Khối R22 gồm những môn nào? Trường nào tuyển sinh khối R22?
Khối R là nhóm khối thi có các môn năng khiếu liên quan đến hướng nghiệp vào khối ngành nghệ thuật, báo chí, quay phim, truyền hình, xuất bản… Khối R22 là một tổ hợp môn mới của khối R, được trường đại học tin dùng trong tuyển sinh những năm gần đây.
Khối R22 gồm những môn nào?
Khối R22 là tổ hợp gồm các môn sau: Môn Văn, môn Toán, điểm quy đổi chứng chỉ tiếng Anh.
Trong đó điểm môn Văn, Toán được lấy theo điểm học bạ (với phương thức xét theo điểm kết quả học tập THPT), hoặc lấy theo điểm thi tốt nghiệp THPT (với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT).
Điểm quy đổi chứng chỉ tiếng Anh được xét chủ yếu từ điểm các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn còn hiệu lực cho tới thời điểm nộp hồ sơ. Thí sinh cần thi các chứng chỉ tiếng Anh để lấy điểm xét tuyển.
Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến trong xét quy đổi là: Chứng chỉ TOEFL iBT và TOEFL ITP (do tổ chức Educational Testing Service chứng nhận); Chứng chỉ IELTS (do tổ chức British Council hoặc International Development Program chứng nhận)…
Khối R22 và cách tính quy đổi chứng chỉ tiếng Anh
Điểm quy đổi tiếng Anh trong tuyển sinh khối R22 tuỳ thuộc từng trường. Sau đây là mức quy đổi phổ biến.
Khối R22 xét tuyển ngành nào?
Khối R22 thường dung xét tuyển cho các ngành liên quan đến kinh tế, báo chí truyền thông, xuất bản…
Sau đây là danh sách các ngành xét tuyển khối R22:
Kinh tế và quản lý
Quản lý Kinh tế
Chính sách công
Chính trị phát triển
Truyền thông chính sách
Quản lý hành chính nhà nước
Quản lý xã hội
Báo in
Báo phát thanh
Quay phim truyền hình
Báo truyền hình
Ảnh báo chí
Báo mạng điện tử
Thông tin đối ngoại
Truyền thông Marketing
Quan hệ công chúng chuyên nghiệp
Xuất bản điện tử
Biên tập xuất bản…
Khối R22 học trường nào?
Số lượng trường tuyển sinh khối R22 không nhiều. Trường ĐH tuyển sinh khối R22 nhiều ngành nhất là Học viện báo chí tuyên truyền.
Bạn có thể tham khảo các ngành và điểm chuẩn khối R22 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2023 như sau:
Bí quyết đạt điểm cao khối R22
Cả 3 môn xét tuyển khối R22 đều thuộc nhóm môn bắt buộc trong thi tốt nghiệp THPT, vì thế thí sinh rộng cơ hội ôn luyện.
Môn Toán
Ôn tập theo dạng đề giúp nhanh chóng nắm vững những công thức và tìm ra cách giải đề thi nhanh chóng, chính xác nhất.
Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản của chương trình học lớp 12 theo từng chủ đề để dễ nắm bắt hơn.
Bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa, bởi chỉ khi nắm được kiến thức cơ bản, học kỹ phần lý thuyết thì mới có thể làm tốt các bài tập từ mức độ dễ đến khó.
Nên ôn luyện công thức sau mỗi bài học để tránh dồn đến cuối chương.
Ngoài ôn tập lý thuyết cần tích cực luyện giải đề thi để làm quen với các dạng bài và cấu trúc làm bài đó như thế nào để không bị bỡ ngỡ khi gặp phải bài toán trong đề thi.
Sưu tầm các đề thi của năm trước, tập giải thử, sau đó đối chiếu với đáp án để biết mình còn yếu ở phần kiến thức nào.
Môn Tiếng Anh
Học tốt chương trình tiếng Anh THPT bạn đã có vốn liếng tốt để tự tin thi các chứng chỉ quốc tế.
Để đạt điểm cao các chứng chỉ ngoại ngữ, đặc biệt là chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, thí sinh cần có lộ trình ôn luyện tốt 4 kỹ năng nghe nói, đọc viết.
Ngoài nằm chắc kiến thức ngữ pháp, từ vựng trong chương trình THPT, thí sinh cần tìm các bài luyện thi trên mạng, hoặc đến các trung tâm luyện thi chứng chỉ tiếng Anh để được rèn thêm các kỹ năng nghe, nói, viết luận để đạt điểm cao.
Môn Ngữ Văn
Nên hệ thống lại mọi kiến thức đã học: Từ Đọc hiểu đến Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học bằng cách gạch ra các ý chính; sắp xếp thành hệ thống chủ điểm; hệ thống thành các dạng đề… Cần sắp xếp các nội dung kiến thức ấy thành sơ đồ hóa, sơ đồ tư tuy cho dễ nhớ.
Chủ động ôn luyện thật kĩ, tham khảo các đề thi và đáp án đổi mới. Không được bỏ qua bất cứ một tác phẩm văn học nào đã học trong chương trình, trừ phần Bộ giảm tải.
Đề thi môn Ngữ văn THPT những năm gần đây được đổi mới nhằm kiểm tra hai năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản; yêu cầu người học phải biết phân tích, suy luận và vận dụng. Vì vậy, việc ôn tập và làm theo lối văn mẫu, chép nguyên lại bài giảng là không có hiệu quả.
Nên biết tận dụng thời gian ôn tập trên lớp với GV và các bạn học cùng; không hiểu gì hỏi ngay thầy cô để có được hiểu biết nhất định.
Cần rèn luyện kĩ năng viết bài, trình bày bài cẩn thận. Với các câu hỏi nhận biết, tái hiện kiến thức, HS có thể trả lời gọn gàng, trúng ý, không lan man. Với những câu hỏi vận dụng, liên hệ, và đặc biệt là tạo lập văn bản (đoạn văn, bài văn) thì HS nên trình bày theo các thao tác lập luận cụ thể; có liên hệ, so sánh, lí giải; phân tích..
Cần sưu tầm và tự giải nhiều đề, tiếp cận với các câu hỏi mới để rèn tâm lí, chuẩn bị tinh thần thật tốt… HS không nên đọc đáp án trước, mà nên tư duy tự trả lời, sau đó mới so sánh đáp án sau.