Trắc nghiệm Bài 5 Địa lí 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Bài 5 Địa lí 10 Cánh Diều: THẠCH QUYỂN, NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT.

I. NHẬN BIẾT.

Câu 1. Giới hạn thạch quyển ở độ sâu

A. 50 km.

B. 100 km.

C. 150 km.

D. 200 km.

Câu 2. Thạch quyển gồm

A. vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Man-ti.

B. phần trên cùng của lớp Man-ti và đá trầm tích.

C. đá badan và phần ở trên cùng của lớp Man-ti.

D. phần trên cùng của lớp Man-ti và đá biến chất.

Câu 3. Thạch quyển

A. là nơi tích tụ nguồn năng lượng bên trong.

B. là nơi hình thành các địa hình khác nhau.

C. di chuyển trên quyển mềm của bao Man-ti.

D. đứng yên trên quyển mềm của bao Man-ti.

Câu 4. Nội lực là lực phát sinh từ

A. bên trong Trái Đất.

B. bên ngoài Trái Đất.

C. bức xạ của Mặt Trời.

D. nhân của Trái Đất.

Câu 5. Nội lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua

A. uốn nếp.

B. tạo lực.

C. vận động kiến tạo.

D. quá trình phong hóa.

Câu 6. Hiện tượng các lớp đá bị nén ép nhưng không phá vỡ tính chất liên tục của đá là hiện tượng

A. đứt gãy.

B. uốn nếp.

C. nén ép.

D. nâng lên và hạ xuống.

Câu 7. Trong các đứt gãy, bộ phận được trồi lên gọi là

A. địa tầng.

B. địa hào.

C. địa lũy.

D. nâng lên.

Câu 10. Các lớp đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển với biên độ lớn sẽ sinh ra

A. nếp uốn.

B. miền núi uốn nếp.

C. địa hào, địa lũy.

D. hẻm vực, thung lũng.

Câu 7. Hiện tượng đứt gãy xảy ra ở

A. những vùng đá dốc.

B. những vùng đá cứng.

C. các hẻm vực, thung lũng.

D. các khu vực đang được nâng lên.

Câu 8. Tại những khu vực cấu tạo bằng loại đá cứng, vận vận kiến tạo làm cho lớp đất đá bị

A. biển tiến.

B. uốn nếp.

C. đứt gãy.

D. địa lũy.

Câu 9. Tại những khu vực cấu t ạo bằng loại đá mềm, vận động nén ép làm cho đất đá bị

A. nâng lên.

B. hạ xuống.

C. uốn nếp.

D. đứt gãy.

Câu 10. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là

A. năng lượng từ Vũ Trụ.

B. nguồn năng lượng Mặt Trời.

C. sức gió, sức nước và năng lượng thủy triều.

D. nguồn năng lượng trong lòng đất.

Câu 11. Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng xảy ra

A. rất chậm, trong một phạm vi hẹp.

B. rất nhanh, trong phạm vi hẹp.

C. rất chậm, trong phạm vi rộng lớn.

D. rất nhanh, trong phạm vi rộng lớn.

Câu 12. Vận động nội lực theo phương nằm ngang thường

A. xảy ra chậm và trên một diện tích lớn.

B. vẫn tiếp tục xảy ra ở nhiều nơi hiện nay.

C. làm cho lục địa nâng lên hay hạ xuống.

D. gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.

II. THÔNG HIỂU.

Câu 13. Hoạt động núi lửa

A. xảy ra tại khu vực cấu tạo bởi đá cứng.

B. xảy ra tại khu vực cấu tạo bởi đá mềm.

C. không làm thay đổi địa hình trên bề mặt đất.

D. xuất hiện trên lục địa, trên biển và đại dương.

Câu 14. Trên biển, đại dương hoạt động núi lửa

A. tạo thành ngọn núi, dãy núi lửa.

B. tạo nên các đảo, quần đảo trên biển.

C. tạo nên thung lũng, hồ núi lửa.

D. tạo thành bề mặt địa hình rộng lớn.

Câu 15. Địa hào, địa lũy là kết quả của

A. sự bồi đắp phù sa.

B. hiện tượng uốn nếp.

C. hiện tượng đứt gãy.

D. hiện tượng biển tiến, biển thoái.

Câu 16. Các cao nguyên ba dan ở Tây Nguyên nước ta là kết quả của

A. hiện tượng uốn nếp.

B. hoạt động núi lửa.

C. hiện tượng đứt gãy.

D. hiện tượng biển tiến, biển thoái.

Câu 17. Vận động nào sau đây không do tác động của nội lực?

A. Uốn nếp.

B. Bóc mòn.

C. Đứt gãy.

D. Nâng lên hạ xuống.

Câu 18. Vận động tạo núi là vận động

A. nâng lên, hạ xuống.

B. uốn nếp, đứt gãy.

C. vận động kiến tạo.

D. biển tiến, biển thoái.

Câu 19. Đâu không phải là kết quả của hiện tượng đứt gãy?

A. Hẻm vực.

B. Thung lũng.

C. Địa hào.

D. Núi lửa.

Câu 20. Vận động làm cho các lục địa được nâng lên hay hạ xuống, uốn nếp hay đứt gãy gọi chung là

A. vận động tạo núi.

B. vận động kiến tạo.

C. hoạt động núi lửa.

D. vận động tạo lục.

Câu 21. Kết quả của hiện tượng uốn nếp là xuất hiện

A. núi lửa, động đất.

B. hẻm vực, thung lũng.

C. địa hình lượn sóng.

D. địa hào, địa lũy.

Câu 22. Thung lũng sông Hồng ở nước ta được hình thành do kết quả của hiện tượng

A. đứt gãy.

B. hạ xuống.

C. uốn nếp.

D. nâng lên.

Câu 23. Miền núi uốn nếp là kết quả tác động của hiện tượng uốn nếp với cường độ

A. yếu dưới tác động của nội lực.

B. mạnh dưới tác động của nội lực.

C. yếu dưới tác động của ngoại lực.

D. mạnh dưới tác động của ngoại lực.

Câu 24. Hiện tượng vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách giãn ở khu vực khác xảy ra do chịu tác động của

A. hiện tượng uốn nếp.

B. hiện tượng đứt gãy.

C. vận động theo phương thẳng đứng.

D. vận động theo phương nằm ngang.

Câu 25. Ý nào sau đây không đúng với vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng?

A. Xảy ra rất chậm trên diện tích lớn.

B. Gây ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.

C. Vẫn tiếp tục xảy ra ở vỏ Trái Đất.

D. Làm các bộ phận của lục địa nâng lên, hạ xuống.

Dựa vào hình sau đây (Hình 1. Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên Trái Đất), trả lời các câu hỏi.

Hình 1. Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên Trái Đất

Câu 26. Đại dương nào sau đây không có vành đai động đất chạy qua?

A. Thái Bình Dương.

B. Ấn Độ Dương.

C. Bắc Băng Dương.

D. Đại Tây Dương.

Câu 27. Vành đai động đất lớn nhất chạy dọc bờ của

A. Thái Bình Dương.

B. Ấn Độ Dương.

C. Bắc Băng Dương.

D. Đại Tây Dương.

Câu 28. Vành đai núi lửa lớn nhất chạy dọc bờ của

A. Thái Bình Dương.

B. Ấn Độ Dương.

C. Bắc Băng Dương.

D. Đại Tây Dương.

Câu 29. Dãy núi trẻ lớn nhất chạy dọc theo phía tây của

A. châu Mỹ.

B. châu Á.

C. châu Âu.

D. châu Phi.

Câu 30. Châu lục nào sau đây không tập trung các dãy núi trẻ?

A. châu Mỹ.

B. châu Á.

C. châu Âu.

D. châu Đại Dương.

Câu 31. Núi lửa và động đất thường xảy ra ở nơi nào sau đây?

A. Đông và Đông Nam châu Á.

B. Nam Á và Tây Nam châu Á.

C. Phía tây Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

D. Phía đông châu Á và Bắc Phi.

Câu 32. Nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo thường không có các

A. vành đai núi lửa.

B. vành đai động đất.

C. vùng núi trẻ.

D. vùng núi già.

Câu 33. Núi lửa xảy ra nhiều nhất ở

A. Thái Bình Dương.

B. Ấn Độ Dương.

C. Bắc Băng Dương.

D. Đại Tây Dương.

Câu 34. Vận động nội lực theo phương nằm ngang không làm

A. thành núi uốn nếp.

B. những nơi địa luỹ.

C. những nơi địa hào.

D. lục địa nâng lên.

Câu 35. Phát biểu nào sau đây không đúng với vận động nội lực theo phương nằm ngang?

A. Tạo nên những nơi núi uốn nếp.

B. Sinh ra những địa luỹ, địa hào.

C. Các lục địa nâng lên, hạ xuống.

D. Có hiện tượng động đất, núi lửa.

III. VẬN DỤNG THẤP.

Câu 36. Điểm giống nhau giữa nội lực và ngoại lực là

A. đều cần có sự tác động của con người.

B. điều kiện hình thành đều từ năng lượng Mặt Trời.

C. cùng được sinh ra do năng lượng của Trái Đất.

D.cùng có tác động làm thay đổi bề mặt địa hình Trái Đất.

Câu 37. Vận động theo phương thẳng đứng và vận động theo phương nằm ngang đều là các vận động

A. do nội lực sinh ra.

B. làm cho các lớp đá thay đổi thế nằm.

C. làm cho địa hình Trái Đất được nâng lên, hạ xuống.

D. làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực kia.

Câu 38. Hiện tượng đứt gãy được sinh ra là do các lớp đá

A. mềm bị nén ép.

B. nâng lên và hạ xuống.

C. cứng dịch chuyển ngược nhau theo phương ngang.

D. có độ dẻo cao và di chuyển cùng chiều.

Câu 39. Vận động kiến tạo theo phương thẳng đứng xảy ra không phải do nguồn năng lượng của

A. sự phân huỷ các chất phóng xạ.

B. sự dịch chuyển các dòng vật chất.

C. các phản ứng hoá học khác nhau.

D. bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất.

Câu 40. Núi lửa được sinh ra khi

A. hai mảng kiến tạo tách xa nhau.

B. xảy ra động đất có cường độ cao.

C. sự phân huỷ các chất phóng xạ.

D. có vận động nâng lên, hạ xuống.

Câu 41. Địa luỹ thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá

A. trồi lên.

B. sụt xuống.

C. uốn nếp.

D. xô lệch.

Câu 42. Địa hào thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá

A. trồi lên.

B. sụt xuống.

C. uốn nếp.

D. xô lệch

Câu 43. Dãy núi con Voi ở tả ngạn sông Hồng nước ta là dạng địa hình nào sau đây?

A. Núi lửa.

B. Núi uốn nếp.

C. Địa lũy.

D. Địa hào.

Câu 44. Các lớp đá bị đứt gãy trong điều kiện vận động kiến tạo theo phương

A. ngang ở vùng đá cứng.

B. ngang ở vùng đá mềm.

C. đứng ở vùng đá mềm.

D. đứng ở vùng đá cứng.

Câu 45. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực không phải là do

A. sự phân huỷ các chất phóng xạ.

B. sự dịch chuyển các dòng vật chất.

C. các phản ứng hoá học khác nhau.

D. bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất.

Câu 46. Tác động nào sau đây làm cho biển tiến và biển thoái?

A. Lục địa nâng lên, hạ xuống.

B. Các lớp đá mềm bị uốn nếp.

C. Cá lớp đá cứng bị đứt gãy.

D. Động đất, núi lửa hoạt động.

Câu 47. Biểu hiện nào sau đây không phải là do tác động của nội lực?

A. Lục địa được nâng lên hay hạ xuống.

B. Các lớp đất đá bị uốn nếp hoặc đứt gãy.

C. Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột.

D. Sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa.

IV. VẬN DỤNG CAO.

Câu 48. Các hồ lớn nằm ở giữa lục địa Trung Phi như Victoria, Tanzania là kết quả của hiện tượng

A. biến tiến.

B. biển thoái.

C. uốn nếp.

D. đứt gãy.

Câu 49. Sông nào sau đây ở Việt Nam chảy trên một đứt gãy kiến tạo?

A. Hồng.

B. Cả.

C. Thu Bồn.

D. Đồng Nai.

Câu 50. Nguyên nhân sinh ra vận động theo phương thẳng đứng là do

A. sự sắp xếp vật chất theo tỉ trọng trong lòng đất.

B. sự dịch chuyển của các mảng lớn trong lòng đất.

C. hai mảng kiến tạo va chạm nhau.

D. sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo.

Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/tac-dong-nao-sau-day-lam-cho-bien-tien-va-bien-thoai-a42219.html