Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn kết hợp cùng pha, ta thấy tại một điểm cách hai nguồn

Với giải Bài 1 trang 55 Vật lí lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 8: Giao thoa sóng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí lớp 11 Bài 8: Giao thoa sóng

Bài 1 trang 55 Vật Lí 11: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn kết hợp cùng pha, ta thấy tại một điểm cách hai nguồn các khoảng lần lượt là 20 cm và 12 cm, sóng có biên độ cực đại, đồng thời giữa điểm này và đường trung trực của hai nguồn có 4 dãy gồm những điểm dao động với biên độ cực đại. Biết tốc độ truyền sóng là 40 cm/s. Tinh tần số của sóng.

Lời giải:

Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn kết hợp cùng pha

Hai nguồn dao động cùng pha nên những điểm thuộc đường trung trực của đoạn nối hai nguồn là những điểm có biên độ cực đại.

Gọi điểm M là điểm cách hai nguồn các khoảng lần lượt là 20 cm và 12 cm, sóng có biên độ cực đại: d2−d1=20−12=8=kλ

Do giữa điểm M và đường trung trực của hai nguồn có 4 dãy gồm những điểm dao động với biên độ cực đại nên M thuộc dãy cực đại bậc 5.

⇒k=5⇒λ=85=1,6 cm⇒f=vλ=401,6=25 Hz

Bài tập vận dụng:

Câu 1: Tại hai điểm A và B trong cùng một môi trường có hai nguồn sóng kết hợp dao động cùng phương với phương trình lần lượt làuA=acosωt và uB=acosωt+π. Xem tốc độ và biên độ sóng do mỗi nguồn tạo ra không đổi trong quá trình sóng truyền. Trong khoảng giữa A và B xảy ra hiện tượng giao thoa sóng do hai nguồn trên gây ra. Phần tử vật chất tại trung điểm của đoạn AB dao động với biên độ bằng

A. 2a.

B. 0,5 a.

C. a.

D. 0.

Câu 2: Xét hai nguồn sóng kết hợp tạo ra hiện tượng giao thoa trên mặt nước. Cho biết tốc độ truyền sóng là 25 cm/s và tần số sóng là 10 Hz. Tại điểm cách hai nguồn các khoảng bằng bao nhiêu thì sóng có biên độ cực đại?

A. 10 cm và 12 cm.

B. 10 cm và 15 cm.

C. 15 cm và 16 cm.

D. 12 cm và 16 cm.

Câu 3. Hiện tượng giao thoa sóng là hiện tượng

A. giao nhau của hai sóng tại một điểm trong môi trường.

B. tổng hợp của hai dao động.

C. tạo thành các gợn lồi lõm.

D. hai sóng khi gặp nhau có những điểm cường độ sóng luôn tăng cường hoặc triệt tiêu nhau.

Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/trong-thi-nghiem-giao-thoa-song-o-mat-nuoc-a44368.html