Database (cơ sở dữ liệu) là gì? Phân loại và ứng dụng

Khoảng trên 85% các ứng dụng thực tế trên thế giới đều có liên quan tới Database nên việc hiểu và nắm vững các thuật ngữ về nó sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc quản trị cơ sở dữ liệu một cách hiệu quả, tối ưu nhất!

Database

Database là gì?

Database (cơ sở dữ liệu) là tập hợp các dữ liệu liên quan đến nhau, được tổ chức một cách có cấu trúc, lưu trữ và có thể truy cập từ hệ thống máy tính. Đồng nghĩa với việc, database là nơi bạn lưu trữ và quản lý thông tin một cách có tổ chức.

Xem thêm:

- Cơ sở dữ liệu đám mây (Database cloud)

- Cơ sở hạ tầng mạng là gì? Cấu tạo, hoạt động và vai trò

- Cơ sở dữ liệu được lưu trữ ở đâu?

Các thuật ngữ về Database & quản lý dữ liệu

Dưới đây là một số thuật ngữ thường gặp liên quan đến database:

- Database Management System: Là một phần mềm giúp cho bạn dễ dàng tạo và vận hành database của bạn. DBMS sẽ giúp bạn định nghĩa các kiểu dữ liệu của thông tin lưu trữ, xây dựng hệ thống lưu trữ và hỗ trợ các thao tác như truy vấn, cập nhật dữ liệu.

- Table (Bảng): Một thành phần cơ sở dữ liệu chứa dữ liệu, tổ chức thành các hàng và cột.

- Row (Hàng): Một bản ghi trong bảng, chứa thông tin về một thực thể hoặc đối tượng cụ thể.

- Column (Cột): Một trường trong bảng chứa một loại dữ liệu cụ thể, ví dụ: số nguyên, chuỗi ký tự, ngày tháng.

- Primary Key (Khóa chính): Một cột hoặc tập hợp các cột trong bảng được sử dụng để định danh một cách duy nhất mỗi hàng trong bảng.

- Foreign Key (Khóa ngoại): Một cột trong một bảng, thường là một khóa chính trong một bảng khác, được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa các bảng.

- Index (Chỉ mục): Một cơ chế tối ưu hóa được sử dụng để nhanh chóng tìm kiếm và truy cập dữ liệu trong bảng.

- Query (Truy vấn): Một câu lệnh hoặc yêu cầu được sử dụng để truy xuất, cập nhật hoặc xóa dữ liệu từ cơ sở dữ liệu.

- Normalization (Bình thường hóa): Quá trình thiết kế cơ sở dữ liệu để giảm thiểu sự trùng lặp và đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả của dữ liệu.

- ACID (Atomicity, Consistency, Isolation, Durability): Một tập hợp các tính chất đảm bảo tính nhất quán và an toàn của giao dịch trong cơ sở dữ liệu.

- SQL (Structured Query Language): Ngôn ngữ được sử dụng để tương tác với cơ sở dữ liệu, bao gồm truy vấn, cập nhật, và quản lý dữ liệu.

- Backup (Sao lưu): Quá trình tạo bản sao lưu của cơ sở dữ liệu để đảm bảo an toàn dữ liệu trong trường hợp sự cố.

- Replication (Sao chép): Quá trình sao chép dữ liệu từ một cơ sở dữ liệu đến một hoặc nhiều cơ sở dữ liệu khác để đảm bảo sự phân phối và sẵn sàng.

- Schema (Mô hình dữ liệu): Sự định nghĩa cách dữ liệu được tổ chức, bao gồm bảng, quan hệ, và cấu trúc dữ liệu khác.

- NoSQL Database (Cơ sở dữ liệu NoSQL): Loại cơ sở dữ liệu không dựa vào mô hình quan hệ, thường được sử dụng cho các trường hợp sử dụng dữ liệu không có cấu trúc hoặc dữ liệu lớn.

- Data Warehousing (Nhà kho dữ liệu): Quá trình tổng hợp và lưu trữ dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để hỗ trợ phân tích và báo cáo.

- ETL (Extract, Transform, Load): Quá trình trích xuất dữ liệu từ nguồn, biến đổi nó và sau đó nạp nó vào cơ sở dữ liệu khác.

- Big Data: Dữ liệu lớn và phức tạp, thường đòi hỏi công nghệ và cơ sở dữ liệu đặc biệt để quản lý và phân tích.

- Data Mining (Khai thác dữ liệu): Quá trình phân tích dữ liệu để khám phá thông tin, mô hình hóa xu hướng và quy luật ẩn trong dữ liệu.

- Database Users: Là những người trực tiếp thao tác với Database. DB users thì có thể chia làm 3 loại:

+ DB adminstactors: Là người quản lý và vận hành DB của bạn. Sử dụng các software và hardware để có thể điều khiển và kiểm soát tính khả dụng của hệ thống.

+ DB Designer: Trao đổi trực tiếp vs end-user để hiểu những thông tin họ cần. Từ đó thì có thể định nghĩa được các nội dung, cấu trúc, quan hệ và các chức năng của DB.

+ End-User: Người trực tiếp thao tác vs thông tin của DB( như là truy vấn, thay đổi, cập nhật dữ liệu...)

Các thuật ngữ về đặc tính của Database

Có nhiều thuật ngữ khi nhắc đến cơ sở dữ liệu. Trong đó, phổ biến có thể kể đến như:

- Self-describing (Tự mô tả): Catalog của DBMS sẽ lưu trữ các đặc tả về database. Cái đặc tả này thì gọi là meta-data. Nó cho phép phần mềm DBMS làm việc được với nhiều DB.

- Tách biệt giữa chương trình và dữ liệu: Được gọi là program-data independence. Cho phép thay đổi cấu trúc lưu trữ dữ liệu và các hoạt động mà không cần phải thay đổi các chương trình truy cập DBMS.

- Data Abstraction: Một data model được dùng để ẩn chi tiết lưu trữ và trình bày cho người dùng với khung nhìn khái niệm của DB.

- Hỗ trợ nhiều view của data: Mỗi user có thể nhìn database dưới cái view khác nhau, cái mà chỉ mô tả những dữ liệu mà người dùng đó quan tâm.

- Chia sẻ dữ liệu và xử lý transtaction của nhiều user: Cho phép nhiều người có thể nhận và update database đồng thời.

- Performance: Khôi phục và lưu trữ dữ liệu nhanh, xử lý được với dữ liệu dung lượng lớn.

- Data Model: Dùng để lưu trữ những khái niệm mô tả về cấu trúc của DB như là data types, relationships, constaints, sematics...

- Instance: Dữ liệu của chính nó.

Các mô hình Database phổ biến

- Database dạng File: Đây là hình thức đơn giản để lưu trữ dữ liệu, trong đó dữ liệu được tổ chức và lưu trữ trong các file trên một hệ thống tệp. Thay vì sử dụng một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) chuyên dụng, các file này được quản lý trực tiếp bằng các ngôn ngữ lập trình hoặc các công cụ chỉnh sửa văn bản.

- Database quan hệ: Là loại cơ sở dữ liệu được tổ chức dựa trên khái niệm toán học về các quan hệ. Trong đó, dữ liệu được lưu trữ trong các bảng (table), mỗi bảng đại diện cho một thực thể (entity) trong thế giới thực và các mối quan hệ giữa các thực thể này được thể hiện thông qua các khóa (key).

- Database hướng đối tượng: Là một bảng dữ liệu thuần được bổ sung thêm các thuộc tính, hành vi riêng biệt của mỗi đối tượng.

- Database bán cấu trúc: Loại cơ sở dữ liệu này khá linh hoạt và không tuân theo một cấu trúc dữ liệu cố định. Các thông tin mô tả dữ liệu trong mô hình database này sẽ được trình bày trong thẻ tag để dẽ dàng truy xuất khi cần thiết.

Trong thời đại số hoá hiện nay, khi doanh nghiệp quản trị database hiệu quả, các nguồn lực sẽ được tối ưu, các quy trình sẽ được tinh gọn đồng thời gia tăng hiệu suất làm việc của tất cả các nhân viên.

Vì vậy mà Viettel IDC đã nghiên cứu và phát triển hoàn thiện dịch vụ Viettel Database Service (vDBS) giúp các doanh nghiệp quản trị database một cách nhanh chóng, tiện lợi, an toàn.

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/bang-co-so-du-lieu-a46760.html