Bà bầu ăn hồng được không và ăn bao nhiêu thì tốt?

Bà bầu ăn hồng được không hay có nên ăn hồng hay không được rất nhiều mẹ quan tâm. Mùa hồng đến thì đây là một loại trái cây vừa thơm ngon lại mang đến rất nhiều dinh dưỡng thiết yếu. Nhưng đối với bà bầu thì loại quả này có nên ăn hay không và có tác dụng gì không thì chị em hãy tìm hiểu ngay sau đây.

Thành phần dinh dưỡng có trong quả hồng

Quả hồng khi chín có màu cam, đỏ tùy từng giống cây nhưng tất cả đều có chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như:

- Năng lượng: 293 kJ (70 kcal)

- Cacbohidrat: 18.59 g

- Đường 12.53 g

- Chất xơ thực phẩm: 3.6 g

- Chất béo: 0.19 g

- Chất béo bão hòa: 0.02 g

- Chất đạm: 0.58 g

- Vitamin Riboflavin (B2) (208%): 2.5 mg

- Folate (B9) (2%): 8 μg

- Vitamin C (9%): 7.5 mg

- Chất khoáng Canxi (1%): 8 mg

Bà bầu ăn hồng được không?

Với những thành phần dinh dưỡng thiết yếu, hồng cung cấp chất xơ dồi dào gấp 2 lần so với những loại quả khác. Đồng thời hồng cũng mang đến các vitamin A, C, khoáng chất như sắt, canxi, magie… rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu.

Với câu hỏi bà bầu ăn hồng được không thì câu trả lời là có, mẹ bầu có thể ăn hồng.

Mẹ bầu ăn hồng thường xuyên còn có thể tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa một số chứng cảm, cúm thông thường, cảm lạnh… đều là những chứng bệnh thường xuyên gặp phải khi mang thai.

Mẹ bầu có thể ăn hồng (Ảnh minh họa)

Bà bầu ăn hồng có tốt không, có lợi ích gì?

Với những giá trị dinh dưỡng có trong hồng, bà bầu hoàn toàn có thể ăn hồng. Hồng mang đến những lợi ích tuyệt vời cho mẹ bầu như sau:

- Hồng có chứa chất xơ và pectin có tác dụng kiểm soát sự thèm ăn một cách tự nhiên, kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định.

- Hồng có chứa hàm lượng tannin dồi dào có tác động lên nhu động ruột, phòng ngừa tiêu chảy một cách hiệu quả.

- Hồng chứa sắt, kẽm, đồng, axit amin, vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu.

- Chất sắt tự nhiên trong quả hồng có tác dụng bổ sung sắt, phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt, đồng thời giúp da dẻ của mẹ hồng hào hơn, cải thiện tình trạng của da và tóc.

- Hồng có thành phần catechin và polyphenol là 2 nguyên tố có tác dụng chống oxy hóa mạnh, kháng viêm, chống nhiễm trùng hiệu quả cho mẹ bầu trong quá trình mang thai.

- Hồng cũng có tác dụng tích cực đối với mẹ bầu bị đầy bụng, khó tiêu.

Bà bầu ăn hồng được không và ăn bao nhiêu thì tốt? - 2

Hồng mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ (Ảnh minh họa)

Bà bầu nên ăn bao nhiêu hồng và ăn vào lúc nào?

Bà bầu chỉ nên ăn khoảng 100 - 200g hồng mỗi ngày và chỉ ăn vào lúc no. Ăn hồng sau khi ăn no 1 tiếng. Không ăn hồng lúc đói. Hạn chế ăn hồng xanh. Chỉ nên ăn các loại hồng đã chín.

Những tác hại khi bà bầu ăn hồng không đúng cách

Khi ăn hồng không đúng cách, ăn lúc đói, ăn quá nhiều có thể sẽ phải đối diện với những tác hại sau:

- Ăn lúc đói có thể khiến dạ dày tiết nhiều axit hơn, kết hợp với các chất trong trái cây sẽ tạo chất kết tủa, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa.

- Hồng có nhựa, bà bầu ăn quá nhiều hồng có thể gây sâu răng. Ăn hồng nhiều, không súc miệng sau khi ăn, không đánh răng… có thể ảnh hưởng men răng, gây sâu răng. Dưới tác động của thai kỳ, chất nhựa bám trên men răng lâu dần sẽ khiến mẹ bầu sâu răng.

Bà bầu ăn hồng được không và ăn bao nhiêu thì tốt? - 3

Bà bầu ăn hồng chín và không nên ăn quá nhiều (Ảnh minh họa)

- Hàm lượng tanin trong hồng quá cao có thể gây ức chế hấp thụ sắt, mẹ bầu ăn quá nhiều hồng có thể gây cản trở quá trình hấp thụ sắt, các mẹ bầu bị thiếu máu nên đặc biệt lưu ý.

- Những mẹ bầu bị bệnh về dạ dày, bệnh về đường tiêu hóa thì không nên ăn hồng.

- Bà bầu ăn hồng phải gọt bỏ hoàn toàn vỏ, không ăn cả vỏ của hồng có thể gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa.

Đó là những câu trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn hồng được không. Mẹ bầu nên lưu ý, hồng tốt cho sức khỏe nhưng không ăn nhiều và liên tục.

Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/ba-bau-an-hong-duoc-khong-a22711.html