ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN ỨNG VIÊN

1. Yêu cầu công việc là gì?

Hầu hết trong các bản mô tả công việc, nhà tuyển dụng đã nêu rõ các yêu cầu cần thiết để một ứng viên có thể thành công ở công việc đó. Họ có thể đề cập đến những kỹ năng cụ thể, thể loại và lượng kinh nghiệm công việc, phẩm chất cá nhân, bằng cấp chuyên môn, chứng nhận chuyên ngành, lĩnh vực hiểu biết, và các loại bằng cấp, tiêu chuẩn khác. Những tiêu chuẩn này sẽ tạo nên sự kỳ vọng, hào hứng cho cả nhà tuyển dụng lẫn nhân viên ứng tuyển, và đảm bảo được chất lượng cho nhân viên ứng tuyển ở vị trí đó.

2. Tác dụng của yêu cầu công việc

Tác dụng của yêu cầu công việc

Nhà tuyển dụng nên cố gắng chi tiết nhất có thể khi nói về những yêu cầu công việc để lọc bớt những ứng viên không đạt yêu cầu ngay từ đầu. Điều này cũng sẽ giúp thu hút những ứng viên phù hợp, gần như đáp ứng được hết các yêu cầu trên đăng ký phỏng vấn xin việc.

Điều quan trọng là các ứng viên cần dành thời gian chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được mình có những kỹ năng phù hợp với yêu cầu họ đang tìm kiếm. Trước khi nộp đơn xin việc, ứng viên nên tìm hiểu kĩ yêu cầu của vị trí ứng tuyển và nhắc các bằng cấp, kỹ năng liên quan trong đơn xin việc, cv xin việc, thư xin việc và sơ yếu lý lịch.

Chú ý: Nhà tuyển dụng có thể lựa chọn ứng viên rất giỏi ở một số lĩnh vực này nhưng lại kém ở những lĩnh vực khác. Khi viết bản mô tả công việc, nhà tuyển dụng đang nghĩ về một ứng viên lý tưởng, nhưng rất có thể là họ sẽ không tìm được ai đáp ứng được tất cả các yêu cầu đó. Vì vậy, trong quá trình tuyển dụng, hãy đảm bảo rằng bạn nhấn mạnh những kỹ năng phù hợp mà bạn có.

Thông thường thì bản mô tả sẽ bao gồm một danh sách dài những yêu cầu cần thiết cho công việc. Tuy nhiên, trong số đó sẽ có một vài yêu cầu quan trọng hơn so với còn lại. Vì vậy, ứng viên không nhất thiết phải đáp ứng hết các yêu cầu mới được xem xét cho vị trí công việc.

Ví dụ: Một ứng viên có bằng cấp học vấn đáp ứng được nhu cầu công việc, có kinh nghiệm làm việc, tình nguyện, làm thực tập sinh và học tập có thể ứng dụng được cho công việc nên dành thời gian nộp đơn ứng tuyển. Tuy nhiên, nếu công việc yêu cầu bằng Tiến Sĩ nhưng bạn mới chỉ có bằng Đại học thì tốt nhất bạn không nên tốn thời gian đăng kí làm gì.

3. Các loại yêu cầu công việc

Các loại yêu cầu công việc thường gặp bao gồm kỹ năng, kinh nghiệm, và học vấn.

Các loại yêu cầu công việc

Kỹ năngm

Yêu cầu về kỹ năng có thể bao gồm cả ký năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng cứng là những kiến thức thiên về kĩ thuật, chuyên ngành có thể dạy, đo lường được, như khả năng sử dụng các chương trình phần mềm cụ thể, kỹ năng phân tích số liệu, viết code, thực hiện các chiến dịch truyền thông,... Kỹ năng mềm được dùng để chỉ những đặc điểm khó định lượng, ví dụ như khả năng tư duy suy nghĩ phản biện, kỹ năng lắng nghe, sáng tạo giải quyết vấn đề và giao tiếp một cách hiệu quả.

Chú ý: Yêu cầu công việc còn có thể đề cập đến sự kết hợp giữa các kỹ năng và nền tảng kiến thức mà người lao động đang tìm kiếm, ví dụ như khả năng biết ứng dụng các thiết kế kĩ thuật cơ khí vào hệ thống điện, …

Kinh nghiệm

Yêu cầu về kinh nghiệm thường chỉ một khoảng thời gian cụ thể bạn đã làm việc trong quá khứ hoặc làm ở một vị trí tương tự với công việc bạn đang ứng tuyển. Họ cũng có thể yêu cầu thêm rằng bạn phải làm việc với một loại dân số cụ thể hoặc làm trong một ngành, lĩnh vực nào đó. Ví dụ, một công ty đang tuyển kế toán sơ cấp có thể yêu cầu ứng viên ít nhất 3 năm kinh nghiệm ở vị trí tương tự trong một công ty tài chính.

Yêu cầu học vấn

Theo như Vieclam123 đã tìm hiểu Một số vị trí sẽ yêu cầu ứng viên phải có trình độ học vấn nhất định để ứng tuyển. Ví dụ, công việc có thể yêu cầu bằng tốt nghiệp cấp 3, bằng cao đẳng, đại học hay thạc sĩ. Trong một vài trường hợp, kinh nghiệm làm việc liên quan, hay còn được gọi là kinh nghiệm tương đương, sẽ có thể thay thế được cho yêu cầu về học vấn.

4. Tổng kết

>> Tin liên quan:

Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/yeu-cau-cong-viec-a50869.html