Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Đỗ Tất Lợi
Trầm Hương trang 435-436 tải bản PDF tại đây.
Còn gọi là Kỳ Nam, Trà Hương, Gió Bầu, Bois D’aigle, Bois D’aloes.
Tên khoa học Aquilaria agallocha Roxb. (A. crassna Pierre)
Thuộc họ Trầm Thymelaeaceae.
Trầm hương (Lignum Aquilariae) là gỗ có nhiều điểm nhựa của cây trầm hương. Vì vị thuốc có mùi thơm, thả xuống nước chìm xuống do đó có tên gọi như vậy (trầm-chìm).
Tên Kỳ Nam còn có tên Kỳ Nam Hương thường dành cho loại trầm quý nhất. Giá đắt gấp 10-20 lần trầm hương.
Trầm hương là một loại cây to cao tới 30-40m, vỏ xám, xơ. Lá mọc so le, phiến mỏng, hình thuôn, dài 8-10cm, rộng 3,5-5,5cm, nhọn ở phía cuống. đầu lá cũng nhọn, mặt trên màu xanh bóng, mặt dưới màu xanh nhạt hơn, có lông. Cuống dài 4-5mm cũng có lông, mặt trên thành rãnh. Cụm hoa hình tán hay chùm, mọc ở kẽ lá. Hoa màu trắng tro. Quả khô, nang, hình lẻ, có lòng, dài 4cm, rộng 3 cm, phía dưới có chu tính (perigone) đồng trưởng. Vỏ quả mở làm hai mảnh, xốp. Một hạt gồm một phần trên hình nón, phía dưới dài cùng một kích thước, vỏ ngoài cứng, phía trong mềm
Trầm hương mọc hoang ở những vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Hội An, miền Nam Bộ Việt Nam. Có mọc nhiều ở Campuchia.
Việc tạo thành trầm hương chưa rõ: Có người nói trầm hương được tạo thành do một bệnh gây bởi sự biến chất của những cứt chim ở kẽ cành. Hiện nay người ta mới chỉ biết rằng cây càng già, 10 đến 20 năm hoặc lâu hơn, gỗ cây biến thành một chất bóng như đá sỏi, có những vết nhăn, gi ghề trong giống như cánh con chim ưng do đó có tên là gỗ chim ưng (bois d’aigle). Tuy nhiên, cũng có những mẫu gỗ không có các điểm trên, mà chỉ có một màu nâu đỏ đều. Có những miếng gỗ chỉ có những điểm màu lam nhạt.
Tại những vùng có cây trầm hương có bệnh (tức là bắt đầu có những điểm nâu đỏ), thì người ta thường làm nhà ở gần để canh, vì loại trầm thu được như vậy giá rất đắt, có khi gấp 20-30 lần. Một cây gió bầu có trầm cho từ 2-30kg trầm hương.
Trầm hương có hình dáng, kích thước không nhất định: Có khi là miếng gỗ, có khi là những cục hình trụ, thường dài 10cm, rộng 2-4cm, hai đầu có vết như dao cắt, có khi lại như miếng gỗ mục, mặt ngoài màu vàng nâu, có khi có những vết dọc sẵm màu, chất cứng nặng, nơi cắt ngang có thể thấy những đám nhựa màu đen hay đen nâu. Mùi thơm đặc biệt, khi đốt lên mùi thơm lại càng rõ rệt.
Trung Quốc thường nhập trầm hương của ta hay Ấn Độ, nhưng tại một số tỉnh miền Nam như Quảng Đông, Hải Nam cũng có trầm hương, nhưng do cách lấy khác nhau, phẩm chất có khác, thường người ta quý loại trầm hương của Việt Nam hơn. Thành phần hoá học.
Loại trầm hương tốt có thành phần tan trong cồn lên tới 40-50% sau khi xà phòng hoá bằng KOH rồi cất hơi nước sẽ được chừng 13% tinh dầu. Trong tình dầu thành phần chủ yếu là metoxybenzylaxeton 53% và tecpen ancol 11% Ngoài ra còn axit xinamic và các dẫn xuất của nó.
Trầm hương là một vị thuốc hiếm và đắt trong đông y, người ta coi nó có vị cay, tính hơi ôn, vào 3 kinh tỳ, vị và thận, có tác dụng giáng khí nạp thận bình can tráng nguyên dương, chủ yếu chữa các bệnh đau ngực bụng, nôn mửa, bổ dạ dày, hen. xuyễn, bí tiểu tiện. Còn có tác dụng giảm đau, trấn tĩnh.
Ngày dùng 3-4g dưới dạng bột hay ngâm rượu. Ít khi sắc, thường chỉ mài với nước mà uống. Đứng về mặt công dụng làm thuốc, chúng ta không thể giải thích tại sao giá trầm và kỳ nam trên thị trường lại đắt như vậy. Ngay từ thế kỷ 16, theo lời một du khách Bồ Đào Nha còn ghi lưu lại tại chợ Hội An, giả một gối bằng gỗ trầm nặng gần 500g lên tới gần 8kg vàng. Năm 1956 tại Nha Trang giá 1kg trầm hương cũng xấp xỉ 20 lạng vàng. Từ năm 1977 đến nay ở các tỉnh phía nam nước ta cũng đang có phong trào tìm khai thác trầm hương xuất khẩu, dẫn tới sự khai thác bừa bãi, phá hoại một nguồn đặc sản có giá trị của nước ta. Chỉ có một số rất ít nước trên thế giới trong đó có nước ta, mới có trầm hương, do đó hương. Từ xưa tới nay trầm hương ngoài côn chúng ta cần có kế hoạch bảo vệ và phát triển cây dùng làm thuốc trước hết là một chất thơm và cha định hương cao cấp. Xưa kia người ta gối đầu trên gối gỗ trầm hương, người ta đốt trầm trong những ngày lễ tết lớn. Ngày nay người ta trích từ trầm hương những tinh dầu để làm chất định hương vì chất thơm cao cấp.
Chữa nôn mửa, đau bụng, đau dạ dày:
Trầm hương 10g, nhục quế 10g, bạch đậu khái 8g, hoàng liên 8g, đỉnh hương lòng. Tất cả tán nhỏ Ngày uống 3 hay 4 lần, mỗi lần 1g bột này. Dùng nước nóng chiêu thuốc.
Chú thích:
Ngoài cây Aquilaria agallocha ra, người ta còn khai thác gỗ của nhiều loài Aquilaria khác như Aquilaria malaccensis Lamk., Aloexylo agallochum Lour. và Ecoecari agallocha L
Ở các tỉnh phía nam nhân dân còn dùng vị Kiến Kỳ Nam hoàn toàn không lấy từ trầm hương mà là một cây mọc phụ sinh được giới thiệu sau đây.
Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/cay-go-tram-huong-a23563.html