Chương trình liên kết quốc tế đang là mô hình đào tạo được cả người học lẫn các trường đại học đẩy mạnh đầu tư bởi các lợi ích to lớn của nó trong việc hỗ trợ phát triển nền giáo dục Việt Nam cũng như tương lai người học khi được đánh giá là hình thức du học an toàn và tiết kiệm nhất cho đến thời điểm hiện tại.
Vậy chương trình liên kết quốc tế là gì? Điều gì khiến hệ đào tạo này “gây sốt” đối với thế hệ Gen Z? Chương trình này có ưu điểm và hạn chế gì? Những ai sẽ phù hợp để theo đuổi con đường giáo dục xuyên biên giới này?
Mời bạn cùng khám phá sức hút của chương trình này và chi tiết các khía cạnh trong bài viết sau đây.
Chương trình liên kết quốc tế là khái niệm của các chương trình đào tạo không bị giới hạn bởi biên giới các quốc gia (đào tạo xuyên biên giới), cho phép người học có thể tích lũy kiến thức và bằng cấp quốc tế mà không cần rời khỏi quốc gia sinh sống.
Chương trình liên kết đào tạo quốc tế có tên gọi chính thống tiếng Anh là Cross - border education hay Transnational education (TNE) - tạm dịch: những chương trình đào tạo không bị giới hạn bởi biên giới các quốc gia.
Chương trình đào tạo liên kết quốc tế có thể mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho việc phát triển năng lực, chẳng hạn như cải thiện khả năng tiếp cận, chất lượng của giáo dục bậc đại học cũng như thúc đẩy sự trao đổi văn hóa giữa học sinh đa quốc gia.
Các hình thức của chương trình liên kết quốc tế
Một số ví dụ về các hình thức đào tạo của chương trình liên kết đại học quốc tế:
Chương trình cử nhân liên kết quốc tế là chương trình giúp sinh viên lấy bằng cử nhân được cấp bởi chính đại học nước ngoài thông qua khóa đào tạo liên kết với một trường đại học trong nước.
Các chương trình cử nhân liên kết quốc tế phổ biến hiện nay như: chương trình cử nhân liên kết quốc tế 2+2, chương trình cử nhân liên kết quốc tế 1+2, chương trình cử nhân liên kết quốc tế 0+4,…
Với chương trình cử nhân liên kết quốc tế, sinh viên có thể lựa chọn học tập qua 02 giai đoạn: giai đoạn 1 học tại một cơ sở giáo dục trong nước và giai đoạn 2 chuyển tiếp du học sang đại học cấp bằng (chuyển tiếp 1+2, 2+2, 1+3); hoặc hoàn toàn có thể học trong nước và lấy bằng nước ngoài (chuyển tiếp 4+0).
Chương trình liên kết đại học quốc tế là hình thức hợp tác đào tạo giữa đại học trong nước và đại học nước ngoài nhằm mang chương trình đào tạo chuẩn quốc tế về giảng dạy tại Việt Nam; hoặc tạo điều kiện thuận lợi hơn để sinh viên được du học chuyển tiếp (du học bán phần) sau khi hoàn thành thời gian đào tạo trong nước.
Bằng cấp sinh viên được nhận có thể là bằng kép từ hai trường đại học hoặc bằng do đại học nước ngoài cấp.
Ví dụ, Đại học Tôn Đức Thắng hợp tác với Đại học La Trobe trong chương trình liên kết đại học quốc tế chuyên ngành Công nghệ thông tin (liên kết 2+2). Sinh viên Việt Nam sẽ được đào tạo 2 năm tại Đại học Tôn Đức Thắng sau đó du học 2 năm tiếp theo tại Đại học La Trobe và được cấp song bằng.
Chương trình liên kết có thể được xem là cơ hội tuyệt vời cho những sinh viên muốn được theo đuổi giáo dục nước ngoài nhưng phải đối mặt với những khó khăn về tài chính du học, trở ngại địa lý hay gia đình.
Những lợi ích mà chương trình liên kết đào tạo quốc tế mang đến cho người học:
★ Dễ dàng tiếp cận với chương trình giáo dục chất lượng và nhận bằng cấp quốc tế mà không cần ra nước ngoài (hoặc rút ngắn thời gian du học);
★ Tiết kiệm khoản lớn chi phí (có thể lên đến 1,2 tỷ đồng) so với du học toàn phần;
★ Quy trình nhập học được đơn giản hóa vì không phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến bằng cấp năng lực, thị thực du học;
★ Thuận lợi hơn trong việc sắp xếp kế hoạch học tập (đối với các chương trình đào tạo trực tuyến), ít bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài (dịch bệnh, đóng cửa biên giới, môi trường học…);
★ Giảm thiểu áp lực du học sinh thường gặp (sốc văn hoá, khó thích ứng chương trình học,…) do đã được làm quen trước với phương pháp dạy và học quốc tế trước khi du học;
★ Bằng cấp được đánh giá cao so với bằng trong nước, mang lại cơ hội phát triển cả học vấn lẫn sự nghiệp toàn cầu.
Nếu bạn đang phân vân có nên học chương trình liên kết quốc tế hay không, thì câu trả lời là Nên, trong trường hợp bạn mong muốn du học nhưng hạn chế về tài chính và chưa tự tin về năng lực.
Tuy nhiên, việc lựa chọn các chương trình liên kết cũng đặt ra một số thách thức và rủi ro về mặt đảm bảo chất lượng đào tạo, vấn đề công nhận bằng cấp, minh bạch trong học thuật và khả năng thích ứng văn hóa khi sang một đất nước khác.
Vì vậy, những sinh viên quan tâm đến chương trình liên kết quốc tế cần phải nghiên cứu và lập kế hoạch cẩn thận trước khi lựa chọn chương trình. Trong trường hợp cần lời khuyên và định hướng chương trình học phù hợp, bạn có thể liên hệ với QTS Diploma để được tư vấn chuyên sâu.
Trong phạm vi bài viết này, QTS Diploma phân tích chuyên sâu chương trình liên kết quốc tế theo hình thức hợp tác liên kết đào tạo giữa đơn vị giáo dục trong nước và đơn vị giáo dục nước ngoài.
Đây được xem hình thức học tập phổ biến nhất của loại hình đào tạo này khi vừa giúp sinh viên tiết kiệm chi phí, vừa tạo điều kiện cho sinh viên có trải nghiệm du học thực tế tại chính ngôi trường cấp bằng.
Có rất nhiều chương trình được cung cấp bởi chính các trường đại học mà sinh viên có thể lựa chọn (tùy thuộc vào chuyên ngành và quốc gia và đại học quốc tế liên kết). Lộ trình này hoạt động theo cơ chế miễn giảm tín chỉ tương đương giữa hai chương trình đào tạo:
Chương trình đào tạo
Chi tiếtVí dụ
Chương trình liên kết quốc tế 1+2 Chương trình liên kết quốc tế 1 + 2 lài lộ trình du học có tổng thời gian đào tạo 3 năm. Sinh viên sẽ có 1 năm học tại đại học ở Việt Nam, sau đó chuyển tiếp du học 2 năm và nhận bằng Cử nhân tại Đại học nước ngoài. Chương trình QTS Diploma of Business (du học chuyển tiếp 2 năm vào đại học Úc, Thụy Sĩ, Canada) Chương trình liên kết quốc tế 2+1 Chương trình liên kết quốc tế 2 + 1 lài lộ trình du học có tổng thời gian đào tạo 3 năm. Sinh viên sẽ có 2 năm học tại đại học ở Việt Nam, sau đó chuyển tiếp du học 1 năm và nhận bằng Cử nhân tại Đại học nước ngoài. Chương trình đào tạo Cử nhân Tài chính của Học viện Ngân hàng và Trường Đại học Thành phố Seattle (Hoa Kỳ) Chương trình liên kết quốc tế 2+2 Chương trình liên kết quốc tế 2 + 2 lài lộ trình du học có tổng thời gian đào tạo 4 năm. Sinh viên sẽ có 2 năm học tại đại học ở Việt Nam, sau đó chuyển tiếp du học 2 năm và nhận bằng Cử nhân tại Đại học nước ngoài. Chương trình đào tạo Cử nhân IT của Đại học Tôn Đức Thắng (Việt Nam) và Đại học La Trobe (Úc) Chương trình liên kết quốc tế 1+3 Chương trình liên kết quốc tế 2 + 2 lài lộ trình du học có tổng thời gian đào tạo 4 năm. Sinh viên sẽ có 1 năm học tại đại học ở Việt Nam, sau đó chuyển tiếp du học 3 năm và nhận bằng Cử nhân tại Đại học nước ngoài. Chương trình đào tạo Cử nhân Kinh doanh của Đại học Kinh tế Tp.HCM và Đại học Dalhousie (Canada) Chương trình liên kết quốc tế 3+1 Chương trình liên kết quốc tế 3 + 1 lài lộ trình du học có tổng thời gian đào tạo 4 năm. Sinh viên sẽ có 3 năm học tại đại học ở Việt Nam, sau đó chuyển tiếp du học 1 năm và nhận bằng Cử nhân tại Đại học nước ngoài. Chương trình đào tạo Cử nhân Kế toán của Đại học Tôn Đức Thắng và Đại học West of England, Bristol (Anh) Chương trình liên kết quốc tế 4+0 Chương trình liên kết quốc tế 4+0 có thể được xem là hình thức du học tại chỗ, cho phép học toàn thời gian 4 năm tại Việt Nam và được cấp bằng quốc tế của đại học nước ngoài theo hình thức nhượng quyền đào tạo. Các chương trình đào tạo Cử nhân tại Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV)(học hoàn toàn tại Việt Nam và được Đại học London và Đại học Staffordshire cấp bằng)
Tương tự như chương trình đào tạo Cử nhân liên kết, chương trình Thạc sĩ liên kết quốc tế và Tiến sĩ liên kết quốc tế cũng hoạt động theo cơ chế miễn giảm tín chỉ tương đương.
Điểm khác biệt lớn nhất là về mặt thời gian đào tạo. Nếu tổng thời gian hoàn thành chương trình Cử nhân là từ 03 - 04 năm (tùy theo chuẩn quốc gia chuyển tiếp) thì chương trình liên kết đối với hệ Thạc sĩ là là 02 năm và hệ Tiến sĩ là 03 năm.
Cũng giống như bậc Cử nhân, chương trình Thạc sĩ liên kết và Tiến sĩ liên kết cũng có nhiều hình thức khác nhau (như chuyển tiếp 1+1, chuyển tiếp 1.5 + 1.5 và chuyển tiếp 2+0,…) và cấp song bằng hoặc đơn bằng.
Chương trình đào tạo liên kết quốc tế hệ Thạc sĩ và Tiến sĩ cũng kết hợp với nhiều đối tác đại học quốc tế uy tín và chất lượng từ các nước khác nhau từ các quốc gia như Mỹ, Canada, Úc, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản…
Sinh viên và nghiên cứu sinh có thể chọn đại học chuyển tiếp dựa vào thứ hạng thành tích giáo dục, danh tiếng và chuyên ngành thế mạnh của trường.
QTS Diploma liệt kê các trường đại học nổi bật có chương trình đào tạo liên kết quốc tế đạt quy chuẩn tại Việt Nam mà bạn có thể tham khảo:
Các trường đại học Việt Nam có chương trình liên kết quốc tế đạt chuẩn
(Cập nhật 11/2023)
Học phí các chương trình đào tạo liên kết quốc tế của các trường đại học tại Việt Nam dao động từ 50 - 100 triệu/năm và 750 triệu - 1 tỷ VND/năm tại đại học nước ngoài. Tổng học phí cho khoảng thời gian 3 - 4 năm học trong nước và nước ngoài của sinh viên các chương trình liên kết quốc tế dao động từ 1,6 tỷ - 2,2 tỷ VND.
Thông thường, học phí của hệ liên kết với các đại học ở châu Á sẽ thấp hơn so với các đại học châu Âu và châu Mỹ và châu Úc.
Nếu bạn không đủ tài chính từ 1,6 - 2,2 tỷ đồng để hoàn thành chương trình liên kết, bạn có thể tham khảo thêm về Chương trình Hỗ trợ Tài chính Du học của Tổ chức Giáo dục QTS Australia - lộ trình giúp bạn du học thành công với ngân sách 700 triệu đồng từ Ban Giáo sư Úc.
CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI HỌC PHÍ CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT QUỐC TẾ
Tuy mức chi phí phải bỏ qua cho các chương trình liên kết khá đắt đỏ, thế nhưng mức phí được xem là hoàn toàn tối ưu so với lộ trình du học thông thường. Đấy là còn chưa kể các chương trình này còn cung cấp rất nhiều suất học bổng lên đến 100% học phí từ chính các đại học quốc tế liên kết.
Lựa chọn hình thức liên kết quốc tế cho giáo dục bậc đại học được xem là lựa chọn ưu Việt cho những sinh viên muốn theo đuổi con đường du học nhưng hạn chế về tài chính để phục vụ cho toàn bộ quá trình học tập tại nước ngoài.
Sự tiết kiệm này xuất phát từ việc rút ngắn thời gian học tập tại nước ngoài, dẫn đến giảm tải học phí và chi phí sinh hoạt.
Dưới đây là bảng chi phí bạn có thể tham khảo về mức độ tiết kiệm giữa lộ trình du học thông thường và lộ trình du học thông qua chương trình đào tạo liên kết với Đại học Western Sydney (Úc) với chương trình đào tạo QTS BSB50120 Diploma of Business của Tổ chức Giáo dục QTS Australia:
Chi phí du học thông thường Chi phí du học với QTS BSB50120 Diploma of Business Chương trình tiếng Anh(10 tuần, dành cho học sinh có IELTS 5.5)
2.590 AUD X Dự bị Đại học 1 năm(dành cho học sinh đã hoàn thành lớp 11)
22.850 AUD X Năm 1 Đại học 30.408 AUD 20.000 AUD (học phí QTS Diploma) Đại học 2 năm tiếp theo 60.816 AUD 60.816 AUD Chi phí sinh hoạt 80.164 AUD/4 năm 41.082 AUD/2 năm TỔNG CHI PHÍ DU HỌC 200.824 AUD ~ 3,2 tỷ VND 121.898 AUD ~ 1,95 tỷ VNDHọc bổng chương trình đào tạo liên kết là học bổng do các trường đại học trong nước hoặc nước ngoài cấp cho sinh viên tham gia chương trình liên kết quốc tế. Học bổng này được cấp theo các tiêu chí cơ bản như điểm thi đầu vào, điểm IELTS, các thành tích hoạt động trường lớp,…
Thông thường, học bổng dành cho sinh viên du học thông thường và sinh viên du học dưới hình thức chương trình liên kết được đại học nước ngoài đánh giá và trao tặng như nhau. Sinh viên có thể cập nhật các chương trình học bổng này trên website chính thống của trường.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, sinh viên học hệ liên kết được cấp thêm những suất học bổng riêng biệt từ trường hoặc bị hạn chế đối với một số học bổng nhất định.
Một số trường đại học trong nước vẫn cấp học bổng cho sinh viên để khuyến khích tinh thần học tập, tuy giá trị không cao và số lượng có giới hạn. Điều đó có nghĩa là, sinh viên của hệ liên kết quốc tế có năng lực tốt có nhiều cơ hội nhận được hai đầu học bổng từ đại học trong nước và đại học nước ngoài liên kết.
Các trường đại học tại Việt Nam ngày càng mở rộng hợp tác với đại học danh giá nước ngoài để cung cấp những chương trình quốc tế chất lượng cao. Điều này chứng tỏ sức hút của hệ đào tạo này đối với học sinh Việt Nam thế hệ mới trong thời kỳ hội nhập.
LỢI THẾ CỦA CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT QUỐC TẾ
Tuy nhiên, một điểm hạn chế của quá trình hội nhập là sự du nhập của những chương trình liên kết quốc tế không đảm bảo chất lượng vào Việt Nam, khiến cho sinh viên không được đáp ứng đầy đủ những cam kết ban đầu khi lựa chọn, không đảm bảo quá trình du học và bằng cấp. Và kết quả cuối cùng: tiền mất tật mang.
Sinh viên cần phải hết sức cẩn thận và tìm hiểu kỹ càng khi lựa chọn một chương trình liên kết quốc tế sẽ gắn bó. Nếu cần thiết, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những thế hệ đi trước, các chuyên gia giáo dục quốc tế có nhiều năm kinh nghiệm, các du học sinh và cựu du học sinh - những người sở hữu trải nghiệm uy tín và chất lượng.
Nhưng trước tiên, hãy tự vấn về các khía cạnh sau khi tìm kiếm và quyết định lựa chọn một chương trình liên kết:
Trên đây là tất cả những thông tin bạn cần biết về chương trình liên kết quốc tế - một hình thức du học vô cùng phổ biến ở thời điểm hiện tại và được nhận định sẽ trở thành xu hướng trong tương lai giáo dục hội nhập.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về hệ đào tạo bậc đại học này, hoặc đơn giản và muốn biết bản thân mình có phù hợp để theo đuổi mô hình giáo dục này hay chưa, đừng ngần ngại liên hệ với QTS Diploma để được đội ngũ chuyên gia giáo dục quốc tế hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/dai-hoc-lien-ket-quoc-te-a42336.html