Mẹ sau sinh ăn bún được không? Ăn có mất sữa không?

Bún đậu mắm tôm, bún riêu, bún thịt nướng, bún chả, bún ốc… đều là món khoái khẩu của chị em phụ nữ. Mẹ sau sinh ăn bún được không? Ăn có mất sữa không? Cùng Aspa Lady giải đáp chi tiết thắc mắc qua bài viết.

Bún và thành phần dinh dưỡng

Bún là món ăn quen thuộc được nhiều người yêu thích và ăn thay cơm. Nguyên liệu chủ đạo làm bún đó là bột gạo tẻ thêm chút muối và bột năng, hoặc cũng có thể làm bún từ gạo lứt. Bột gạo sau khi ủ và nhào nặn kỹ càng sẽ được cho vào máy chuyên dụng để hình thành các sợi bún nhỏ, dài, trắng, mịn, dai. Bún được dùng trong ngày sẽ gọi là bún tươi. Bên cạnh đó còn có bún khô để giúp dễ bảo quản, người dùng có thể ăn bất cứ khi nào mình muốn mà không cần phải ra chợ, cửa hàng để mua bún.

Trung bình 100g bún tươi chứa các thành phần dinh dưỡng như: 110 calo, 25.7g tinh bột, 500mg chất xơ, 200mcg sắt, 1.7g chất đạm, 12mg canxi, 32mg phốt pho, 1.3mg vitamin PP.

Mẹ sau sinh ăn bún được không? ăn có mất sữa không?

Tham khảo thêm: Mẹ sau sinh ăn miến được không? Ăn có mất sữa không?

Mẹ sau sinh ăn bún được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ sau sinh vẫn có thể ăn bún tuy nhiên nên hạn chế ăn nhiều bởi bún được tạo ra thông qua việc để gạo lên men, trong khi đó hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh nở còn tương đối kém, nếu ăn các đồ có vị chua như bún nhiều sẽ gây khó tiêu và làm dạ dày bị kích ứng, khó chịu. Không chỉ vậy, thực tế thị trường hiện nay có rất nhiều cửa hàng, cơ sở vì lợi nhuận mà đã bỏ hàn the và các hóa chất độc hại vào bún để làm bún được trắng, tươi, đẹp, bóng, bảo quản được lâu hơn. Cơ thể mẹ bỉm khi ăn bún và hấp thụ phải những chất độc hại này không chỉ ảnh hưởng chất lượng sữa mà còn làm sức khỏe mẹ giảm sút, nguy cơ cao mắc ung thư vòm họng, thực quản, dạ dày, phổi…

Trường hợp mẹ sau sinh quá lạm dụng ăn bún và ăn tần suất liên tục sẽ dễ gây nên tình trạng hậu sản: băng huyết, xuất huyết muộn, bế sản dịch, nhiễm khuẩn… gây hại cho cơ thể.

Nói như vậy không có nghĩa ăn bún toàn gây ra những bất lợi cho sức khỏe. Trường hợp mẹ sau sinh chọn ăn bún sạch, bún kết hợp với thịt gà, thịt bò, cá, hải sản, tôm… thì cũng cung cấp cho cơ thể rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi như sắt, canxi, protein, magie, kẽm… giúp cơ thể phục hồi sức khỏe sau sinh nhanh chóng.

Mẹ sau sinh mổ có được ăn bún không?

Có, mẹ sau sinh mổ vẫn có thể ăn bún, trong bún không có chứa thành phần các chất gây mưng mủ hay sẹo lồi ở vết thương mổ, do đó mẹ có thể an tâm ăn món ăn này.

Mẹ sau sinh bao lâu ăn được bún?

Sau sinh 1 tháng ăn bún được không? Theo các bác sĩ khoa sản thì mẹ sau sinh nên kiêng ăn bún ít nhất 1 tháng đầu sau sinh, thời điểm tốt nhất có thể ăn bún đó là sau sinh khoảng 2 tháng. Thời điểm này hệ tiêu hóa và nguồn sữa của mẹ bỉm đã ổn định. Khi ăn bún mẹ cần lựa chọn các cửa hàng, hàng quán uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi tuần cũng chỉ nên ăn từ 1 - 2 lần bún là phù hợp. Mỗi lần 1 bát bún nước hoặc 1 đĩa bún chấm nhỏ là phù hợp.

Mẹ ăn bún sau sinh có gây mất sữa không?

Mẹ sau sinh ăn bún không gây mất sữa. Tuy nhiên nếu mẹ mua phải bún tẩm hóa chất, hàn the… khi ăn quá nhiều dễ dẫn đến ngộ độc, làm giảm chất lượng nguồn sữa, nếu mẹ phải dùng kháng sinh điều trị thì có thể làm giảm tiết sữa mẹ. Trường hợp mẹ bỉm muốn có nguồn sữa dồi dào cho con bú thì có thể tham khảo

Mẹ sau sinh ăn bún có béo không?

Mẹ sau sinh ăn bún được không? Đáp án là có. Còn về việc ăn bún sau sinh có béo không sẽ phụ thuộc vào cách ăn, liều lượng ăn của mỗi người. Theo chuyên gia dinh dưỡng thì mẹ sau sinh nhu cầu calo mỗi ngày khoảng 2000 - 2500, khi ăn bún, mẹ ăn với lượng vừa phải, không tới 400 calo và có sự điều chỉnh với các thực phẩm khác thì sẽ không còn phải lo tăng cân. Ngược lại nếu mẹ ăn bún mà vẫn không cắt bỏ lượng thực phẩm vẫn ăn hàng ngày, đồng thời không vận động, tập thể dục thì việc tăng cân là điều khó tránh khỏi.

Để hạn chế việc tăng cân khi ăn bún, bà đẻ có thể áp dụng một số mẹo như ăn bún kết hợp cùng đậu phụ, rau xanh, thịt nạc, không ăn da gà, mỡ lợn… Bữa nào ăn bún thì sẽ thay cơm, nên ăn bún gạo lứt sẽ giúp nhanh no và giảm cảm giác thèm ăn, giảm nạp thêm thực phẩm. Duy trì thói quen vận động từ 20 - 40 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải để đốt cháy năng lượng và mang lại sức khỏe dẻo dai cho cơ thể.

Mẹ sau sinh ăn bún được không? ăn có mất sữa không?

Những điều mẹ bỉm cần lưu ý khi ăn bún sau sinh

Mẹ sau sinh ăn bún thì cần chú ý một số điều như sau để đảm bảo tốt cho sức khỏe, tránh ảnh hưởng đến nguồn sữa cũng như sự hồi phục sức khỏe sau sinh:

Hướng dẫn phân biệt bún sạch và bún chứa hóa chất

Bà đẻ sau sinh ăn bún được không? Câu trả lời là có. Để có thể phân biệt được bún sạch và bún tẩm hóa chất, các mẹ bỉm có thể thực hiện một số cách kiểm tra như sau:

Cách nấu một số món bún ngon dành cho mẹ sau sinh

Mẹ sau sinh có thể ăn bún, dưới đây là công thức chế biến 1 số món bún ngon để mẹ tham khảo và áp dụng.

Bún bò giò heo

Bà đẻ sau sinh ăn bún được không? Có, món bún bò giò heo giúp mẹ cung cấp protein, chất béo, canxi, lợi sữa, có nguồn sữa dồi dào cho con bú. Món bún này cách chế biến cũng không quá phức tạp.

Nguyên liệu chuẩn bị: 1kg chân giò đã chặt miếng, 1 kg bún tươi, 300g bắp bò, 200g tiết bò luộc sẵn, 300g chả lụa, ½ thìa mắm ruốc, rau sống (ngò, giá gỗ, xà lách, hoa chuối), 2 củ hành tây, 3 nhánh sả, 3 củ hành tím, 1 củ gừng, 2 nhánh hành lá, 1 thìa đường phèn, muối, hạt nêm, bột ngọt, đường.

Cách chế biến:

Mẹ sau sinh ăn bún được không? ăn có mất sữa không?

Bún thang

Nhắc đến những món bún ngon thì không thể nào không kể đến món bún thang Hà Nội. Món bún này có hương vị ngọt thanh rất được lòng du khách đến từ khắp mọi miền tổ quốc.

Nguyên liệu chuẩn bị: ½ con gà ta đã thịt sẵn, 300g xương ống, 15g sá sùng (nếu không có thay thế bằng tôm khô), 100g chả lụa, 1 quả trứng gà ta, 30g ca la thầu, ½ củ cà rốt, ¼ củ hành tây, 4 củ hành tím, 1 nắm hành lá/ngò rí, 500g bún tươi, 50g mắm tôm, bột canh, mắm, tiêu hạt.

Cách chế biến:

Mẹ sau sinh ăn bún được không? ăn có mất sữa không?

Bún chả chấm

Phụ nữ sau sinh ăn bún được không? Có, món bún chả chấm đậm hương vị Hà Thành là món ăn bất cứ ai đã từng thưởng thức cũng phải suýt xoa vì quá ngon và đậm vị, ăn một lần nhớ mãi.

Nguyên liệu chuẩn bị: 1kg bún tươi, 500g thịt băm, 700g thịt ba chỉ, ½ quả đu đủ xanh, 1 củ cà rốt, rau sống (tía tô, kinh giới, xà lách, húng quế, diếp cá…), 1.5 thìa tỏi băm, 1 thìa hành tím băm, 2 quả ớt băm, 2 thìa dầu hào, 3 thìa mật ong, nước màu, nước mắm, giấm, dầu ăn, đường, muối, tiêu xay, bột ngọt, hạt nêm.

Cách chế biến:

Mẹ sau sinh ăn bún được không? ăn có mất sữa không?

Thắc mắc sau sinh ăn bún được không đã được cập nhật trong bài viết. Mẹ ăn bún nên chọn thời điểm và liều lượng phù hợp để ăn, giúp cân bằng dinh dưỡng và có sức khỏe tốt để chăm sóc con yêu mỗi ngày!

Xem thêm:

Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/sau-sinh-an-bun-duoc-khong-a43660.html