn bóc lớp vỏ còn lại sẽ để lộ ra lớp cơm vẫn được bao bọc bởi phần vỏ lụa trắng ngà của ruột tre, nứa khiến cơm lam có một màu sắc thuần hậu.
Trứng kiến là món ăn ngon, nhưng có thể gây dị ứng cho một số người
Nếu như đối với những người dân tộc Kinh, vào ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm thường tổ chức “Tết hàn thực” hay còn gọi Tết bánh trôi - bánh chay thì người Mường lại tổ chức ăn “Tết thanh minh” với món đặc sản là bánh trứng kiến.
Theo quan niệm của người Mường, mỗi năm chỉ làm loại bánh này đúng một đợt vào lúc mặt trời đỏ nhất trong năm và cũng chỉ trong tháng ấy mới có loại trứng kiến mang hương vị khác lạ nhất so với các loại kiến làm tổ trên cây khác. Người Mường cho rằng thường bắt đầu từ tháng 3 âm lịch mặt trời sẽ đỏ rực nhất, đó là lúc những tổ kiến đen trên ngọn cây luồng, cây keo, cây nứa,… trong rừng có nhiều trứng nhất, theo kinh nghiệm của đồng bào, mặt trời càng đỏ thì trứng càng to nhanh, trứng ngon nhất khi nó to nhất thì bằng hạt gạo nương và có màu trắng hồng béo ngậy.
Để làm món bánh trứng kiến, người Mường vào rừng tìm cây nứa, cây luồng có những tổ kiến to, có nhiều trứng. Người thì chặt tổ trên cây cho rơi xuống, người thì cho tổ vào mẹt đập nhẹ cho rơi trứng ra, người thì vừa kéo mẹt đi vừa bẻ cành lá cho vào để lừa kiến bò đi chỗ khác, sau đó sàng sẩy cho sạch vỏ tổ, còn lại những quả trứng kiến chắc, mẩy. Trứng kiến sau đó được rửa sạch, phơi khô.
Những gia vị cho món bánh trứng kiến thêm thơm, ngon gồm có: Lóng chuối (nõn chuối rừng), rau đáu (rau răng cưa), rau dổi, lá kiệu cùng gạo tẻ đã được ngâm qua nước. Tất cả những nguyên liệu này được trộn lẫn với nhau, cho vào cối giã nhỏ, thêm gia vị (mắm, muối, mì chính) vừa đủ sau đó được nặn thành viên to gần bằng nắm tay, tán dẹt, cho trứng kiến vào giữa và dùng lá sung mật gói lại rồi cho vào nồi hấp hoặc đồ chín. Khi bánh đã chín, mang ra xếp vào rổ để nguội là có thể thưởng thức mà không cần chấm thêm bất kỳ gia vị nào.
Nhắc đến đặc sản Phú Thọ, người ta nhớ ngay tới món thịt chua nổi tiếng của vùng đất Thanh Sơn. Đây là một trong những món ăn dân dã, quen thuộc của bà con dân tộc Mường sinh sống ở nơi đây.
Món ăn được làm từ hai nguyên liệu chính là thịt lợn và thính rang xay mịn. Để làm thịt chua ngon, người ta phải chọn phần thịt ba chỉ và thịt nạc vai. Sau đó, thịt được lên men theo công thức đặc biệt của người Mường.
Ở Thanh Sơn, lợn được chăn nuôi chủ yếu bằng rau củ và trái cây rừng nên thịt thơm, khi chế biến sẽ tạo được hương vị tự nhiên hấp dẫn
Thịt chua ngon nhất khi được ăn kèm với các loại rau sống như lá sung, đinh lăng, chấm cùng tương ớt hoặc nước mắm chua ngọt, trở thành món nhậu khoái khẩu được nhiều người yêu thích.
Búp khoai kho được biết đến là món ăn dân dã của người dân tại xã Tân Phương, huyện Thanh Thuỷ.
Những cây khoai được tận dụng triệt để với phần thân được tận dụng dành cho các vật nuôi ăn còn phần búp khoai non nhất đã được những bàn tay khéo léo tạo nên món ăn truyền thống hấp dẫn, một món đặc sản Thanh Thuỷ Phú Thọ với hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe.
Hương vị thơm ngon của những búp khoai kho đôi khi sẽ dẫn tâm hồn của những vị thực khách trở về với tuổi thơ, món khoai kho này cũng có thể được nấu theo nhiều kiểu biến tấu khác nhau cho những hương vị khác nhau và cũng rất hấp dẫn.
Người dân Phú Thọ khéo léo và chăm chỉ đã sáng tạo ra rất nhiều món ăn độc lạ mà thơm ngon và món rêu đá là một trong số đó.
Những cây rêu mọc trên các mỏm đá lớn cạnh dòng suối trong xanh mát mẻ tại đây được lấy về và sơ chế sạch sẽ, gói trong những lớp lá đu đủ với một số gia vị, tỏi ớt…cho ra một món ăn lạ miệng, thơm ngon, không có ở nơi khác và cũng rất bổ dưỡng.
Đặc biệt, món rêu đá đặc sản Phú Thọ này được cuốn một lớp lá rồi đem ủ trong than hồng cho đến khi phần lá bọc ấy chuyển sang màu cháy là có thể mở ra và thưởng thức, hương thơm của hành tỏi sẽ toả ra khi mở lớp lá cùng với hương vị của rêu đá sẽ đánh gục những thực khách khó tính nhất, cho ấn tượng khó phai về trải nghiệm ẩm thực tại đây.
Cọ ỏm cũng là một trong những đặc sản “trứ danh” được chế biến từ loài cây đặc trưng của tỉnh Phú Thọ. Cọ sống khá chát, không ăn được nên người địa phương thường “ỏm” (làm chín) để quả mềm hơn và giảm độ chát. Nhờ đó mà cọ ỏm có độ bùi, ngọt và béo ngậy, trở thành món ăn vặt được nhiều người yêu thích.
Để làm được mẻ cọ “ỏm” ngon cần căn nhiệt độ nước và thời gian hợp lý. Cọ được rửa sạch, đem xóc lẫn với những mảnh cật nứa già cho bong vỏ.
Mùa cọ bắt đầu từ độ cuối tháng 10, đầu tháng 11 âm lịch. Lúc này, người ta đi hái cọ, đem về ỏm làm thành món ăn thơm ngon, hấp dẫn thực khách trong và ngoài tỉnh
Đun nước sôi lăn tăn khoảng 85-90 độ C rồi đổ vào thùng hoặc chậu, ngâm cọ trong nước đó khoảng 15-20 phút để cọ chín mềm. Không được ngâm cọ trong nước quá nóng sẽ làm quả teo lại, ăn cứng và chát. Cọ cũng không được ỏm lâu quá dễ bị mềm nhũn, ăn không ngon.
Khi mặt nước nổi váng màu vàng, quả chuyển từ màu xanh đậm sang màu vàng là được. Cọ ỏm ngon có cùi dày, mềm, vị bùi và ngọt dịu.
Để trả lời cho câu hỏi Phú Thọ có đặc sản gì? thì bánh tẻ mật cũng là một trong số những câu trả lời đầu tiên mà rất nhiều người dân Đất Tổ đáp lại.
Đây là món ăn được rất nhiều người tại đây cũng như du khách thập phương yêu thích bởi sự độc đáo đến từ loại bánh tẻ không có nhân, được làm từ bột gạo tẻ trộn với nước và mật mía và chấm kèm với mật mía dịu ngọt, để lại dư vị ngọt thanh trong cổ vô cùng ấn tượng.
Xáo chuối Lâm Thao là một món đặc sản Phú Thọ truyền thống, được nấu vào các dịp lễ, đám cưới, hỏi…
Du khách có thể nhân dịp đến với Đất Tổ vào các dịp lễ hội văn hoá truyền thống để thưởng thức món ăn được làm nên từ quả chuối xanh, xương lợn, tương, riềng và các loại gia vị khác thơm ngon, bổ dưỡng này để có những trải nghiệm ẩm thực ấn tượng nhất tại Phú Thọ.
Ở một số địa phương cũng có món xáo chuối nhưng tại Lâm Thao món ăn có đặc trưng khác bởi thay mẻ cơm bằng riềng xay và cho tiết lợn để tạo nên một màu nâu rất riêng, tạo nên hương vị rất lạ miệng và hấp dẫn mọi du khách.
Đây là một trong các món đặc sản Phú Thọ đặc trưng với nguyên liệu từ loại gạo tên là gạo nếp gà gáy khá quý và có giá trị cao được trồng tại Phú Thọ.
Đi kèm với món xôi nếp thơm ngon này không thể thiếu món chấm được làm từ muối lạc đi kèm với những hạt vừng thơm, bùi ngậy, để lại ấn tượng đáng nhớ khi đến với huyện Yên Lập của tỉnh Phú Thọ thân thương.
Chắc chắn khi có dịp tận hưởng hương vị thơm ngon của Xôi nếp gà gáy thì du khách sẽ mãi chẳng quên được cái hương vị cùng cái tên độc lạ của món ăn này.
Du khách đến Phú Thọ và thưởng thức các món ăn nơi đây sẽ được giới thiệu món ăn vô cùng đặc trưng này.
Những con cá thơm ngon gắn liền với câu cửa miệng Dê núi đá, cá sông Đà được bắc lên kho với những quả trám và nêm nếm chuẩn vị cho những niêu đất cá thơm ngon, ấn tượng, để du khách mãi nhớ đến thiên nhiên, con người cùng đặc sản Phú Thọ.
Không phải món ăn sang trọng hay cầu kỳ về hình thức nhưng rau sắn lại trở thành món ăn làm nên thương hiệu cho ẩm thực vùng đất Tổ.
Rau sắn sau khi hái về được vò nát, ngâm vào nước cho bớt nhựa, sau đó đem đi trộn với muối, ướp gia vị rồi ủ trong khoảng từ 4 - 5 ngày. Loại rau này được sử dụng giống như dưa, cà muối, có thể ăn ngay hoặc dùng kho cá, kho thịt, nấu canh cá rô,…
Những búp sắn tươi ngon nhất là khi còn non, mập mạp, còn nguyên lớp phấn mịn phía đầu chồi. Sau khi được muối, lá sắn có thể được nấu thành nhiều món ngon khác nhau như lá sắn xào với thịt lợn, lá sắn kho tép hay nấu canh cá,…
Không chỉ người Phú Thọ mà nhiều thực khách ở Hà Nội hay các tỉnh thành lân cận cũng yêu thích hương vị món rau sắn, thường tìm mua để đổi bữa, chiêu đãi cả gia đình cùng thưởng thức.
Bưởi Đoan Hùng là loại trái cây đặc sản nổi tiếng với vị ngọt, thơm riêng biệt, tạo nên thương hiệu đặc trưng và thường được thực khách mua làm quà biếu tặng bạn bè, người thân.
Bưởi Đoan Hùng có dáng thon tròn, khi chín vỏ màu vàng sáng, hơi héo, cùi mỏng, múi ráo và mọng nước, màu trắng ngà, nhất là dậy mùi thơm đặc trưng. Giống bưởi đặc sản này còn quý ở chỗ, có thể bảo quản được vài tháng đến nửa năm, khi bổ ra, ăn vẫn ngọt, ngon như khi vừa mới hái.
Bưởi Đoan Hùng khác các giống bưởi quý khác ở chỗ quả nhỏ, thon tròn, vỏ mỏng, múi dày và mọng nước. Loại bưởi này cũng rất thơm
Đây cũng là đặc sản thường được thực khách chọn mua về làm quà với số lượng lớn, đem biếu tặng người thân, bạn bè. Vào mùa, những quả bưởi to, ngon bán với giá từ 80.000 - 100.000 đồng/quả, rẻ nhất là 15.000 - 20.000 đồng/quả, tùy loại và kích cỡ.
Bánh tai (hay còn gọi là bánh tai heo) tuy có cách chế biến đơn giản nhưng lại trở thành thức quà được nhiều người yêu thích khi có dịp du lịch Phú Thọ.
Món bánh này được làm từ các nguyên liệu dân dã gồm gạo tẻ, thịt lợn và một số gia vị quen thuộc. Phần gạo tẻ được ngâm, đem xay mịn, sau đó hòa cùng chút nước và quấy đều thành hỗn hợp bột sền sệt. Tiếp đến, thịt lợn được băm nhỏ, tẩm ướp với các loại gia vị rồi bọc trong lớp bột gạo và đem đi hấp.
Sở dĩ món bánh này được gọi là bánh tai heo bởi hình dáng cong cong, thuôn dài giống như chiếc tai heo
Khi hấp phải để lửa to, tránh làm bột vón cục. Bánh tai đạt yêu cầu là khi dậy mùi thơm của bột, hòa quyện phần nhân thịt béo ngậy. Khi ăn, thực khách cảm nhận được độ dẻo thơm, đậm đà của bánh.
Phú Thọ không chỉ có những đặc sản thuộc top đầu Việt Nam, mà còn là cái nôi của những lễ hội ẩm thực truyền thống đặc sắc và đây cũng là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp địa phương, thu hút người dân đổ về như lễ hội Discovery ( đặc sản các vùng miền tại Wyndham Line Time Thanh Thủy).
Sau rất nhiều những món ăn thơm ngon khác nhau thì món đặc sản Phú Thọ này cũng mang những đặc trưng riêng có của vùng đất này với những nắm cơm tròn được những bàn tay khéo léo, tỉ mỉ lăn trong lá cọ tạo nên món cơm hấp dẫn, mang mùi hương đặc trưng của lá cọ.
Đặc sản Phú Thọ Cơm nắm lá cọ được yêu thích để ăn kèm với các món như muối vừng, thịt nướng, thịt chua hay rất nhiều món ăn mặn khác, cho trải nghiệm ẩm thực đáng nhớ và ấn tượng tại Phú Thọ xinh đẹp.
Mảnh đất Phú Thọ được thiên nhiên ưu ái với con sông Đà chảy qua với rất nhiều loại cá thơm ngon và một trong số đó là Cá Anh Vũ hay còn được biết đến với cái tên Cá Tiến Vua, một loại cá chuyên được dùng chế biến nên món ăn cho các vị vua chúa và các bậc vương giả thời xưa. Đã được ghi nhận và khẳng định được vị thế trong các loại cá sông hồ.
Cá Anh Vũ có thịt màu trắng, dai và thơm ngon hơn bất cứ loại cá nước ngọt nào, ngon nhất khi được chế biến bằng phương pháp hấp hay nướng.
Cá hấp rất dễ ăn với tất cả mọi người với hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao được giữ nguyên và rất tốt cho sức khỏe, hứa hẹn mang lại trải nghiệm ẩm thực xa hoa như những bậc đế vương vô cùng ấn tượng.
Cá lăng là một loại cá sông Đà thơm ngon và hấp dẫn không kém khác. Thịt cá lăng có độ chắc cùng hương vị thơm ngon nên có thể tạo nên món chả cá lăng đặc sản Phú Thọ thơm ngon, hấp dẫn tự nhiên mà không cần quá nhiều hương vị phụ gia.
Món lẩu cá lăng cũng vô cùng hấp dẫn với nước dùng khá dễ làm, đi kèm với đó là các loại rau, măng chua, hoa chuối,…cho món ăn thơm ngon với vị chua dịu mát, để lại những ấn tượng cho thực khách ngay từ lần đầu thưởng thức.
Các món ăn từ cá lăng được phục vụ khá rộng rãi tại Phú Thọ để du khách có thể thưởng thức một cách thuận tiện nhất và có trải nghiệm ẩm thực tốt nhất.
Đây là một trong các món đặc sản Phú Thọ hấp du khách bởi hương vị của đất rừng nơi đây.
Tằm cọ được chế biến qua một công đoạn khá phức tạp: từ công đoạn nướng phải thực hiện đốt bằng thân cây cọ già để tằm nướng mang hương vị đặc trưng với những con tằm béo ngậy được nuôi trong nõn cọ với hàm lượng chất đạm cùng dinh dưỡng khá cao để du khách có thể bồi bổ khá tốt.
Tằm cọ lá chanh chấm muối ớt hứa hẹn sẽ đem đến trải nghiệm ấn tượng ngay từ khi đưa những con tằm béo ngậy vào miệng cho đến khi nhai và nuốt, để lại dư vị khó phai, mang đến hương vị của thiên nhiên giúp cho du khách giải toả, quên đi hết căng thẳng mệt mỏi khi thưởng thức món ăn dân dã này.
Bánh cuốn có lẽ đã là một món ăn quen thuộc mỗi khi sáng sớm của người dân Phú Thọ và cả người dân ở trên khắp miền Bắc. Tuy vậy món bánh cuốn nóng đặc sản Phú Thọ vẫn mang một chút gì đó đặc trưng riêng mà không nơi nào có.
Có lẽ sự khác biệt của bánh cuốn nơi đây là sự kết hợp bởi cách chế biến khi bánh vừa tráng trong được cuốn và đem ra phục vụ, thưởng thức, cho những miếng bánh nóng hổi, thơm ngon hấp dẫn.
Kết hợp với đó có lẽ là kết tinh bởi bàn tay ân cần của những người Phú Thọ với rất nhiều tâm huyết, tâm tình để tạo nên những miếng bánh cuốn béo ngậy, thơm ngon, hấp dẫn du khách.
Tại Xuân Sơn Phú Thọ nổi tiếng với Vườn Quốc gia là điểm đến cho nhiều khách du lịch thập phương. Du khách đến đây cũng có thể tranh thủ dịp hiếm có để thưởng thức món vịt lam Xuân Sơn - một trong các món đặc sản Phú Thọ vô cùng hấp dẫn.
Những con vịt được nuôi hoàn toàn tự nhiên, không có cám và được thả ngoài suối hay đồng ruộng cho thịt vịt ngon đặc trưng.
Thịt vịt sẽ được lọc xương và thái mỏng đem trộn với hoa chuối, hạt và lá dổi, cùng một số gia vị đặc trưng Tây Bắc khác.
Sau đó thịt sẽ được nhồi vào trong ống giang và bịt chặt lại đem nướng trên lửa cho đến khi chín vàng hết ống giang thì đem ra và thưởng thức.
Mùi vị của vịt không bị bay mất khi nướng do đã bịt kín miệng ống giang và được hòa quyện với hương vị thiên nhiên của cây giang cho cái vị thanh thanh, có chút gì đó thơm ngon mà khó có thể diễn tả được.
Du khách phải đến tận nơi và trực tiếp thưởng thức mới có thể cảm nhận được hết sự thơm ngon, hấp dẫn của món đặc sản Phú Thọ này.
Một món đặc sản thơm ngon hấp dẫn khác lại vô cùng dân dã của người Phú Thọ. Bánh sắn được chế biến từ các nguyên liệu như: sắn, đậu xanh làm nhân, thịt ba chỉ, hành, cùng một số loại gia vị khác và được bọc bằng lá chuối.
Chiếc bánh sắn khi bóc ra thì bên ngoài đã ngấm màu xanh của lá chuối, ở giữa là màu trắng của bột sắn và bên trong là phần nhân vô cùng thơm ngon với đậu xanh, thịt mỡ, hành.
Bánh sắn thơm ngon ngay từ khi cắn vào phần bên ngoài dai dai cho đến khi vào đến phần nhân với vị bùi béo và thơm ngậy của nhân bánh với các loại gia vị khác nhau. Giúp đem đến cho du khách những ấn tượng khó quên về các món đặc sản.
Ngoài ra, khi đến Phú Thọ, món sắn luộc cũng vô cùng thơm ngon mà du khách không nên bỏ lỡ cơ hội thưởng thức. Những củ sắn trắng ngần luộc với nước với vị bùi và bở sẽ để lại những dư vị thơm ngon về một món quà quê hấp dẫn.
Lễ hội đặc sản vùng miền Vietnam Discovery do tập đoàn Onsen Fuji tổ chức định kỳ hàng tháng tại khu nghỉ dưỡng Wyndham Lynn Times Thanh Thủy (Bảo Yên, Thanh Thủy, Phú Thọ) cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 60 phút di chuyển.
Trước bối cảnh nhiều đặc sản tỉnh thành chưa có cơ hội tiếp cận với đông đảo du khách, Lễ hội đặc sản vùng miền Vietnam Discovery được tổ chức để trở thành sân chơi quảng bá thế mạnh đặc sản địa phương. Với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất kinh doanh tiếp cận được tập khách hàng tiềm năng, cùng với đó là cơ hội giao thương, hợp tác giữa bên, lễ hội sẽ được diễn ra xuyên suốt 10 ngày
Lễ hội là không gian tuyệt vời để trưng bày, quảng bá, giới thiệu và giao thương kết nối với khách hàng, đối tác. Tại sự kiện sẽ diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn du khách với chương trình âm nhạc - nghệ thuật đặc sắc, trình diễn tay nghề của các nghệ nhân, quy trình sản xuất đặc sản của các địa phương, giới thiệu văn hóa tiêu dùng sản phẩm, quảng bá thương hiệu nông sản, đặc sản của các tỉnh thành trong cả nước.
Với mong muốn quảng bá và lưu trữ các giá trị truyền thống của ẩm thực Việt, sự kiện hứa hẹn sẽ thu hút nhiều du khách đến trải nghiệm và khám phá những câu chuyện đặc sản, ẩm thực đa dạng của Việt Nam. Việc được tiếp xúc trực tiếp với nhiều khách hàng cũng là cơ hội để doanh nghiệp trao đổi và lắng nghe những ý kiến đóng góp trực tiếp, góp phần phát triển và trau dồi sản phẩm.
Tổ chức tại quần thể nghỉ dưỡng 5* quốc tế Wyndham Lynn Times Thanh Thủy, Vietnam Discovery là điểm đến không chỉ du khách trong nước, mà cả du khách nước ngoài với mức ngân sách nghỉ dưỡng, trải nghiệm cao
Không chỉ có khu gian hàng để giới thiệu và quảng bá đặc sản vùng miền, tại Vietnam Discovery, những hoạt động âm nhạc - nghệ thuật đặc sắc, trình diễn tay nghề của các nghệ nhân hay quy trình sản xuất đặc sản địa phương, giúp gắn kết khách hàng với các sản phẩm cũng như tạo dựng lòng tin của khách hàng khi được trực tiếp theo dõi quá trình sản xuất ra các đặc sản.
Được biết, Onsen Fuji là một trong những Tập đoàn uy tín trong lĩnh vực phát triển nghỉ dưỡng. Trên hành trình khai phá tiềm năng các vùng đất, với nhiều nhiều dự án quy mô ở khắp các tỉnh thành Việt Nam, đơn vị hiểu rõ giá trị và ý nghĩa của việc quảng bá, phát huy thế mạnh đặc sản, văn hóa vùng miền.
Tổ chức tại khu nghỉ dưỡng 5* quốc tế Wyndham Lynn Times Thanh Thuỷ, các doanh nghiệp có cơ hội tạo dựng và lan tỏa hình ảnh của thương hiệu đến với những phân khúc khách hàng cao cấp. Các sự kiện được tổ chức gần đây thu hút hàng chục nghìn lượt khách tham quan và mua sắm.
Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/phu-tho-noi-tieng-ve-cai-gi-a53240.html