Ca dao tục ngữ chính là một kho tàng tri thức vô tận của nhân loại, chứa đựng trong đó rất nhiều bài học quý giá để truyền cho con cháu các đời sau. Một trong số những câu ca dao tục ngữ được nhiều người nhắc đến thường xuyên nhất chính là câu “Chết trong còn hơn sống đục”.”Trong” và “đục” là hai mặt đối lập thể hiện trạng thái của sự vật. Nhưng nếu đặt nó thành một câu tục ngữ thì nó còn có ý nghĩa sâu xa hơn. “Chết trong” là một cái chết vinh quang, đẹp đẽ, dù có phải chết vẫn luôn ngẩng cao đầu. Còn “sống đục” mang nghĩa ngược lại hoàn toàn. Là dù có sống thì cũng sống một cuộc sống thấp hèn, bẩn thỉu không vẻ vang. Từ “hơn” có nghĩa là sự so sánh giữa cái chết vẻ vang, lưu giữ tiếng thơm ngàn đời với sự sống nhưng tạm bợ ô nhục. Chúng ta thà chết trong vinh quang còn hơn sống mãi trong tủi nhục.
Câu tục ngữ là một thông điệp quý giá, có ý nghĩa với mọi quốc gia, mọi thời kỳ. Trong cuộc sống luôn có nhiều thử thách đặt con người vào những tình huống buộc phải lựa chọn. Muốn sống trong sạch, tránh xa cám dỗ, chúng ta phải vững vàng, nhận thức được giá trị của mình và giữ gìn nhân cách cao đẹp. Có thể kể đến câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử Trần Bình Trọng: “Thà làm quỷ nước Nam hơn vương nước Bắc.” Ông rõ ràng là một con người có nhiệt thành yêu nước, sống cả đời vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hay trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhiều người cộng sản yêu nước đã bị kẻ thù cầm tù và tra tấn dã man để buộc họ phải tiết lộ bí mật của quân mình. Nhưng khi đứng trước ranh giới của sự sống và cái chết, họ chấp nhận cái chết như cách duy nhất để bảo vệ danh dự cá nhân, bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, luôn tồn tại một bộ phận nhỏ lại lựa chọn cách sống hèn nhát. Đối với học sinh, sinh viên là thế hệ trẻ cũng chính là tương lai của đất nước. Chúng ta cần tích cực học tập, rèn luyện nhân cách. Tóm lại, câu tục ngữ “Chết trong còn hơn sống đục” chính là một lời khuyên ngắn gọn nhưng rất có giá trị. Chúng ta cần nỗ lực mỗi ngày để bảo vệ chính bản thân mình và sống có ý nghĩa cho xã hội.
>> Xem thêm: Soạn văn 8 cánh diều
Trong lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước của dân tộc ta, không chỉ để lại những trận chiến huy hoàng mà còn có những câu nói nổi tiếng làm nên tên tuổi của chính vị anh hùng đó. Một trong những câu nói nổi tiếng nhất, thể hiện được chí khí cũng như sự kiên định của danh tướng Trần Bình Trọng. Ông đã thốt lên một câu mắng bất hủ, lưu truyền ngàn đời sau “Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc".
Trong cuộc chiến chống quân Nguyên - Mông, do sự chênh lệch quân số quá lớn khiến cho Trần Bình Trọng bị kẻ địch bắt sống. Chúng đã dùng mọi phương pháp từ mềm mỏng ngọt ngào dụ phong Vương cho ông nếu ông chịu quy hàng đến dọa dẫm để moi được thông tin từ ông. Nhưng danh tướng Trần Bình Trọng đã khẳng khái quát lên trước mặt quân giặc “Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc". Chỉ qua câu nói này đã thể hiện được quan điểm rõ ràng của ông, không chỉ là quyết trung với đất nước mà còn là thái độ coi khinh quân giặc. Mặc dù ông biết rõ, quân giặc sẽ giận dữ, sẽ xử tử ông. Khi quân giặc xử trảm, Trần Bình Trọng mới tròn 26 tuổi.
Nhưng lòng kiên trung bất khuất của ông, sự hy sinh của ông không phải là vô nghĩa. Chính nhờ sự anh dũng chiến đấu của ông, thà chết chứ không để lọt thông tin đã giúp cho triều đình nhà Trần có thêm thời gian để chuẩn bị đợt phản công. Chỉ vài tháng sau khi ông mất, triều đình nhà Trần đã toàn lực lên đường phản kích lại quân địch, đập tan đại quân hùng mạnh Nguyên Mông. Rất nhiều tướng quan trọng của giặc đã bị quân ta xử trảm ngay trong trận chiến, có thể kể đến như Lý Hàng, Toa Đô, Lý Quán. Còn tên Thoát Hoan hèn nhát tham sống sợ chết đã nhục nhã chui vào ống đồng để tránh cơn mưa tên của quân ta, hắn đã được quân lính khiêng về đất nước. Nhờ công lao to lớn của Trần Bình Trọng mà ông đã được vua Nhân Tông truy phong thành Bảo Nghĩa Vương.
Nhờ câu nói của mình, nhờ vào công lao to lớn cho hòa bình dân tộc mà ngày nay rất nhiều con phố, cung đường trên đất nước ta mang tên người anh hùng Trần Bình Trọng. Tại thủ đô Hà Nội, nhà nước tinh tế khi lấy tên Trần Bình Trọng đặt cho con tuyến phố nối phố Trần Hưng Đạo với phố Trần Nhân Tông. Đây chính là hai vị anh hùng cùng thời với ông và cũng có đóng góp cho hai trận chiến vẻ vang chống quân Nguyên Mông lần hai và ba.
Hy vọng qua Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí Văn 8 tập 2 Cánh diều mà Vuihoc mang đến bên trên đã giúp các em hiểu thêm về cách viết một bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý. Đó có thể là một câu ca dao tục ngữ hay là một câu nói truyền cảm hứng nổi tiếng, nhiều người biết đến.
>> Mời bạn tham khảo thêm:
Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/soan-nghi-luan-ve-mot-tu-tuong-dao-li-a50196.html