Tim đập nhanh khi ngủ (trưa, đêm): Nguyên nhân và phòng ngừa

Tim đập nhanh khi ngủ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, kể cả vào ban đêm hoặc khi đang nghỉ ngơi vào ban ngày. Hiện tượng này thường không nguy hiểm nhưng đưa đến nhiều lo lắng cho người bệnh.

tim đập nhanh khi ngủ

Tim đập nhanh là tình trạng tim đập thình thịch hoặc nhịp tim tăng nhanh. Người bệnh cảm thấy tim như đang đập lệch nhịp hoặc có thêm nhịp tim; người bệnh thường thấy hồi hộp đánh trống ngực. Ở một số bệnh nhân có thể biểu hiện bằng cảm giác nghẹn ở cổ họng, buồn nôn, nôn khan.

Tình trạng tim đập nhanh vào ban ngày khá phổ biến, thường liên quan đến tính chất căng thẳng trong công việc, sử dụng các chất kích thích vào ban ngày. Vậy còn tình trạng tim đập nhanh vào ban đêm và khi ngủ là gì?

Tim đập nhanh khi ngủ là gì?

Tim đập nhanh khi ngủ là tình trạng ít gặp hơn nhưng lại có thể là dấu hiệu của một số rối loạn nhịp tim nghiêm trọng. Nếu tim thường đập nhanh khi ngủ, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị phù hợp.

Tình trạng này có phổ biến không?

Tim đập nhanh khi ngủ ít khi xảy ra ở người khỏe mạnh trưởng thành. Tuy nhiên, tình trạng này hay gặp ở các bệnh nhân thường xuyên lo lắng, căng thẳng quá mức, hoặc có sử dụng chất kích thích trước khi ngủ. Ngoài ra, nhịp tim nhanh khi ngủ cũng có thể là biểu hiện của một số rối loạn nhịp nghiêm trọng. (1)

Chính vì vậy, nếu thường xuyên gặp tình trạng tim đập nhanh khi ngủ, hoặc thấy nhịp tim nhanh kèm các triệu chứng khác như đau ngực, hụt hơi, khó thở…, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa loạn nhịp tim để được thăm khám và tư vấn đầy đủ.

Xem thêm: Tim đập nhanh tay chân run khó thở là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Nguyên nhân tim đập nhanh khi nằm ngủ

BS.CKI Hoàng Thị Bình cho biết, tim đập nhanh khi ngủ có thể gặp ở những người có thói quen nằm nghiêng một bên. Lúc này áp lực trong lồng ngực thay đổi có thể kích thích tim khiến tim đập bất thường.

Mặt khác, tim đập nhanh vào buổi tối cũng có thể gặp ở một số trường hợp sau:

Cũng có thể tình trạng tim đập nhanh hồi hộp do lo lắng gây ảnh hưởng đến nhịp tim và chất lượng giấc ngủ của bạn

Phương pháp chẩn đoán

Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và nghe tim; đồng thời xét nghiệm máu (có thể bao gồm công thức máu, điện giải đồ máu…) để tìm các tình trạng như thiếu máu, nhiễm trùng, rối loạn điện giải… Xét nghiệm máu cũng cho thấy dấu hiệu thiếu vitamin hoặc vấn đề với tuyến giáp. (2)

Để theo dõi nhịp tim, bác sĩ thực hiện điện tâm đồ (ECG). Điện tâm đồ không chỉ cung cấp thông tin về tần số tim đập mà còn nhiều thông tin hữu ích khác, giúp bác sĩ chuyên khoa loạn nhịp tim đưa ra chẩn đoán chính xác cho bệnh nhân. Người bệnh được yêu cầu nằm xuống trong khi kiểm tra, mất khoảng 15 phút thực hiện.

chẩn đoán bằng điện tâm đồ
Điện tâm đồ là phương pháp đơn giản chẩn đoán tim đập nhanh khi ngủ.

Trong trường hợp điện tâm đồ ECG không ghi nhận được cơn loạn nhịp tim, vốn thường xảy ra ở các trường hợp cơn ngắn, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân theo dõi điện tim liên tục 24-48h, tối đa đến 7 ngày bằng cách đeo máy Holter ECG. Người bệnh khi đeo máy Holter vẫn sinh hoạt bình thường. Khi tháo máy bác sĩ sẽ phân tích dữ liệu điện tim thu thập được để xác định xem liệu bệnh nhân có bị loạn nhịp tim hay không.

Khi nào tim đập nhanh cần cấp cứu?

Đôi khi, tim đập nhanh khi ngủ là tín hiệu cho thấy vấn đề bất ổn trong cơ thể. Khi nhịp tim nhanh đi kèm với các dấu hiệu sau đây, người bệnh cần đến bệnh viện ngay: (3)

Một số tình trạng nghiêm trọng có thể khiến tim đập nhanh vào ban đêm hoặc buổi trưa, bao gồm:

Tham khảo: Các biến chứng nguy hiểm khi tim đập nhanh

Làm thế nào kiểm soát nhịp tim khi ngủ trưa hay ban đêm?

Theo BS.CKI Hoàng Thị Bình, hầu như tim đập nhanh vào ban đêm không cần điều trị, đặc biệt nếu chỉ thỉnh thoảng xảy ra. Người bệnh có thể tự kiểm soát triệu chứng tim đập nhanh bằng cách: (4)

Nếu tình trạng tim đập nhanh làm bạn khó chịu, bác sĩ có thể sẽ hỗ trợ bạn bằng cách kê đơn một số loại thuốc giúp làm chậm nhịp tim, giảm tình trạng đánh trống ngực.

Khi nào cần đến bệnh viện?

Tim đập nhanh khi ngủ không phải lúc nào cũng báo hiệu một vấn đề nghiêm trọng và thường là kết quả của những thay đổi về vị trí hoặc tác động của các chất kích thích bên ngoài. Vậy khi nào nên lo lắng và đi đến bệnh viện? Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này thường xuyên xuất hiện cùng với nhịp tim nhanh, hãy thăm khám bác sĩ ngay:

đến bệnh viện khám tim đập nhanh khi ngủ
Người bệnh nên thăm khám khi gặp tình trạng tim đập nhanh khi ngủ đi kèm các triệu chứng khác như hụt hơi, mệt mỏi,..

Cách phòng ngừa tim đập nhanh về đêm?

Có thể không ngăn được tim đập nhanh về đêm nhưng nhiều hoạt động giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy cần thực hiện:

Tim đập nhanh khi ngủ có cần điều trị không?

Hầu hết những người bị tim đập nhanh khi ngủ không cần điều trị. Nhiều người có thể giảm triệu chứng chỉ với thay đổi lối sống như giảm cân, thay đổi chế độ ăn, giảm căng thẳng, tránh rượu bia và các chất kích thích… Việc tập yoga và thiền để giảm căng thẳng và giúp thư giãn hiệu quả.

Trong trường hợp triệu chứng tim đập nhanh làm bạn khó chịu, hoặc đi kèm các dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh nguy hiểm, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa Tim mạch để được thăm khám, tư vấn và điều trị thích hợp.

Để đặt lịch khám, điều trị tim đập nhanh tại Trung tâm Tim mạch, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Hầu hết các trường hợp tim đập nhanh khi ngủ không nguy hiểm. Nhưng nếu đã áp dụng nhiều cách nhưng triệu chứng không cải thiện, có thể tim đập nhanh báo hiệu bệnh lý nguy hiểm khác. Người bệnh cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/mach-co-dap-manh-a31403.html