Ung thư tụy: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách phòng ngừa

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2020, ung thư tụy là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 7 trong tất cả các loại ung thư trên toàn cầu. Tại Hoa Kỳ, trong năm 2021 ước tính có khoảng 60.430 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tụy và ước tính có khoảng 48.220 người chết vì căn bệnh này.

ung thư tuyến tụy

Ung thư tụy là gì?

Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về bệnh ung thư tụy, chúng ta cần hiểu sơ lược qua về giải phẫu và chức năng của tụy trong cơ thể.

Tụy là một tuyến lớn trong ổ bụng, nằm phía sau dạ dày và bắt ngang qua trước cột sống. Tụy gồm 3 phần, đầu tụy được bao quanh bởi tá tràng (tá tràng là đoạn đầu tiên của ruột non), phần giữa là thân tụy và đuôi tụy rất gần với lách. Ở người trưởng thành, tụy dài khoảng 15cm. Tụy có hai chức năng quan trọng:

Ung thư tụy có nguồn gốc từ tế bào nội tiết hoặc ngoại tiết của tuyến tụy. Tế bào nội tiết tạo ra các loại hormone, và những hormone này sẽ được giải phóng trực tiếp vào mạch máu. Tế bào ngoại tiết tạo ra các men tụy và tiết vào trong ruột non để tiêu hóa thức ăn. Ung thư tụy cũng có khi được gọi là ung thư ngoại tiết. Khoảng 90% ca ung thư tụy xuất phát từ tế bào ngoại tiết, lớp tế bào lót nằm trong các ống dẫn nhỏ, gọi là các ống tụy. Các ống tụy này mang lượng dịch có chứa các men tụy dẫn đến ống tụy chính và đổ vào ruột non. Hầu hết các ung thư tụy là ung thư biểu mô tuyến ống tụy. (1)

Ung thư tụy ngoại tiết có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong tụy nhưng thường gặp nhất là ở đầu tụy.

Ung thư từ bóng Vater (nơi ống mật và ống tụy đổ vào tá tràng) thường bị chẩn đoán nhầm thành ung thư tụy.

ung thư tụy trong ổ bụng
Vị trí tụy trong ổ bụng

mô phỏng cấu trúc tụy và ống tụy
Cấu trúc của tụy và ống tụy

vị trí khối u đầu tụy
Vị trí khối u đầu tụy có liên quan đến đoạn đầu của ruột non

Nguyên nhân ung thư tuyến tụy

Yếu tố nguy cơ gây ung thư tụy

Bất kỳ điều gì làm tăng khả năng phát triển ung thư đều được xem là yếu tố nguy cơ. Yếu tố nguy cơ có thể đến từ những hoạt động của chính bản thân người bệnh, tác động từ môi trường sống xung quanh hoặc được truyền từ ba mẹ sang con cái qua bộ gen (gen là bộ mã hóa cho các tế bào trong cơ thể chúng ta). Yếu tố nguy cơ của ung thư tụy có thể bao gồm những yếu tố sau: (2)

Khuynh hướng di truyền

Những thay đổi hay tình trạng đột biến của bộ gen có thể làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư tụy. Đột biến gen hình thành khi có sự sai sót xảy ra trong bộ mã hóa gen. Những đột biến này có thể mang tính di truyền từ ba mẹ sang con cái hoặc có thể mắc phải (do bộ gen bị phá hủy không mang tính di truyền). Người mang các đột biến gen sẽ có nguy cơ mắc ung thư cao hơn người không mang những đột biến này.

Một vài hội chứng di truyền liên quan đến ung thư có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tụy bao gồm:

(Chú thích: Hội chứng = tập hợp các triệu chứng hoặc dấu hiệu bệnh, thường tương quan với nhau và liên hệ đến một bệnh lý cụ thể; hoặc làm tăng cơ hội để phát triển thành một bệnh nào đó.)

yếu tố nguy cơ ung thư tụy
Các yếu tố nguy cơ của ung thư tụy

Các dấu hiệu ung thư tụy bạn đừng vội bỏ qua

Trừ những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư được tầm soát thường xuyên thì đa số bệnh ung thư tụy được phát hiện ở giai đoạn bệnh đã tiến triển. Quan trọng là khi gặp các dấu hiệu liệt kê dưới đây, người bệnh cần thăm khám bác sĩ. Nếu bác sĩ nghi ngờ ung thư tụy, người bệnh sẽ cần làm thêm các xét nghiệm máu và hình ảnh.

Các triệu chứng có thể gặp của ung thư tụy như: (3)

Triệu chứng vàng da, tiểu sậm màu là hệ quả của việc tăng bilirubin trong máu. Bilirubin là một chất màu vàng-nâu được tìm thấy trong mật ruột. Bilirubin có trong máu khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy. Mật là một chất được tạo thành trong gan giúp tiêu hóa mỡ. Mật từ gan sẽ đi theo ống dẫn mật tới đoạn đầu tụy sẽ gộp với ống tụy chính và đổ vào tá tràng (đoạn đầu tiên của ruột non) ngay vị trí bóng Vater. Một khối u trong tụy có thể gây vàng da vì u chèn ép làm tắc ống dẫn mật. Khi ống mật bị tắc, bilirubin trong mật không được thải qua phân sẽ ứ đọng trong máu gây vàng mắt, vàng da, nước tiểu sậm màu, phân bạc màu.

Chẩn đoán bệnh ung thư tụy

Khi thăm khám một bệnh nhân nghi ngờ có ung thư tụy ngoài hỏi bệnh sử, tiền căn bản thân, tiền căn gia đình và kiểm tra tổng quát người bệnh; bác sĩ còn cần thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng cần thiết để đánh giá toàn diện và chính xác nhất về bệnh. (4)

Xét nghiệm máu

Chẩn đoán hình ảnh

Nội soi

Một vài chẩn đoán hình ảnh cần phải sử dụng một thiết bị hình ống dài (có thể cứng hoặc mềm) được gọi là ống soi để đưa vào trong cơ thể qua các lỗ tự nhiên (tai, mũi, miệng, hậu môn, vết mổ nhỏ…) khảo sát các tổn thương. Đầu ống soi sẽ có một cái đèn nhỏ và ống kính máy ảnh để nhìn bên trong cơ thể. Những hình ảnh ghi được sẽ truyền về màn hình theo dõi, giúp bác sĩ quan sát, sinh thiết, đặt dụng cụ,…

Có 3 phương pháp nội soi được sử dụng để chẩn đoán và điều trị trong bệnh ung thư tụy:

Sinh thiết

Sinh thiết có nghĩa là lấy một mẫu mô hoặc một cụm tế bào ra khỏi cơ thể và soi dưới kính phóng đại. Để chẩn đoán xác định ung thư tụy, người bệnh cần phải sinh thiết. Bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ đưa ra kết luận về loại tế bào của mẫu sinh thiết dựa trên quan sát hình dạng tế bào và kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch (nếu cần).

Tuy nhiên, không phải tất cả mẫu mô sinh thiết đều đủ tiêu chuẩn để có thể kết luận loại tế bào là lành hay ác. Đôi khi, người bệnh cần phải sinh thiết nhiều hơn một lần bằng phương pháp khác nhau hoặc từ các vị trí khác nhau (cơ quan di căn, hạch,…). Từ kết quả sinh thiết đó, bác sĩ Ung bướu sẽ tư vấn các hướng điều trị cho người bệnh.

Các phương thức sinh thiết có thể được sử dụng cho chẩn đoán ung thư tụy:

chẩn đoán ung thư tụy
Ảnh minh họa nội soi mật tụy ngược dòng

Xét nghiệm gen

Xét nghiệm có thể được thực hiện ở bệnh nhân đã có chẩn đoán xác định ung thư tụy. Xét nghiệm gen có thể thực hiện bằng mẫu máu hoặc nước bọt, mục đích là để tìm đột biến gen di truyền từ bố mẹ người bệnh hay còn gọi là đột biến tế bào mầm. Người mang đột biến có thể truyền gen này lại cho con cái của họ, và những người khác trong gia đình cũng có thể đang mang đột biến này. Một vài đột biến có thể gây ra nhiều hơn một loại ung thư cho người mang đột biến. Các đột biến dòng mầm thường gặp trong ung thư tụy là BRCA1, BRCA2, PALB2. Các đột biến này cũng có thể liên quan đến các bệnh ung thư khác như vú, buồng trứng, tiền liệt tuyến, đại trực tràng, hoặc u hắc tố da xâm lấn.

Xét nghiệm dấu ấn sinh học

Mẫu mô sinh thiết sẽ được kiểm tra dấu ấn sinh học hoặc protein, cũng có thể gọi là xét nghiệm giải trình tự gen hoặc xét nghiệm phân tử. Xét nghiệm này thường được thực hiện ở ung thư tụy giai đoạn tiến triển hoặc di căn. Xét nghiệm dấu ấn sinh học bao gồm xét nghiệm gen và các sản phẩm của gen (protein). Các xét nghiệm này giúp khẳng định chắc chắn có hiện diện các đột biến có ảnh hưởng đến hướng điều trị.

Hóa mô miễn dịch (IHC), phản ứng chuỗi polymerase (PCR), hoặc giải trình tự gen (NGS) là các loại xét nghiệm giúp phát hiện các đột biến như ALK, NRG1, NTRK, ROS1, BRCA1, BRCA2, HER2, KRAS, PALB2, MMR/MSI.

Ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?

Theo số liệu của GLOBOCAN 2020, ung thư tụy chiếm một phần lớn trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu; ung thư tụy là bệnh ác tính phổ biến thứ 12 (2,6% trong tổng số bệnh ung thư) và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư đứng hàng thứ 7 (4,7% trong tổng số bệnh ung thư). Tụy nằm ở vị trí đặc biệt, rất sâu trong ổ bụng nên các triệu chứng cảnh báo ung thư tụy không rõ ràng ở giai đoạn sớm, dễ nhầm lẫn với bệnh lý tiêu hóa khác dẫn đến việc chẩn đoán chậm trễ, khi ung thư đã xâm lấn và di căn. Do đó tiên lượng sống đối với bệnh nhân ung thư tụy khá xấu. Theo số liệu thống kê của SEER (Surveillance, Epidemiology, and End Results) tại Hoa Kỳ từ 2012 đến 2018, tỷ lệ sống còn tương đối 5 năm của ung thư tụy khi gộp chung tất cả các giai đoạn là 12% và giai đoạn di căn xa chỉ 3%.

Giai đoạn ung thư là một trong những yếu tố quyết định đến tỷ lệ thành công trong điều trị ung thư tụy. Bên cạnh đó, tình trạng bờ phẫu thuật, độ biệt hóa của khối u, mức độ di căn hạch bạch huyết, nồng độ CA 19-9 trong huyết tương trước và sau điều trị, cũng như lối sống sinh hoạt là những yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng sống và hiệu quả điều trị của ung thư tụy.

Đối với bệnh nhân ung thư tụy được phẫu thuật triệt để, tỷ lệ sống còn sau 5 năm khoảng 45%. Nếu ung thư tụy đã di căn qua các hạch bạch huyết lân cận hoặc cấu trúc gần tụy, tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh giảm chỉ còn 15%. Khi bệnh đã tiến xa, người bệnh xuất hiện triệu chứng rầm rộ như đau đớn, vàng da, sụt cân nhanh, suy kiệt, cơ hội sống càng kém.

Các giai đoạn ung thư tụy

Việc phân giai đoạn nhằm mô tả kích thước, mức độ xâm lấn của u, mức độ ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận, tình trạng di căn hạch cũng như tình trạng di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Xác định được giai đoạn bệnh giúp bác sĩ đề ra phương pháp điều trị tốt nhất, có thể giúp dự đoán tiên lượng của bệnh nhân. Các loại ung thư khác nhau sẽ có các mô tả giai đoạn khác nhau.

Một vài hệ thống phân loại quốc tế thường được dùng để phân giai đoạn ung thư tụy. Ví dụ: Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (NCCN - National Comprehensive Cancer Network), cách xác định giai đoạn ung thư dựa trên hệ thống TNM. Tuy nhiên đối với ung thư tụy, cách phân giai đoạn phổ biến là phân loại khối u thành 1 trong 4 nhóm, dựa trên việc khối u đó còn có khả năng phẫu thuật hay không và dựa trên vị trí ung thư lan rộng (tại chỗ, tại vùng hay di căn xa). Theo đó, 4 nhóm ung thư tụy gồm:

Phân giai đoạn theo T, N, M

yếu tố t ung thư tuyến tụy
Ảnh minh họa yếu tố T (kích thước và mức độ xâm lấn của khối u)

Kết hợp 3 yếu tố T, N, M sẽ phân bệnh ung thư tuyến tụy thành 5 giai đoạn như sau:

yếu tố n ung thư tuyến tụy
Ảnh minh họa yếu tố N (số lượng hạch di căn)

Cách điều trị ung thư tụy hiệu quả và phổ biến hiện nay

Để xác định phương pháp điều trị ung thư tụy, bác sĩ dựa vào một số yếu tố sau: (5)

Một số phương pháp điều trị ung thư tụy gồm:

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp cắt bỏ khối u tụy khỏi cơ thể. Một số trường hợp phẫu thuật là phương pháp điều trị chính hoặc tiên quyết trong điều trị ung thư tuyến tụy, nhưng phần lớn phẫu thuật chỉ là một phần trong kế hoạch điều trị ung thư tụy.

Mục đích của phẫu thuật là lấy trọn khối u ra khỏi cơ thể và vùng mô còn lại xung quanh khối u không còn hiện diện tế bào ung thư (được gọi là R0 - nghĩa là diện cắt/bờ u âm tính). Rất khó để đạt được R0 trong phẫu thuật u tụy, và ngay cả khi đạt được R0 thì nguy cơ tái phát vẫn cao. Đôi khi, người bệnh cần được hóa trị trước mổ (hóa trị tân hỗ trợ) để giúp làm giảm kích thước khối u và giảm số lượng tế bào ung thư trong cơ thể, từ đó khả năng đạt được R0 trong phẫu thuật sẽ tăng lên.

Có 3 loại phẫu thuật ung thư tụy:

phẫu thuật điều trị ung thư tụy
Phẫu thuật cắt bỏ tủy mật

Điều trị toàn thân

Điều trị toàn thân được sử dụng cho tất cả các giai đoạn của ung thư tụy. Điều trị toàn thân nghĩa là thuốc sẽ đi khắp cơ thể. Các loại điều trị toàn thân bao gồm hóa trị, điều trị nhắm trúng đích và điều trị miễn dịch. Mục đích của điều trị toàn thân sẽ được bác sĩ thảo luận với người bệnh trước khi bắt đầu điều trị và những mong muốn của bệnh nhân rất quan trọng. Điều trị toàn thân trước mổ được gọi là phương pháp tân hỗ trợ, sau mổ được gọi là hỗ trợ.

hóa trị điều trị ung thư tụy
Người bệnh ung thư tụy có thể được hóa trị trước hoặc sau phẫu thuật

Hóa trị

Liệu pháp hóa trị sử dụng thuốc uống hoặc tiêm qua đường tĩnh mạch để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị sẽ tiêu diệt các tế bào tăng trưởng nhanh trong cơ thể, bao gồm tế bào ung thư và một số loại tế bào bình thường như tóc, tế bào lót niêm mạc ruột… Phác đồ hóa trị của ung thư tụy thường là kết hợp nhiều thuốc dựa trên Gemcitabine hoặc Fluoropyrimidine.

Liệu pháp nhắm trúng đích

Thuốc nhắm trúng đích tập trung vào các đặc điểm đặc biệt và duy nhất của tế bào ung thư, tìm ra cách tế bào ung thư phát triển, phân chia và di chuyển trong cơ thể mà vượt ra ngoài sự kiểm soát của cơ thể. Từ đó ngăn chặn con đường giúp tế bào ung thư phát triển và sinh sôi.

Đột biến gen NTRK hiếm gặp trong ung thư tụy, hoạt động của gen này là con đường gây ra sự tăng sinh không kiểm soát của tế bào ung thư tụy. Larotrectinib và Entrectinib là các thuốc trúng đích sử dụng cho ung thư tụy giai đoạn tiến triển hoặc di căn xa có dương tính với gen NTRK. Một vài thử nghiệm lâm sàng trên thế giới đang sử dụng các thuốc trúng dịch khác cho các đột biến gen như HER2, BRAF,…

Liệu pháp miễn dịch

Thuốc miễn dịch giúp làm tăng hoạt động hệ thống miễn dịch của chính người bệnh. Bằng cách đó, làm cải thiện khả năng tìm và phá hủy tế bào ung thư. Thuốc miễn dịch có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các phương thức điều trị khác.

Pembrolizumab là một ví dụ của thuốc miễn dịch khóa điểm kiểm soát miễn dịch PD-L1 và PD-L2. Thuốc có thể được sử dụng cho ung thư tụy giai đoạn tiến triển có dương tính với MSI/MMR.

Xạ trị

Xạ trị sử dụng tia phóng xạ năng lượng cao từ nguồn tia X, photon, electron và các nguồn khác để tiêu diệt tế bào ung thư và giảm kích thước khối u. Xạ trị có thể thực hiện đơn độc hoặc kết hợp với điều trị toàn thân. Điều trị có thể chỉ tập trung vào khối u, một vùng nhỏ của cơ thể hoặc hạch di căn. Xạ trị có thể được dùng để chăm sóc nâng đỡ hoặc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm đau/giảm khó chịu gây ra bởi ung thư. Xạ trị cũng có thể được thực hiện trước, trong và sau mổ với mục đích điều trị hoặc làm chậm sự phát triển của ung thư, đặc biệt nếu diện cắt phẫu thuật còn tế bào u. (6)

Hóa xạ trị đồng thời

Sự kết hợp thuốc hóa trị và xạ trị được gọi là hóa xạ trị đồng thời. Hóa trị giúp làm tăng hiệu quả của tia xạ nên được sử dụng kết hợp trong một số loại ung thư. Các thuốc hóa trị thường dùng trong kết hợp với xạ trị như Capecitabine, Fluoropyrimidine hoặc Gemcitabine.

Điều trị nội khoa nâng đỡ, điều trị triệu chứng hoặc điều trị giảm nhẹ

Chăm sóc nâng đỡ là những biện pháp chăm sóc sức khỏe làm giảm các triệu chứng do ung thư hoặc tác dụng phụ của điều trị gây ra và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Chăm sóc nâng đỡ bao gồm điều trị giảm đau, hỗ trợ về tinh thần, cảm xúc cho người bệnh và tư vấn cho người thân.

Cách phòng ngừa bệnh ung thư tụy

Bạn không thể ngăn ngừa ung thư tụy, nhưng có thể chủ động làm giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư tụy, như:

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư tụy

Người bệnh ung thư tụy cần được chăm sóc dinh dưỡng chuyên biệt để nâng cao tổng trạng, đủ sức khỏe theo đuổi phác đồ điều trị và giảm tác dụng phụ của các phương pháp điều trị.

Theo dõi và duy trì cân nặng phù hợp

Tình trạng sụt cân do bệnh và các tác dụng phụ của điều trị thường gặp ở các bệnh nhân ung thư nói chung, cũng như bệnh nhân ung thư tụy nói riêng. Sụt cân quá mức và dinh dưỡng kém có thể làm giảm khả năng chống nhiễm trùng và giảm khả năng duy trì kế hoạch điều trị của bệnh nhân. Để giúp duy trì cân nặng, có 2 việc cần làm như sau:

Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Chia nhỏ bữa ăn

Thường xuyên ăn nhiều bữa nhỏ sẽ đảm bảo cơ thể bạn có đủ chất dinh dưỡng để vượt qua quá trình điều trị. Các bữa ăn nhỏ có thể giúp người bệnh giảm mệt mỏi, vượt qua các tác dụng phụ của điều trị như buồn nôn và chán ăn. Người bệnh nên ăn 5-6 bữa mỗi ngày.

dinh dưỡng bệnh nhân ung thư tụy
Chia nhỏ khẩu phần ăn giúp người bệnh ung thư tụy được cung cấp đủ dinh dưỡng trong ngày

Ưu tiên thức ăn giàu đạm

Thực phẩm giàu protein giúp cơ thể sửa chữa các tế bào bị hư hỏng và hỗ trợ hệ thống miễn dịch phục hồi.

Thực phẩm bổ sung dạng lỏng

Cân nhắc việc sử dụng các chất bổ sung dạng lỏng hoặc dạng bột pha. Do tác dụng phụ của việc điều trị, đôi khi thức ăn trở nên kém ngon miệng hoặc khó tiêu hóa. Khi khó ăn, chất lỏng sẽ dễ tiêu hóa hơn và thường được dung nạp tốt hơn. Người bệnh có thể dùng sản phẩm giàu protein như:

Tránh thức ăn khó tiêu hóa

Thịt cắt nhỏ, mềm hoặc luộc sẽ giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn. Hạn chế các loại thực phẩm như thịt đỏ, thịt lợn hoặc rau sống (rau chưa qua chế biến) trong thời gian người bệnh đang bị khó tiêu, đầy bụng hay chướng hơi.

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, cung cấp carbohydrate và chất xơ. Các loại ngũ cốc nguyên hạt người bệnh có thể dùng như: cháo bột yến mạch, bánh mì nguyên hạt, gạo lức, mì nguyên hạt…

Trái cây và rau củ

Trái cây và rau củ nhiều màu sắc chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể giúp chống lại bệnh ung thư. Ăn ít nhất năm phần trái cây và rau quả mỗi ngày.

Chất béo lành mạnh

Thực phẩm chiên, dầu mỡ và chất béo không lành mạnh có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chất béo lành mạnh như dầu ô liu, dầu hạt cải, bơ, hạt cứng… cung cấp năng lượng, hỗ trợ sự phát triển của tế bào và bảo vệ mạch máu.

Hạn chế đồ ngọt

Bệnh nhân ung thư tụy thường gặp vấn đề trong tiêu hóa thức ăn có nồng độ đường cao. Cần hạn chế bánh, kẹo, món tráng miệng quá ngọt có thể làm tăng đường huyết khó kiểm soát.

Theo dõi những thay đổi trong thói quen đại tiện

Ung thư tụy và các phương pháp điều trị thường có thể dẫn đến những thay đổi trong thói quen đại tiện bao gồm tiêu chảy, táo bón, khó tiêu và đầy hơi. Nếu người bệnh thấy bất thường nên thông báo cho bác sĩ điều trị. Có thể cần phải thay đổi chế độ ăn uống, dùng thuốc, hoặc bổ sung các men tụy.

Tăng cường vận động, tập thể dục

Tập thể dục có thể giúp kích thích sự thèm ăn, và duy trì hoạt động thể dục thể thao có thể tạo ra cảm giác khỏe mạnh và giúp người bệnh ăn nhiều hơn.

Để đăng ký khám, tầm soát và điều trị ung thư tuyến tụy tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể liên hệ:

Hy vọng các thông tin ung thư tuyến tụy là gì, các phương pháp chẩn đoán, điều trị mà BVĐK Tâm Anh cung cấp sẽ giúp bạn có được những giải đáp các thắc mắc nếu người thân được chẩn đoán ung thư tuyến tụy. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa ung thư, điều chỉnh chế độ sinh hoạt lành mạnh cũng như thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện nguy cơ và điều trị bệnh.

Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/tuyen-tuy-la-gi-a30707.html