TRUYỆN CỔ TÍCH HÀN QUỐC: CON HỔ VÀ QUẢ HỒNG KHÔ

Cũng giống như Việt Nam có những câu chuyện dân gian hay truyện cổ tích, ở Hàn Quốc cũng có rất nhiều đồng thoại (전래동화) ngắn để lại các bài học nhỏ để dạy cho trẻ em. Có rất nhiều đồng thoại của Hàn Quốc gắn liền với hổ (범 - 호랑이) được lưu truyền từ xa xưa. Hôm nay cùng Troia học văn hóa Hàn Quốc qua một câu truyện dân gian Hàn Quốc: “Con hổ và quả hồng khô” nhé!

호랑이와 곶감 Con Hổ và quả hồng khô

산속에 호랑이가 살았습니다

아주 무서운 호랑이였습니다.

동물들은 모두 이 호랑이를 무서워했습니다.

Có một con Hổ sống sâu trong núi.

Nó là một con Hổ rất đáng sợ.

Tất cả các loài động vật đều rất sợ con Hổ này.

겨울이 되었습니다.

“아이고, 배고파.”

호랑이는 며칠 동안 아무것도 못 먹었습니다.

“마을로 내려가 보자.”

Khi mùa đông đến.

“Ôi, đói quá.”

Con Hổ đã không ăn gì mấy ngày nay

Hổ nói: “Thử xuống làng của con người thôi.”

어느 집 외양간에서 소 한 마리가 자고 있었습니다.

“맛있겠다.” 호랑이는 이렇게 생각했습니다.

Trong chuồng bò của một ngôi nhà có một con bò đang ngủ

Con Hổ nghĩ rằng: “Ngon ghê.”

그때 그 집 안에서 아이가 큰 소리로 울었습니다.

“앙앙!”

그러자 집 안에서 엄마가 말했습니다.

“울 지마라. 밖에 호랑이가 있어.”

Lúc đó, có một đứa bé bên trong nhà khóc lớn:

“Oe oe”.

Và người mẹ nói:

“ Đừng có khóc. Có Hổ bên ngoài đó.”

호랑이는 깜짝 놀랐습니다.

“아니! 내가 온 것을 어떻게 알았지?”

Con Hổ bỗng ngạc nhiên:

“ Không thể nào! Làm sao họ biết mình tới nhỉ?”

아이는 계속 울었습니다.

“앙앙!”

엄마가 말했습니다.

“그만 울어. 계속 울면 호랑이가 와서 잡아간다.”

“Oe Oe!”

Đứa bé vẫn tiếp tục khóc.

Người mẹ lại nói:

“Đừng khóc nữa. Khóc nữa là Hổ đến bắt đi đấy.”

아이는 더 크게 울었습니다.

“앙앙!”

호랑이는 이상하게 생각했습니다.

“이상하네. 저 아이는 내가 별로 무섭지 않은가 보군.”

Đứa bé lại khóc to hơn nữa:

“Oe Oe!”

Con Hổ nghĩ thấy lạ:

“Kỳ lạ nhỉ. Có vẻ đứa bé không có sợ mình lắm.”

그때 엄마가 아이에게 말했습니다.

“자, 여기 곶감이 있다. 이제 그만 울어.”

그러자 아이가 울음을 그첬습니다.

Khi đó, người mẹ nói với đứa bé:

“Thôi nào, có Gotgam (quả hồng khô) đây. Bây giờ ngừng khóc đi.”

Ngay sau đó, tiếng khóc của đứa bé ngừng lại.

호랑이는 생각했습니다.

“어? 곶감이 뭐지? 나보다 무서운 건가?”

갑자기 호랑이는 곶감이 무서워졌습니다.

Con Hổ nghĩ:

“Hửm? Gotgam là cái gì nhỉ? Đáng sợ hơn cả mình ư?”

Bỗng nhiên con Hổ thấy sợ ‘Gotgam’.

그때 외양간에 도둑이 들어왔습니다.

도둑은 소를 훔쳐 가려고 외양간에 들어왔습니다.

밤이어서 외양간은 아주 어두웠습니다.

Lúc đó, có một tên trộm đã lẻn vào trong chuồng bò định trộm bò.

Vì là ban đêm nên chuồng bò đã rất tối.

호랑이도 곶감을 피하려고 외양간 들어갔습니다.

어둠 속에서 도둑은 호랑이를 보고 소라고 생각했습니다.

그래서 도둑은 호랑이의 등에 올라탔습니다.

Con Hổ cũng đã vào trong chuồng bò để tránh ‘Gotgam’.

Tron bóng tối, tên trộm thấy con Hổ lại tưởng là Bò nên đã leo lên lưng của Hổ.

호랑이는 깜짝 놀랐습니다.

“이것은? 곶감이다!”

호랑이는 달렸습니다.

호랑이는 너무 무서워서 계속 달렸습니다.

Con Hổ giật mình:

“Cái này……. là ‘Gotgam’?!”

Con Hổ chạy.

Vì rất sợ nên nó đã chạy không ngừng.

도둑은 이상하다고 생각했습니다.

“소가 왜 이렇게 빠르지?”

도둑은 가만히 살펴보았습니다.

그것은 바로 호랑이였습니다.

Tên trộm nghĩ lạ:

“ Bò sao lại chạy nhanh thế nhỉ?”

Tên trộm soi xét một cách im lặng.

Cái này đúng là Hổ rồi.

도둑은 호랑이가 너무 무서웠습니다.

도둑은 호랑이의 등에서 도망치고 싶었습니다.

그래서 도둑은 호랑이 등에서 나무 위로 뛰어올랐습니다.

Tên trộm đã rất sợ.

Hắn muốn trốn khỏi lưng của Hổ.

Vì vậy tên trộm đã trèo lên cây từ lưng của Hổ.

호랑이는 산 위까지 계속 달렸습니다.

얼마 후 호랑이는 뒤를 돌아봤습니다.

이제 등 위에는 아무것도 없었습니다.

“휴, 곶감이 없어졌구나!”

Con Hổ vẫn tiếp tục chạy lên núi.

Một lúc sau nó quay đầu lại.

Lúc này trên lưng nó đã không còn gì cả.

Hổ:” Phù~, ‘Gotgam’ không còn nữa rồi!”

그 뒤로 호랑이는 마을로 내려가지 않았습니다.

아무리 배가 고파도 마을로 내려가지 않았습니다.

마을 사람들도 호랑이를 무서워하지 않고 행복하게 살았습니다.

Từ đó về sau, con Hổ đã không xuống ngôi làng nữa.

Dù có đói bụng nó cũng không còn xuống làng.

Người dân trong làng cũng không còn sợ Hổ và đã sống rất hạnh phúc.

HÌNH ẢNH CON HỔ TRONG VĂN HÓA HÀN QUỐC

Ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới thường bắt đầu những câu chuyện cổ tích bằng “Ngày xửa, ngày xưa”. Còn ở Hàn Quốc, các câu chuyện lại được bắt đầu một cách rất đặc biệt bằng câu “Thời mà hổ còn hút thuốc”

Hàn Quốc là đất nước với địa hình chủ yếu là đồi núi nên thuở xưa có nhiều loài động vật sinh sống, trong đó có cả những loài vật hung mãnh như hổ. Điều này sẽ không tránh khỏi việc bị hổ đe dọa tới cuộc sống sinh hoạt cũng như tính mạng con người. Mặc dù hổ là loài vật hung dữ, là mối nguy hiểm cho con người nhưng trong văn hóa người Hàn Quốc, hổ được coi là biểu tượng của thần giám hộ, biểu tượng của Thần núi. Vì vậy, người Hàn Quốc cũng gọi hổ là “San Gun” có nghĩa là Chúa sơn lâm. Hình ảnh con hổ hiện lên trong văn hóa Hàn Quốc với đầy sự dũng mãnh và uy quyền, sự xuất hiện của hổ sẽ giúp con người tránh được vận hạn và đem đến nhiều phúc lộc. Hổ thường được khắc họa trong các tranh vẽ và bích họa với hình ảnh canh giữ mộ phần gia tộc. Có thể nói, hổ chính là tượng trung cho tầng lớp thống trị trong xã hội lúc bấy giờ.

Câu nói “Thời mà hổ còn hút thuốc” xuất phát từ câu chuyện khi thuốc là xuất hiện ở Hàn Quốc và được xem là phương pháp trị liệu tốt cho sức khỏe. Đến thế kỷ 17, thuốc lá trở thành một sản phẩm xa xỉ dành cho giới quý tộc. Giới bình dân khi đó không được phép buôn lậu thuốc lá hay hút thuốc trước mặt những người có tầng lớp cao hơn.

Chính vì thế, câu nói trên như một cách mỉa mai của người dân và ẩn ý về việc tầng lớp thống trị được thoải mái hút thuốc, còn người dân nghèo nhìn với vẻ thèm khát. Được biến tấu qua nhiều tầng lớp thế hệ, cụm từ “Rất lâu trước đây, khi hổ còn hút thuốc” dần trở thành câu mở đầu quen thuộc cho những câu truyện đồng thoại xa xưa.

BÀI HỌC RÚT RA QUA CÂU CHUYỆN “CON HỔ VÀ QUẢ HỒNG KHÔ”

Hồng là một loại quả quen thuộc của người dân Hàn Quốc, thường được dùng trong các buổi lễ thờ cúng gia tiên.

Trong câu chuyện “Con hổ và quả hồng khô”, con hổ luôn cho rằng mình là chúa tể sơn lâm, là kẻ mạnh nhất. Khi lẻn vào một nhà dân ăn trộm bò, nó thấy một đứa khóc mãi không dứt dù người mẹ đã dọa rằng “Hổ đến kìa”. Nhưng khi người mẹ nói: “Quả hồng khô” thì đứa trẻ lại nín khóc. Con hổ kiêu ngạo nghĩ rằng, quả hồng khô hẳn là rất đáng sợ đến nỗi một đứa trẻ ngay cả hổ cũng không sợ nhưng lại sợ quả hồng khô. Đúng lúc đó, một tên trộm nhầm con hổ là bò nên đã nhảy lên lưng nó, dọa nó hoảng hốt chạy khỏi làng vì tưởng là quả hồng khô.

Câu chuyện mang ẩn ý sự ranh mãnh của con hổ hay sự sai trái của tên trộm đều phải sợ hãi trước lòng nhân từ được gieo trong lòng con người như quả hồng khô.

Biểu tượng con hổ và quả hồng khô trở thành những hình ảnh ẩn dụ nhằm giáo dục trẻ em về lòng chính trực

Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/truyen-co-tich-han-quoc-a12175.html