Hay ra dẻ

Câu nói này bắt nguồn từ một chương trình thực tế và tạo thành trào lưu trên mạng xã hổi. Thậm chí, Lê Dương Bảo Lâm còn ra hẳn MV với tựa đề là câu nói nổi tiếng này.

"Hay ra dẻ quá à" thực ra là cụm từ "hay ra vẻ quá à", được nói theo cách của người miền Nam. Theo định nghĩa của từ điển Tiếng Việt, đây là "khẩu ngữ", mang hàm ý "có được cái vẻ" hoặc "cái hình thức bên ngoài" trong khi bản thân chưa có hay chưa có đủ chất lượng.

Ví dụ, "ra vẻ" giàu có hoặc làm "ra vẻ" tự nhiên.

Cụm từ này bắt nguồn từ câu nói "mắng yêu" của diễn viên Lê Dương Bảo Lâm dành cho 5 người anh em còn lại trong chương trình "2 Ngày 1 Đêm" rất viral trên mạng xã hội vào năm ngoái.

Mặc dù câu nói mang ý nghĩ chê trách, tuy nhiên qua những biểu cảm, cũng như ngữ cảnh mà Lê Dương Bảo Lâm sử dụng lại khiến khán giả vô cùng thích thú, ngược lại với phản ứng khó chịu, lại rất hài hước và gây cười.

Ảnh minh họa: VOH

Ảnh minh họa: VOH

Cụm từ này được netizen liên tục sử dụng như một trào lưu mới, vô cùng hài hước. Bên cạnh “ra dẻ”, giới trẻ còn có những cách viết khác như “da zẻ”, “ra dzẽ”… Không dừng lại ở đó câu nói “sao hay ra dẻ quá”, chính chủ diễn viên Lê Dương Bảo Lâm còn tung hẳn MV mang tên “Sao hay ra dẻ quá”.

Kể từ khi MV được tung ra thì bản nhạc cũng được sử dụng rộng rãi trong những video tiktok, trở thành xu hướng trên tiktok thời gian dài.

Nếu như trước đây cụm từ “ra vẻ” hay được sử dụng với mục đích mỉa mai, mang ý nghĩa tiêu cực, thì hiện tại cụm từ “sao hay ra dẻ quá” được gen Z dùng với ý nghĩa “chê”, tuy nhiên là chê với ý nghĩa tích cực, vui nhộn.

Ví dụ, nếu như bạn thấy ai đó cố tình làm những chuyện ngờ nghệch, nhưng kết quả lại thất bại bạn có thể để lại bình luận là “Sao hay ra dẻ quá”. Một số từ được đi kèm theo với cụm từ “ra dẻ” nhằm thể hiện mức độ pha trò như: “ra dẻ ít thôi”, “ra dẻ lắm”, “hay ra dẻ quá à”,…

Đi dạo một vòng quanh các trang mạng xã hội bạn sẽ dễ dàng gặp cụm từ “Sao hay ra dẻ quá”, nhưng sử dụng cụm từ này thế nào thì bạn nên chú ý căn cứ vào nội dung, đề tài và bối cảnh trước khi sử dụng.

Bạn cũng có thể dùng chúng với hội bạn thân, em út trong nhà để giúp cuộc nói chuyện trở nên “mặn mà” hơn. Tuy nhiên với những người lớn tuổi hay người có tính cách nghiêm túc, bạn nên chú ý không sử dụng chúng để tránh khiến họ hiểu theo ý nghĩa tiêu cực.

18Thăm dò ý kiến: Cum từ này rất quen thuộc trong đời sống hằng ngày, các bạn đã hiểu ý nghĩa của nó chưa?

Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/qua-de-la-gi-a10466.html