Cách làm sữa chua đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện thành công. Trong quá trình làm sữa chua, các yếu tố về nguyên liệu, nhiệt độ ủ, men, thời tiết, thao tác khuấy đều ảnh hưởng đến chất lượng sữa chua thành phẩm. Tại sao làm sữa chua không đông? Chỉ cần tìm ra nguyên nhân, bạn sẽ biết cách khắc phục.
Sữa chua là sản phẩm lên men từ sữa, chủ yếu là sữa động vật. Sự lên men sữa đã mang đến cho bạn một món ăn có hương thơm sữa, vị chua chua kích thích vị giác đồng thời sở hữu nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh mua sữa chua làm sẵn, bạn hoàn toàn có thể làm sữa chua tại nhà. Tuy cách làm sữa chua không khó nhưng đòi hỏi bạn phải thực hiện đúng tiêu chuẩn trong từng bước để thành phẩm ra đời có được độ mịn, độ chua, không bị dăm đá, không bị tách nước…Có nhiều cách làm sữa chua như làm sữa chua dẻo, sữa chua nha đam , sữa chua uống nha đam, sữa chua dâu … Do đó việc ước chừng thời gian và ủ men hợp lý cũng cần được xem xét kỹ.
Sữa chua không đông là một trong những vấn đề thường gặp nhất khi tự làm sữa chua tại nhà. Hiện tượng này có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân gây nên. Việc tìm hiểu nguyên nhân là cách để bạn tìm ra phương hướng khắc phục hiệu quả.
Sữa chua không đông có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất do chất lượng men. Men là nguyên liệu quan trọng để bạn thực hiện thành công món sữa chua. Nếu men cũ, vi khuẩn men ít hoặc hoạt động yếu sẽ ảnh hưởng đến quá trình lên men sữa chua.
Bên cạnh đó, việc bạn sử dụng men chưa hết lạnh cũng ảnh hưởng đến việc lên men sữa chua. Men cái phải được bảo quản ở nhiệt độ phòng và chuyển sang trạng thái lỏng. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng trộn men vào sữa, đồng thời, vi khuẩn men không bị “sốc nhiệt” khi chuyển từ môi trường lạnh sang môi trường ấm.
Nguyên nhân thứ hai khiến sữa chua không đông là do chất lượng sữa. Nguồn sữa bạn sử dụng làm sữa chua có dư lượng kháng sinh cao. Khánh sinh này sẽ hạn chế sự hoạt động của vi khuẩn men dẫn đến tình trạng sữa chua không đông và kém mịn. Và đây cũng là nguyên nhân khiến sữa chua bị tách nước, bề mặt sữa chua sẽ có một lớp nước màu vàng nhạt.
Nguyên nhân thứ ba làm sữa chua không đông là nhiệt độ ủ quá cao. Thông thường, nhiệt độ ủ sữa chua là từ 40 - 44 độ C. Nếu bạn ủ ở nhiệt độ quá cao thì sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của men, thậm chí men bị chết. Lúc này, phần sữa chua của bạn sẽ hỏng hoàn toàn. Hơn nữa, trong quá trình này, bạn phải luôn duy trì nhiệt độ ủ ổn định để thành phẩm sữa chua đạt độ mịn, đông vừa đủ.
Với nguyên nhân do chất lượng men cái, cách xử lý rất đơn giản. Bạn chỉ cần chọn mua sữa chua làm men cái có ngày sản xuất mới nhất. Sữa chua làm men cái mua về, bạn đặt trong nhiệt độ phòng, không nên bảo quản trong tủ lạnh và khi trộn sữa chua men cái với sữa tươi và sữa đặc, bạn khuấy theo một chiều.
Để khắc phục nguyên nhân làm sữa chua không đông do chất lượng sữa, bạn hãy chọn mua sữa từ những nhà sản xuất uy tín, chất lượng. Khi mua sữa, lưu ý các thông tin về hàm lượng protein trên sữa để chọn được loại phù hợp. Sữa có hàm lượng protein cao là loại bạn nên lựa chọn.
Về nguyên nhân do nhiệt độ ủ, bạn có thể xử lý như sau: sử dụng máy ủ sữa chua chuyên dụng. Nếu dùng thùng xốp, bạn có thể dùng nhiệt kế để cho chính xác nhiệt độ của nước ấm và trong quá trình ủ, không di chuyển thùng xốp, đậy kín nắp, đảm bảo nhiệt độ ổn định trong suốt thời gian ủ.
Các nguyên nhân làm sữa chua không đông có thể cũng là nguyên nhân của sữa chua không mịn, bị dăm đá, sữa chua bị tách nước… Vì vậy, khắc phục tình trạng này, bạn đã có thể làm được những mẻ sữa chua thơm ngon, chất lượng để thưởng thức mỗi ngày.
Bạn có thể tham khảo thêm nhiều hơn nữa tại website: hocphache.com.vn để khám phá những món đồ uống thơm ngon tuyệt hảo. Tự tay làm ngay tại nhà và cùng gia đình thưởng thức những món ngon cuối vào dị p cuối tuần nha.
Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/u-sua-chua-khong-dong-phai-lam-sao-a33446.html