Cách nói chuyện bớt nhạt trong mọi hoàn cảnh, tình huống

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao đồng nghiệp có rất nhiều mối quan hệ, dễ dàng tìm thấy nguồn lực hỗ trợ khi cần thiết, còn bạn lại khó thu hút được sự quan tâm của mọi người xung quanh không? Câu trả lời nằm ở cách nói chuyện của bạn đang “thiếu muối”, thiếu vị đậm đà, trong khi đồng nghiệp thì ngược lại. Làm thế nào để học cách nói chuyện bớt nhạt mà không gây ra cảm giác gượng gạo hay miễn cưỡng đây? Đừng lo, quân sư TalentBold sẽ giúp bạn đạt được điều này. MỤC LỤC: 1. “Nói chuyện nhạt” nghĩa là gì? 2. Dấu hiệu cảnh báo cuộc nói chuyện nhạt nhẽo từ bạn 3. Cách nói chuyện bớt nhạt mang lại lợi ích gì cho công việc? 4. Nói chuyện bớt nhạt không có nghĩa là nói nhiều và nói nhanh 5. Học cách nói chuyện bớt nhạt, thích ứng nhanh mọi tình huống 5.1. Nâng cao dữ liệu kiến thức 5.2. Tự học cách kể chuyện 5.3. Thể hiện một nội dung từ nhiều câu chuyện đa sắc 5.4. Biết lắng nghe, biết đồng cảm 5.5. Tự tin nêu chính kiến

1. “Nói chuyện nhạt” nghĩa là gì?

“Nói chuyện nhạt” là cụm từ phản ánh chất lượng giao tiếp của một người theo hướng tiêu cực khi mà họ không thể tạo được sức hút nơi người nghe, không thể tiếp nhận và phản hồi nhanh ý của người khác, cũng không thể kéo dài một cuộc giao tiếp với bất kỳ đối phương nào.

Người nói chuyện nhạt không phải là phạm lỗi lầm gì to tát, cũng không phải lỗi của cá nhân vì nói chuyện nhạt thuộc về phạm trù tố chất và quan điểm sống của mỗi người. Chỉ là tính cách này sẽ khiến cuộc sống của người nói chuyện nhạt bất lợi hơn so với những người hoạt ngôn, giao tiếp linh hoạt, điển hình là trong việc trao đổi thông tin hay tìm kiếm người hỗ trợ, vì vậy, khắc phục là một điều nên làm.

2. Dấu hiệu cảnh báo cuộc nói chuyện nhạt nhẽo từ bạn

Muốn biết bản thân hay một ai đó có phải là người nói chuyện nhạt hay không, hãy xem trong hoạt động giao tiếp, liệu có phát sinh những dấu hiệu này không:

2.1. Kích hoạt bầu không khí trầm lắng

Khi giao tiếp cùng một ai đó, người nói chuyện nhạt thường chỉ im lặng lắng nghe hoặc ngồi im lướt điện thoại, không góp phần phản hồi hoặc góp ý, mặc cho những người khác trò chuyện. Họ như tách mình qua một thái cực khác ngay cả khi chỉ có họ và một người khác, khiến cho đối phương cảm thấy như họ đang bị ép phải nghe vậy, thế là từ từ người nói cũng im lặng rồi kết thúc sớm buổi trò chuyện.

2.2. Không nhạy bén với ngôn ngữ hình thể

Một cái nhíu mày hay một cái khều chân chính là một biểu đạt ngôn ngữ cơ thể thay cho lời nói khi không tiện phát ngôn. Nhưng người nói chuyện nhạt lại ít khi quan tâm để ý đến những hành động nhỏ này, họ vẫn trung thành với sự lặng im của mình, thỉnh thoảng “ừ, dạ” hoặc gật đầu để không bị coi là bất lịch sự. Cách nói chuyện bớt nhạt

>>>Bạn có thể quan tâm: Hoạt ngôn là gì? Lợi ích hoạt ngôn mang lại trong công việc

2.3. Khó khăn khi trò chuyện hài hước

Muốn phát ngôn hài hước thì não bộ cần phải linh động để phân tích nội dung câu chuyện, sàng lọc ý hài hước tương thích với nội dung đó và lựa chọn ngôn từ để phát ngôn khéo léo. Quá trình này được xem là phức tạp với những người nói chuyện nhạt.

2.4. Lặp đi lặp lại hành động

Những câu chuyện kể đi kể lại hàng chục năm, những địa điểm cứ hẹn gặp là đến đó, những món ăn, thức uống, đoạn đường quen thuộc lặp lại hằng ngày… Đây chính là phong cách sống của người nói chuyện nhạt và cũng là một trong những nguyên nhân khiến họ không phát triển được dữ liệu để “tung hứng” câu chuyện cùng người khác.

2.5. Né tránh nêu ý kiến cá nhân

Người nói chuyện nhạt rất lười phát biểu ý kiến, họ chọn cách theo đám đông như một cách an phận, thay vì phải góp ý, tranh luận, phản biện.

2.6. Khó khăn khi sắp xếp câu từ

Bản thân người nói chuyện nhạt cũng có những vấn đề muốn chia sẻ, nhưng do thói quen ít nói chuyện, ít vận dụng ngôn từ quá lâu khiến cho việc thể hiện nội dung sao cho hay, sao cho người nghe thấu hiểu được cảm xúc trở nên khá khó khăn với họ.

2.7. Ít thu hút người khác trò chuyện

Không nhiệt tình hồi đáp câu chuyện, không cung cấp giá trị mới cho người khác học hỏi, không chia sẻ được cảm xúc, tâm sự của người nói… đây là những điều tiêu biểu khiến cho người nói chuyện nhạt ít trở thành đối tượng tâm sự hay đối tượng được mời tham gia các buổi gặp gỡ, hàn huyên của những người xung quanh. Cách nói chuyện bớt nhạt mang lợi ích gì

3. Cách nói chuyện bớt nhạt mang lại lợi ích gì cho công việc?

3.1. Kiến tạo mối quan hệ nhanh chóng

Môi trường công sở là nơi hội tụ nhiều cá nhân, nhiều tính cách với giá trị chuyên môn khác nhau. Một con én không làm nên mùa xuân, một người dù giỏi chuyên môn mà không có mối quan hệ hỗ trợ từ đồng nghiệp xung quanh thì cũng khó đạt hiệu suất như mong đợi, càng khó tìm thấy sự ủng hộ khi có những cuộc bầu chọn, đề bạt. Cách nói chuyện bớt nhạt chính là một trong những tiêu chuẩn hoàn đầu giúp bạn kiến tạo mối quan hệ hiệu quả.

3.2. Truyền đạt thông tin rõ ràng, chuẩn xác

Người nói chuyện nhạt thường lười phát ngôn, nên những nội dung họ truyền tải rất ngắn gọn, chỉ tập trung vào ý chính. Người nghe muốn hiểu rõ vấn đề phải chủ động tìm hiểu rồi đặt câu hỏi với họ. Điều này khiến cho chất lượng truyền thông tin từ người nói chuyện nhạt bị đánh giá thấp, nhất là trong những tình huống khẩn cấp, cần thông tin nhanh, đủ và bao quát. Xóa bỏ được nhược điểm này sẽ giúp cải thiện chất lượng truyền tải và tiếp nhận thông tin.

3.3. Giải quyết vấn đề khéo léo

Cách nói chuyện bớt nhạt bao hàm khả năng linh động sử dụng ngôn từ trong từng tình huống cụ thể. Nhờ vậy bầu không khí căng thẳng thuận lợi được xoa dịu, giúp đôi bên bình tĩnh, nhìn vào vấn đề và cùng nhau tìm hướng giải quyết, dung hòa lợi ích đôi bên thay vì cứ mãi khó chịu, đối chất gay gắt, không ai chịu nhường ai.

3.4. Thu thập nhiều thông tin hữu ích

Từ thông tin chuyên môn, chuyện nội bộ doanh nghiệp đến những kinh nghiệm sống, mọi người đều muốn chia sẻ với những người nói chuyện hay, thú vị, chứ tuyệt nhiên không mặn mà trao đổi cùng người nói chuyện nhạt. Vì người nói chuyện nhạt không biết cách phản hồi tích cực, nhiều lắm họ chỉ lắng nghe rồi “ừ hử” cho xong, vậy thì ai còn cảm xúc để chia sẻ nữa. Nói chuyện nhạt mang lại hậu quả gì

>>>> Bạn có thể xem thêm: Định nghĩa tự ti là gì? Bí kíp vượt qua cảm xúc tự ti nơi công sở

4. Nói chuyện bớt nhạt không có nghĩa là nói nhiều và nói nhanh

Nhiều người nghĩ rằng chỉ những người ít nói mới bị xem là nói chuyện nhạt, còn những người nói nhiều hay nói nhanh thì không thuộc nhóm này. Nhưng thực chất, tiêu chuẩn để đánh giá nói chuyện nhạt hay không đâu nằm ở việc sử dụng số lượng từ nói ra nhiều hay ít, tốc độ phát ngôn nhanh hay chậm mà nằm ở:

4.1. Nắm bắt đúng ý người nói

Nói quá nhiều hoặc quá nhanh có thể khiến bạn bỏ qua lời đối phương chia sẻ, thậm chí khiến đối phương chán, nhường hết phần nói cho bạn. Như vậy, nội dung trao đổi sẽ bị đứt đoạn, đây là điều mà người nói chuyện bớt nhạt không áp dụng. Thay vào đó, họ sẽ lắng nghe nhiều hơn, thỉnh thoảng phản hồi để đối phương có những điểm dừng phù hợp trước khi chia sẻ tiếp câu chuyện để đôi bên cùng trao đổi.

4.2. Phản hồi súc tích, đúng trọng tâm

Nói nhiều rất dễ lạc đề, nói nhanh rất dễ dùng câu từ thiếu tinh tế, trong khi nói chuyện bớt nhạt hướng đến sự phản hồi súc tích, đúng trọng tâm, và quan trọng là tạo được thiện cảm nơi người tiếp nhận, khiến họ cảm thấy thú vị và an tâm khi tiếp tục trò chuyện.

4.3. Bắt đúng tần số giao tiếp

Muốn tạo được sức hút trong giao tiếp, việc bắt đúng tần số của nhau là yếu tố cần làm đầu tiên. Có người họ thích trao đổi nhanh, gọn, có người lại muốn nói chuyện một cách từ tốn, nhẹ nhàng. Nếu chỉ chọn phong cách nói nhanh, nói nhiều sẽ không chắc tương thích với đối phương, còn nói chuyện bớt nhạt, nói chuyện hay thì lại hoàn toàn có thể thích ứng mọi hoàn cảnh dựa trên quá trình khảo sát và điều chỉnh nhịp giao tiếp. Học cách nói chuyện bớt nhạt

5. Học cách nói chuyện bớt nhạt, thích ứng nhanh mọi tình huống

Nói chuyện nhạt gần như không thấy một ưu điểm nào mà chỉ toàn nhược điểm, vậy thì phải nhanh nhanh học cách nói chuyện bớt nhạt mà quân sư TalentBold gửi đến chúng ta ngay dưới đây:

5.1. Nâng cao dữ liệu kiến thức

Muốn phản hồi chính xác nội dung được nghe thì chúng ta phải có kiến thức về cùng lĩnh vực đó. Vì vậy, dù là kiến thức xã hội, kiến thức chuyên môn hay bất kỳ thông tin ở lĩnh vực mới mẻ nào khác mà ta được tiếp cận, hãy đều để tâm đến và lưu trữ vào não bộ, sẽ có lúc bạn cần dùng đến. Với sự hỗ trợ từ công nghệ trực tuyến, từ mạng xã hội, quá trình này trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.

5.2. Tự học cách kể chuyện

Bạn có thể bắt đầu bằng cách tóm tắt nội dung một tập phim sau khi vừa xem một mình xong, đây là cách kích thích lại sự “siêng năng” cho não bộ để các tín hiệu ngôn từ, ngữ pháp, câu cú được “đánh thức” dần. Lâu ngày, sự khó khăn trong vận dụng từ ngữ để kể một câu chuyện hoàn chỉnh không còn là nỗi ám ảnh nữa.

5.3. Thể hiện một nội dung từ nhiều câu chuyện đa sắc

Nếu cứ mãi ôm một vài câu chuyện kể hết cho người này đến người khác nghe, bản thân mình không chán thì người nghe riết cũng phải “quay xe”. Hãy làm phong phú kho dữ liệu của bạn bằng cách học tập từ những người hoạt ngôn, đó có thể là diễn viên hài, MC, câu nói hot trend… hoặc tiếp xúc nhiều với những người bạn nói chuyện hay để có thể diễn đạt cùng một ý nhưng theo những cách thú vị riêng, ví dụ dùng “tụt mood”, “bỏ em vào balo, đưa em ra khỏi thủ đô” để biểu đạt bản thân đang buồn chán, muốn nghỉ ngơi chẳng hạn.

5.4. Biết lắng nghe, biết đồng cảm

Trước khi phán xét một vấn đề gì hãy nghe người nói trình bày hết câu chuyện, trong quá trình lắng nghe đừng chỉ “đơ như một pho tượng”, bạn có thể thêm vài từ ngắn vào như “vậy hả”, “biết ngay mà”…hoặc xoe tròn mắt, xoa vai an ủi… để người nói biết rằng bạn vẫn luôn theo sát câu chuyện. Dù không nói nhiều nhưng chỉ với những cử chỉ nhỏ như vậy cũng cho thấy bạn là người ấm áp, biết đồng cảm.

5.5. Tự tin nêu chính kiến

Mãi nghe lời, mãi đồng ý không phải là cách tạo sự yêu thích từ người khác, mà ngược lại, họ sẽ dễ chán ngán và coi thường sự hiện diện của bạn. Hãy mạnh dạn nêu ra suy nghĩ của mình, có thể ý kiến đó không được chấp nhận, chưa được trình bày rành mạch… không sao cả, điều quan trọng là bạn phải dám đi bước đầu tiên để thay đổi bản thân. Nếu phải tiếp nhận sự tranh luận, hãy dùng thái độ hòa nhã, lịch sự để người nghe có thể hiểu và cảm nhận được sự tôn trọng từ bạn.

Học cách nói chuyện bớt nhạt cũng chính là hành trình nâng cao sự duyên dáng của bản thân thông qua giao tiếp bằng lời nói và ngôn ngữ hình thể. Dù là trong đời sống hằng ngày hay trong công việc chuyên môn, quân sư TalentBold tin chắc sở hữu năng lực giao tiếp cuốn hút sẽ giúp hình ảnh cá nhân được đề cao, nhiều mối quan hệ tích cực chủ động tìm đến, và chặng đường đến thành công của bạn cũng nhờ vậy mà được tăng tốc đáng kể.

Miễn phí đăng tin tuyển dụng

-

Chi tiết liên hệ: Talentbold - We bold your talents Hotline: 077 259 1080 Mail: sales@talentbold.com Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet

Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/cach-nch-bot-nhat-a50843.html