Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới – Ngữ văn 10 Kết nối tri thức

Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới - trang 11 sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 bao gồm các phần chuẩn bị và trả lời các câu hỏi trong quá trình đọc và sau khi đọc hiểu.

Bài viết tham khảo thêm:

I - Chuẩn bị | Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới Ngữ văn 10 Kết nối tri thức Tập 1

1. Tóm tắt Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

Văn bản nói về những lý giải liên quan đến sự hình thành của thế giới tự nhiên của người xưa. Mỗi một vị thần đều có quyền năng đặc biệt và có thể tạo sự sống cho trái đất. Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới đã phản ánh rõ nét quan niệm, nhận thức của người cổ xưa về thế giới xung quanh cũng như thể hiện được sự khao khát chinh phục tự nhiên.

2. Bố cục Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới được chia thành 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu cho đến “khai thiên lập địa”: Nói về thần thoại về Thần trụ trời

- Phần 2: Tiếp theo đến “cả thiên đình xấu hổ”: Nói về thần thoại liên quan đến Thần sét

- Phần 3: Còn lại: Nói về thần thoại về Thần gió

3. Nội dung chính Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

Truyện xoay quanh về cách lý giải quá trình tạo lập thể giới cũng như về các hiện tượng tự nhiên của người xưa.

4. Tác phẩm

4.1. Thể loại

- Thần thoại mặc dù đã bị mai một đi ít nhiều hiện nay, tuy nhiên, đây vẫn là thể loại phong phú với hàng trăm tác phẩm, bao gồm các câu chuyện kể của người Kinh và các dân tộc thiểu số.

- Trong một số cuốn sách tuyển tập, sưu tầm, nhiều câu chuyện thần thoại đã được đặt lẫn với các tác phẩm truyền thuyết, cổ tích, do đó, màu sắc đặc trưng của thần thoại đã ít nhiều bị làm cho mờ nhạt.

- Thần thoại của Việt Nam được chia thành 2 nhóm chính:

+ Thần thoại suy nguyên:

Là thể loại hình dung, lý giải về sự hình thành của thế giới tự nhiên cũng như nguồn gốc của con người và vạn vật với lối kể chuyện gần gũi với các hệ thống thần thoại. Thần thoại suy nguyên thường xoay quanh các hình tượng nhân vật chính là các vị thần sáng tạo thế giới như: mặt trời, mặt trăng, sông biển, mưa gió, muôn loài,…

+ Thần thoại sáng tạo:

Nhân vật chính ở thể loại này chính là các anh hùng thần thoại, anh hùng văn hóa với các kỳ tích phản ánh được vẻ đẹp riêng của cuộc sống lao động, các nét tín ngưỡng, văn hóa của từng cộng đồng.

4.2. Giá trị nội dung

Văn bản “Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới” đã phản ánh rõ nét quá trình hình thành nên trời đất, sấm sét và gió với những câu chuyện thú vị. Qua đó, có thể thể hiện được niềm tin và các tín ngưỡng văn hóa, trời đất và thế giới tự nhiên trong văn hóa tâm linh của con người Việt Nam.

4.3. Giá trị nghệ thuật

4.4. Sơ đồ tư duy Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

soan-bai-truyen-ve-cac-vi-than-sang-tao-the-gioi
Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

II - Đọc hiểu | Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới Ngữ văn 10 Kết nối tri thức tập 1

1. Trước khi đọc

Hãy nêu tên của một câu chuyện kể hoặc bộ phim có nhân vật chính là vị thần. Theo em, điều gì đã làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm đó?

Lời giải chi tiết:

- Bộ phim mang tên “Cuộc chiến thành Troy” được xây dựng xoay quanh câu chuyện kể về cuộc xung đột giữa hai quốc gia hùng mạnh tại Hy Lạp thời xưa. Nhân vật chính của bộ phim bao gồm các nhân vật: Hector, Achilles, Odysseus.

-Nhân vật chính của bộ phim là các vị thần mang năng lực siêu nhiên hoặc sức mạnh phi thường. Các vị thần đều có trí tưởng tượng bay bổng, lãng mạn. Theo em, đây chính là điều đã giúp cho bộ phim trở nên thú vị và hấp dẫn hơn.

2. Sau khi đọc

Câu 1 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Chú ý vào các chi tiết ở phần mở đầu câu chuyện

Lời giải chi tiết:

Các chi tiết ở phần mở đầu câu chuyện:

- Thuở ấy chưa có vũ trụ, chưa có loài người và muôn vật.

- Trời đất chỉ là một đám hỗn độn đầy tối tăm và lạnh lẽo.

Câu 2 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Hình dung về vóc dáng cũng như những hành động của thần Trụ Trời.

Lời giải chi tiết:

- Vóc dáng của thần Trụ Trời: to lớn và khổng lồ

- Hành động của vị thần: đội trời lên và bắt đầu đào đất, dùng đá đắp thành một cái cột vừa cao vừa to để có thể chống được trời.

Câu 3 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Có những vị thần nào đã được nhắc đến trong bài vè?

Lời giải chi tiết:

Những vị thần được nhắc đến trong bài vè bao gồm: thần làm sao, thần đếm cát, thần tát biển, thần xây núi, thần trụ trời, thần đào sông, thần trồng cây.

Câu 4 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Chú ý các chi tiết miêu tả về công việc và “tính khí” của vị thần Sét.

Lời giải chi tiết:

- Công việc của vị thần Sét trong truyện: Thần Sét đảm nhận việc chuyên thi hành pháp luật ở trần gian.

- Tính khí của thần Sét được miêu tả là vị thần nóng nảy, nhiều khi giết nhầm những con người, con vật vô tội.

Câu 5 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Chú ý về hình dáng và hoạt động của vị thần Gió trong văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Hình dáng của thần Gió: thần Gió có một hình dáng kì quặc. Thần Gió không có đầu.

- Hoạt động của vị thần Gió: Tạo ra gió nhỏ hay bão lớn tùy theo mệnh lệnh của Ngọc Hoàng.

Câu 6 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Mục đích của việc tạo ra đứa con thần Gió là gì?

Lời giải chi tiết:

Mục đích: Để có thể lý giải cho hiện tượng cây ngải gió cuốn bông, cuốn lá lại, con người ở hạ giới lại có thể biết đó là dấu hiệu của việc trời sắp nổi gió, nổi mưa.

III. Trả lời câu hỏi cuối bài | Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới Ngữ văn 10 Kết nối tri thức

Câu 1 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Xác định các chi tiết thời gian, không gian, nhân vật và sự kiện chính trong từng truyện kể

Lời giải chi tiết:

Thần Trụ trời Thần Sét Thần Gió Thời gian Khi vũ trụ chưa tồn tại Không có mốc thời gian cụ thể Không có thời gian cụ thể Không gian Trời và đất Trên trời và trần gian Trên trời Nhân vật Thần Trụ trời Thần Sét, Ngọc Hoàng, ông Cường Bạo Thần Gió, thần Mưa, thần Sét, Ngọc Hoàng, đứa con của thần Gió Sự kiện chính Thần Trụ trời tách trời và đất Giới thiệu về thần Sét Đứa con của thần Gió bị Ngọc Hoàng đày xuống trần

Câu 2 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Hãy chỉ ra một số đặc điểm giúp người đọc có thể nhận biết ba truyện kể trên thuộc nhóm thần thoại suy nguyên.

Lời giải chi tiết:

- Thần thoại suy nguyên là thể loại thần thoại kể về nguồn gốc của vũ trụ và muôn loài.

- Ba văn bản trên đều thuộc thần thoại suy nguyên bởi có những đặc điểm:

Câu 3 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Trong cái nhìn của con người thời cổ đại, thần Trụ Trời, thần Gió và thần Sét có hình dạng và “tính khí” như thế nào? Sự tưởng tượng về các vị thần ấy được hình thành dựa trên những cơ sở nào?

Lời giải chi tiết:

- Trong cái nhìn của con người thời cổ đại, thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét đều là những vị thần có hình dạng đặc biệt khổng lồ hoặc sở hữu ngoại hình khác thường. Các vị thần đều mang trong mình các sức mạnh siêu nhiên.

- Các nhân vật trong trong thần thoại đều được sử dụng để giúp con người có thể cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống. Chính vì vậy, dựa vào đặc điểm, tính chất của các hiện tượng tự nhiên, xã hội mà con người cổ đại đã xây dựng nên các hình tượng nhân vật trong những câu chuyện thần thoại có đặc điểm tương tự như vậy.

Câu 4 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Công việc chính của 3 vị thần: thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió là gì? Công việc đó đã được miêu tả thế nào, nhằm mục đích gì?

Lời giải chi tiết:

Công việc Dẫn chứng Mục đích Thần Trụ Trời Chống trời và tách biệt trời đất làm hai “một hôm bỗng đứng dậy dùng đầu đội trời lên rồi đào đất, lấy đá đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để có thể chống trời”; “Thần cứ một mình cầy cục đắp, cột đá càng cao chót vót càng đẩy trời lên mãi”. Trời và đất được tách làm hai

Thần Sét

Thi hành luật pháp ở trần gian

Thần sở hữu một lưỡi búa đá. Khi xử kẻ nào dù là người hay vật, hoặc cây cỏ thì thần đều tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ xuống đầu. Làm theo mệnh lệnh của Ngọc Hoàng, trừng trị những kẻ ác ở trần gian

Thần Gió

Tạo gió theo mệnh lệnh của Ngọc Hoàng

Bảo bối của thần Gió là một thứ quạt nhiệm màu. Thần sẽ tạo ra gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tùy theo mệnh lệnh của Ngọc Hoàng. Khi thần phối hợp với Thần Mưa, có khi cả thần Sét Tạo gió hoặc bão ở dưới trần gian

Câu 5 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Hình tượng của các vị thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió đã phản ánh những quan niệm, nhận thức gì của người cổ đại về thế giới tự nhiên? Những khát vọng nào đã được họ gửi gắm vào các hình tượng đó?

Lời giải chi tiết:

- Hình tượng của các vị thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió đã thể hiện được những quan niệm về vũ trụ của người nguyên thủy. Họ cho rằng có một thế lực siêu nhiên, thần thánh đang chi phối và điều khiển các hiện tượng thiên nhiên cũng như cuộc sống của họ.

- Khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên của con người cổ đại đã được gửi gắm rõ nét thông qua hình tượng của các vị thần.

Câu 6 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Chỉ ra những đặc điểm đặc trưng trong cách xây dựng nhân vật trong các câu chuyện. Từ đó nhận xét về thái độ, tình cảm của người nguyên thủy đối với thế giới tự nhiên

Lời giải chi tiết:

* Đặc điểm:

- Nhân vật chính là con người cụ thể đã được khắc họa chi tiết trong tác phẩm văn học bằng các biện pháp nghệ thuật. Nhân vật trong ba truyện trên đều là các vị thần linh có hình dạng khổng lồ, khác biệt và sở hữu các sức mạnh siêu nhiên.

- Chức năng của hình tượng nhân vật: Giúp lý giải các hiện tượng tự nhiên xuất hiện trong đời sống xã hội.

- Nghệ thuật: Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo.

* Thái độ, tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên:

- Thể hiện được sự tôn kính, ngưỡng mộ và niềm tin của người cổ đại đối với thế giới tự nhiên.

Câu 7 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Trong những điều làm nên vẻ đẹp “một đi không trở lại” của thể loại thần thoại, có niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó mọi vật đều có linh hồn. Theo em, niềm tin ấy có còn sức hấp dẫn đối với con người hiện đại không? Giải thích

Lời giải chi tiết:

Học sinh tự đưa ra những quan điểm cá nhân và lý giải sao cho hợp lí, thuyết phục.

Gợi ý:

Niềm tin về tín ngưỡng là một phần không thể thiếu trong văn hóa đời sống tinh thần của con người. Càng những khi con người gặp khó khăn, họ lại càng tìm đến các điểm tựa tâm linh để có thể chiêm nghiệm, tìm kiếm sự thanh thản trong tâm tưởng. Từ đó, con người ta có thể nhận ra các giá trị, ý nghĩa của cuộc sống (ví dụ niềm tin tín ngưỡng,…). Vì vậy, niềm tin hoàn toàn còn sức hấp dẫn với con người hiện đại.

Trên đây là bài hướng dẫn chi tiết Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới trong chương trình Ngữ văn 10 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống. Các bạn hãy tham khảo thật kỹ và chuẩn bị bài soạn sắp tới thật tốt nhé!

Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/ngu-van-10-tap-1-ket-noi-tri-thuc-a46533.html