Thành Phố Tây Ninh : Cổng thông tin điện tử

TỔNG QUAN THÀNH PHỐ TÂY NINH

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1. Vị trí địa lý Thành phố Tây Ninh là trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc, với tổng diện tích tự nhiên sau khi được điều chỉnh ranh giới theo Nghị định 46/2001/NĐ-CP, ngày 10/8/2001 của Chính phủ là 13.736.58 ha. Hiện nay là 14.000.000 ha, chiếm 3.41% diện tích tự nhiên của tỉnh, có toạ độ từ 106012’00’’-106012’31” kinh độ đông và 11017’21”-11033” vĩ độ bắc. + Phía Bắc giáp huyện Tân Biên và Tân Châu. + Phía Nam giáp huyện Hòa Thành. + Phía Đông giáp huyện Dương Minh Châu. + Phía Tây giáp huyện Châu Thành. 2. Địa hình, diện mạo Tây Ninh có dáng địa hình nghiên dần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, độ cao trung bình từ 8-10m, với đặc trưng ở phía Bắc có núi Bà Đen cao 986m, còn lại địa hình tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng cũng như phát triển sản xuất nông nghiệp. 3. Khí hậu, thời tiết Thành phố Tây Ninh có khí hậu đặc trưng vùng Đông nam bộ, thời tiết tương đối ôn hoà, mang tính chất nhiệt đới gió mùa, có lượng bức xạ cao và được phân bố đồng đều trong năm. Thời tiết được chia làm 02 mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. 4. Thủy văn Thành phố có rạch Tây Ninh chảy qua với nguồn nước được cung cấp chủ yếu từ hệ thống các suối Trà Phí, Lâm Vồ, suối Đà và một phần nhỏ từ hệ thống sông Vàm Cỏ Đông, chế độ nước phân hoá theo mùa, dồi dào về mùa mưa, cạn kệt về mùa khô, gây nên tình trạng ngập úng và khô hạn, nhất là khu vực phía bắc Thị xã, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân các xã Bình Minh, Tân Bình, Thạnh Tân…. II. CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN 1. Tài nguyên đất Thành phố Tây Ninh có những nhóm đất sau: Nhóm đất xám: Đất xám đọng mùn gley, đất xám gley, đất xám mùn, đất xám có tầng kết vón đá ong, đất xám có tầng loang lổ Nhóm đất đỏ vàng phát triển trên đá granit Nhóm đất phèn thuỷ văn 2. Tài nguyên nước Nhìn chung chế độ thuỷ văn của thành phố Tây Ninh khá phong phú, dồi dào cả về nguồn nước mặt và nước ngầm. 3. Tài nguyên rừng, thảm thực vật Toàn Thành phố có 1047 ha đất lâm nghiệp có rừng, bao gồm 120 ha rừng tự nhiên, 467 ha rừng trồng và 460 ha đất khoanh nuôi tái sinh, trong đó chủ yếu là rừng mang tính chất đặc dụng (chiếm tới 98.98% tổng diện tích rừng) được khoanh định khá rõ ở khu vực xã Thạnh Tân (núi Bà Đen). 4. Tài nguyên khoáng sản Hiện tại, trên địa bàn Thành phố không có nguồn tài nguyên khoáng sản nào đang được khai thác, song theo kết quả điều tra, khảo sát cho thấy ở khu vực núi Bà Đen thuộc xã thạnh Tân có nguồn khoáng sản đá granit khá phong phú. 5. Tài nguyên nhân văn Trên địa bàn Thành phố hiện có 08 dân tộc anh em cùng chung sống, bao gồm dân tộc Kinh, Khơme, Chăm, Hoa, Tàmun, Mường, Tày, Nùng. Trong đó, chủ yếu là đồng bào dân tộc Kinh.

II. DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA

Thành phố Tây Ninh hiện có 13 di tích lịch sử và kiến trúc cổ. Trong đó 03 di tích cấp Quốc gia và 10 di tích cấp Tỉnh đã được công nhận như sau:

IV. CƠ SỞ HẠ TẦNG THÀNH PHỐ TÂY NINH

- Tây Ninh là tỉnh miền Đông Nam Bộ có diện tích tự nhiên 4.030 km2, khí hậu, thời tiết thuận lợi, ít bị gió bão, lũ lụt lớn, mưa theo mùa rõ rệt. Thị xã Tây Ninh là đô thị trung tâm của tỉnh Tây Ninh, là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của Tỉnh, có diện tích tự nhiên 140 km2 bao gồm 07 phường: phường 1, phường 2, phường 3, phường IV, Hiệp Ninh, Ninh Sơn, Ninh Thạnh và 03 xã: Thạnh Tân, Tân Bình, Bình Minh. Theo quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của Tỉnh, Thành phố Tây Ninh đến năm 2015 nâng cấp lên là đô thị loại 3

- Trên địa bàn Thành phố quản lý hiện nay có 35 tuyến đường chính có tổng chiều dài khoảng 65,95km, với kết cấu chủ yếu là bê tông nhựa và cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh. Trên địa bàn Thành phố có các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ chạy ngang qua như: QL22B, ĐT785, ĐT784, ĐT793, Đường Trần Văn Trà,…bên cạnh đó còn các tuyến đường hẻm nối liền các tuyến đường chính nói trên với kết cấu chủ yếu là sỏi đỏ.

- Trên địa bàn Thành phố hiện có 07 cây cầu chính có tổng chiều dài là 381m gồm: cầu Trà phí, cầu Gió, cầu Quan, cầu Mới, cầu K21, cầu Thái Hòa, cầu Yết Kiêu, với kết cấu chủ yếu là bê tông cốt thép. - Hầu hết các tuyến đường chính của Thành phố đều có đèn chiếu sáng công cộng phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân về đêm. Bên cạnh đó Thành phố cũng đang quản lý vận hành các hệ thống đèn tín hiệu giao thông, đèn cảnh báo giao thông nằm trên địa bàn.

- Từ năm 2008, Sở Xây dựng bàn giao cho Thành phố quản lý mảng cây xanh, công viên trên địa bàn. Thành phố hiện có 1.928 cây viết với tuổi thọ từ 7-10 năm. 1.787 cây dầu có tuổi thọ trung bình từ 6-8 năm. 494 cây sao. 140 cây xà cừ tuổi thọ trung bình từ 35-40 năm. Bên cạnh đó còn có các loại cây như: Bằng lăng, phượng vĩ, giá tỵ, bạch đàn, móng bò, hoàng nam, liêm, cây xanh và cỏ kiểng các loại... Các loại cây trên hiện được duy trì và phát triển tốt tạo cảnh quan, bóng mát cho Thị xã.

V. TIỀM NĂNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Tỉnh Tây Ninh thuộc miền Đông Nam bộ; Đông giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, phía Đông Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Long An; Phía Tây và Tây- Bắc giáp tỉnh Svay-Riêng, Kông-Pông-Chàm của Campuchia. Tây Ninh có đường biên giới chung hai nước Việt Nam - Campuchia dài 240 km và hai cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài và Sa Mát và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch. Phân bổ diện tích, dân số thành phố Tây Ninh năm 2009 Thành phố Tây Ninh nằm ở vị trí trung tâm của Tỉnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 99 km theo quốc lộ 22, tỉnh lộ 782; cách biên giới Campuchia 40 km về phía Tây Bắc. Diện tích 140 km2, dân số l26.604 người, mật độ dân số 904 người/km2(năm 2009). Được tổ chức thành 7 phường, 3 xã. Địa hình thành phố Tây Ninh là vùng gò tương đối bằng phẳng, khá thuận lợi cho việc tổ chức mặt bằng sản xuất, xây dựng các công trình. Đặc biệt, phía Bắc thành phố Tây Ninh có núi Bà Đen, là ngọn núi cao nhất Nam Bộ (986m). Khí hậu nóng ẩm nhưng ôn hòa, hiếm khi có bão lụt. Núi Bà Đen có nhiều di tích cổ và di tích lịch sử cách mạng, là địa điểm du lịch truyền thống lâu đời của Tây Ninh, nay đã có quy hoạch chi tiết phát triển ngành du lịch; quy hoạch khai thác nguồn khoáng sản (đá granit trữ lượng khoảng 1.400 triệu m3, đá ong, sỏi đỏ trữ lượng khoảng 5 triệu m3) sử dụng trong xây dựng và giao thông. Đường bộ: hội tụ nhiều tuyến đường liên tỉnh quan trọng nối kết các trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch thuận lợi cho thành phố Tây Ninh trong giao lưu liên kết phát triển nhiều mặt. Đặc biệt tuyến xe bus Thành phố đi: Gò Dầu; Cửa khẩu Mộc Bài, Núi Bà, Khu Kinh tế cửa khẩu Xa-Mát - Tân Biên… đã góp phần phát triển giao thông công cộng, văn minh đô thị. Tây Ninh là một trong 15 tỉnh, thành phố thuộc Trung ương đã tự cân đối được ngân sách và thực hiện nghĩa vụ với Trung ương. Phương hướng phát triển của Tây Ninh trong thời gian tới gắn liền với phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong những vùng kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và giữ vai trò quyết định đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của cả nước .

Đẩy mạnh dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cơ cấu vùng, cơ cấu ngành, lĩnh vực, tập trung khai thác lợi thế so sánh, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững . Tiếp tục đẩy mạnh thu hút dđầu tư (tăng cường huy động nguồn vốn trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài), khai thác các lợi thế, đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng trong tỉnh : + Các huyện phía Nam tỉnh (Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu) theo hướng phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ trên cơ sở đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài và các dịch vụ dọc theo đường Xuyên Á. + Các huyện phía Bắc (Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Dương Minh Châu) tập trung chuyển đổi cây trồng vật nuôi, ổnn định vùng nguyên liệu cây công nghiệp cho các nhà máy chế biến và thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá nông thôn trên cơ sở khai thác tốt lợi thế cửa khẩu, Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát và Nhà máy xi măng Đối với Thành phố Tây Ninh phát triển nhanh và nâng cao chất lượng các hoạt động thương mại du lịch ,dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống , tập trung chỉnh trang ,xây dựng đô thị văn minh, hiện đại. Phấn đấu đến 2010, tỷ trọng trong GDP của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 28 -32 - 40; GDP bình quân đầu người 1.000 USD, phấn đấu đến năm 2020 Tây Ninh trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển bền vững . Để nhanh chóng xây dựng và phát triển thành phố Tây Ninh đạt được các mục tiêu đã đề ra, Thành phố đang tìm kiếm và thu hút các nguồn lực bên ngoài về vốn, nhân lực, khoa học kỹ thuật, kể cả đầu tư nước ngoài. Đẩy mạnh đầu tư-phát triển kinh tế, xã hội theo hướng đô thị mở. VI. KHU DU LỊCH - DANH THẮNG

Các khu du lịch danh thắng của Thành phố - Khu du lịch Núi Bà Đen.

Cuối tháng Giêng, núi Bà Đen vẫn thu hút rất đông du khách

- Khu du lịch sinh thái Ma Thiên Lãnh, Núi Bà, xã Thạnh Tân, Tp. Tây Ninh.

Thung lũng Ma Thiên Lãnh -(Bài 3): Giai thoại dưới chân núi Bà Đen | Báo Pháp luật Việt Nam điện tử

- Khu du lịch sinh thái Bến Trường Đổi, Phường 1,Tp.Tây Ninh. - Khu du lịch thương mại Phường IV, Đường CMT8 Phường IV thành phố Tây Ninh. - Khu Trung Tâm Dịch vụ Thương mại thành phố Tây Ninh đường 30/4 thành phố Tây Ninh (Khu quân y cũ). - Khu Dịch vụ Thương mại, Đường Võ Văn truyện Phường 2 thành phố Tây Ninh (Bến xe chợ cũ). - Khu du lịch sinh thái Long Điền Sơn ấp Ninh Trung, xã Ninh Sơn thành phố Tây Ninh.

Khám phá Khu du lịch Long Điền Sơn, điểm vui chơi cực hot tại Tây Ninh

Link nội dung: https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/thanh-pho-tay-ninh-a10438.html