Tìm hiểu ngành Truyền thông & Nghiên cứu truyền thông – Triển vọng nghề nghiệp

Truyền thông & Nghiên cứu truyền thông là một trong những nghề thời thượng với mức thu nhập nằm trong mức khá cao trên thế giới. Nhưng đồng thời, ngành này cũng áp lực không nhỏ vì đòi hỏi phải cập nhật liên tục để không lỗi thời với những tiến bộ không ngừng của công nghệ.

Ngành truyền thông là gì?

Ngành truyền thông là một ngành khá rộng với nhiều phân nhánh. Ở Việt Nam, phụ huynh và các em học sinh thường nhằm lẫn truyền thông với báo chí, Nhưng thực ra ngành truyền thông báo chí (Journalism) chỉ là một nhánh của ngành này thôi. Về cơ bản, có thể chia ngành truyền thông ra làm:

1/ Ngành truyền thông báo chí (Journalism)

Đây là ngành có tuổi đời lâu nhất trong khối ngành truyền thông. Ngành báo chí đòi hỏi người theo nghề phải có kiến thức tốt, nhanh nhẹn và phải tôn trọng sự thật. Chính vì thế, trên thế giới, ngành báo chí là một mảng rất riêng, tách hẳn với ngành truyền thông. Nhiều trường còn ghi rõ là chỉ dạy ngành báo chí, không dạy ngành truyền thông.communication

2/ Ngành truyền thông thực hành (Communication practice)

Nhóm ngành này chủ yếu học để đi làm. Chúng ta có thể chia thành nhiều nhóm nhỏ như: Public Relations (PR) - Corporate Communication - Non-profit Communication.

3/ Ngành truyền thông Media/ Digital media - Multimedia

Còn gọi với cái tên quen thuộc là truyền thông đa phương tiện. Nói đơn giản thì ngành này dùng những công nghệ hiện đại như máy ảnh, máy quay phim, máy tính… để tạo ra các sản phẩm truyền thông. Các sản phẩm này có thể là một bộ phim, TVC quảng cáo hoặc MV ca nhạc…

4/ Ngành nghiên cứu truyền thông (Communication Studies)

Có thể xem như 1 “dị loại” so với các ngành trên. Ngành nghiên cứu truyền thông không động tay vào làm một sản phẩm truyền thông mà giống như 1 “chiến lược gia”. Họ sẽ thông qua quan sát cuộc sống và các số liệu thực tế xung quanh để tìm ra vấn đề. Ví dụ như vì sao người ta chuộng du học Úc hơn hơn… Pakintan, vì sao hiện nay số lượng đọc tin facebook nhiều hơn báo giấy… Sau đó sẽ là cả một quá trình tìm hiểu, so sánh, nghiên cứu, đối chiếu… để xây dựng nền tảng cho truyền thông.

Sinh viên có thể làm gì với bằng sau đại học về Truyền thông?

Tốt nghiệp bạn có thể làm việc liên quan đến truyền thông như sau:

Nghề nghiệp Tỷ lệ tăng trưởng Mức lương trung bình Chuyên gia quan hệ công chúng 8.9% $60,000 Nhà văn và tác giả 7.6% $63,510 Nhà biên tập -1.4% $63,510 Phóng viên và bình luận viên -10.1% $43,490 Người dẫn chương trình và phát thanh viên -11.6% $31,990 Giáo sư truyền thông 10% $69,390 Phát thanh viên hệ thống chỉ đường và các công cụ khác 2.6% $31,990

Thu nhập ngành Truyền thông & Nghiên cứu Truyền thông

Mức lương trung bình cho sinh viên tốt nghiệp ngành truyền thông là $68.000/năm, và tăng thêm $590,800 sau 20 năm. Con số này cao hơn 76% so với mức lương trung bình của người có bằng phổ thông.Học sinh tốt nghiệp trung học kiếm được từ $ 29,000 đến $ 57,000/năm, cử nhân (bất kỳ lĩnh vực nào) kiếm được từ $ 44,000 đến $ 99,000/năm. Những người có bằng cấp cao kiếm được nhiều nhất với mức lương từ $ 55,000 đến $ 120,000/năm.

Khu vực quốc gia làm việc và bằng cập sẽ ảnh hưởng đến triển vọng nghề nghiệp và mức lương của lao động trong ngành này.

Yêu cầu về bằng cấp liên quan đến lĩnh vực Truyền thông & Nghiên cứu Truyền thông

Bằng cấp càng nâng cao thì càng có nhiều lựa chọn nghề nghiệp mở ra cho bạn. Tuy nhiên, sinh viên cũng cần cân nhắc về thời gian và tài chính đầu tư vào việc học. Trình độ học vấn đối với nghề liên quan đến Truyền thông & Nghiên cứu Truyền thông:

Cấp độ giáo dục Tỷ lệ lao động Chưa tốt nghiệp trung học phổ thông 6,8% Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương 6,5% Chứng chỉ sau trung học phổ thông 1,5% Chứng chỉ một số khóa đại học 6,8% Bằng cao đẳng hoặc tương đương 3,5% Bằng cử nhân 56,3% Chứng chỉ sau cử nhân 0,8% Bằng thạc sĩ 13,5% Bằng sau thạc sĩ 0,3% Bằng chuyên nghiệp thứ nhất 0,5% Bằng tiến sĩ 2,5% Đào tạo sau tiến sĩ 1,2%

* Bài viết tham khảo:

Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/truyen-thong-gom-nhung-nganh-nao-a30414.html