Phần mở đầu được xem như một lời chào, giới thiệu tổng quan những vấn đề sẽ được trình bày trong bài tiểu luận. Một phần mở đầu hay không chỉ giúp người đọc nắm vững nội dung chính mà còn tạo ấn tượng mạnh với người chấm bài. Vì thế, Luận Văn 24 chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết về phần mở đầu của bài tiểu luận gồm cấu trúc, cách viết và các mẫu cụ thể. Tham khảo ngay!
1. Phần mở đầu của bài tiểu luận gồm những gì?
Phần mở đầu của bài tiểu luận gồm những gì là vấn đề được nhiều bạn quan tâm. Tùy theo từng trường, cơ sở đào tạo mà phần mở đầu bài tiểu luận có những yêu cầu riêng về cấu trúc. Thông thường, phần mở đầu của bài tiểu luận có kết cấu gồm 8 phần:
- Lời mở đầu
- Lý do chọn đề tài/ Tính cấp thiết của đề tài
- Lịch sử nghiên cứu đề tài
- Nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp nghiên cứu
- Tổng quan nội dung chính
- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
1.1. Lời mở đầu
- Lời mở đầu được xem là nội dung đầu tiên tiếp cận người đọc, cung cấp những thông tin tổng quát, giới thiệu khái quát về vấn đề nghiên cứu.
- Lời mở đầu cần được trình bày ngắn gọn, cô đọng, thu hút người đọc ngay từ những câu đầu tiên.
1.2. Lý do chọn đề tài/ Tính cấp thiết của đề tài
- Trong phần nội dung này, người viết cần trình bày những thông tin để trả lời cho câu hỏi “Tại sao bạn lại chọn đề tài này để nghiên cứu làm tiểu luận?” và “Đề tài nghiên cứu có vai trò và ý nghĩa như thế nào?”
- Lý do chọn đề tài trong phần mở đầu của bài tiểu luận cần trình bày ngắn gọn và chuẩn xác.
1.3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
- Trong phần nội dung này người viết cần tìm hiểu xem trước đây đã có tác giả nào thực hiện đề tài này hay chưa? Đạt những kết quả gì? Còn khía cạnh nào chưa nghiên cứu?
- Từ những đề tài đã được nghiên cứu trước đó, bạn rút ra tính cấp thiết của đề tài và đưa vào phần mở đầu của bài tiểu luận.
1.4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu: Bạn lần lượt trình bày mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của việc nghiên cứu đề tài.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Đây là những việc làm cụ thể, chi tiết trong quá trình nghiên cứu để đạt được mục tiêu đề ra ban đầu.
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Là những sự vật và hiện tượng có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu: Bao gồm phạm vi không gian, phạm vi thời gian và phạm vi nội dung của bài tiểu luận.
Chi tiết cách nghiên cứu phần mục đích và phạm vi nghiên cứu thì bạn cần tham khảo thêm bài viết về Mục đích nghiên cứu đề tài tiểu luận. Tại đây Luận Văn 24 sẽ hướng dẫn bạn cách thức nêu lên mục đích nghiên cứu của tiểu luận một cách chi tiết và súc tích nhất, giúp bạn dễ hiểu và áp dụng tốt vào bài tiểu luận của mình.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Khi viết phần mở đầu bài tiểu luận, bạn cần chú trọng vào phương pháp nghiên cứu. Mỗi đề tài nghiên cứu khác nhau sẽ áp dụng những phương pháp nghiên cứu khác nhau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích - tổng hợp, lịch sử, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, giả thuyết, mô hình hóa.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, quan sát khoa học, khảo sát, thực nghiệm khoa học, nghiên cứu thực tiễn, chuyên gia, phân tích - tổng kết kinh nghiệm.
1.7. Tổng quan nội dung chính
- Người viết trình bày khái quát nội dung chính của bài tiểu luận thông qua các chương chính.
- Trình bày một cách tổng quan, ngắn gọn không đi sâu vào nêu chi tiết nội dung của từng chương.
1.8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Người viết đưa ra những đóng góp của đề tài trong cơ sở lý luận và thực tiễn có thể áp dụng.
- Tương tự như các nội dung khác trong phần mở đầu của bài tiểu luận, ở phần này bạn nên trình bày một cách ngắn gọn, dễ hiểu tránh đi sâu vào các tiểu tiết.
Trước khi bắt đầu viết phần mở đầu bài tiểu luận thì người viết cũng cần viết một lời cam đoan nhằm thể hiện cam kết về tính chân thực và độ tin cậy của đề tài nghiên cứu. Mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết chia sẻ về lời cam đoan trong bài tiểu luận của Luận Văn 24 để nắm vững viết lời cam đoan chuẩn xác.
2. Cách làm phần mở đầu bài tiểu luận
Phần mở đầu của bài tiểu luận đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút người đọc. Tuy vậy không phải ai cũng nắm rõ cách làm phần mở đầu bài tiểu luận. Dưới đây chúng tôi sẽ mách bạn 3 bước để có một phần mở đầu thu hút, hấp dẫn người đọc:
- Bước 1: Thu hút sự chú ý của người đọc
- Bước 2: Trình bày lý do chọn đề tài
- Bước 3: Trình bày tóm tắt các phần nội dung cơ bản của bài tiểu luận
2.1. Bước 1: Thu hút sự chú ý của người đọc
Để có một phần mở đầu của bài tiểu luận hay thì trước hết bạn cần phải phân tích đề tài và bắt đầu bằng một câu mở bài (câu hook) thật ấn tượng. Để làm được điều đó bạn có thể tham khảo 1 trong 6 cách sau:
- Đi thẳng vào trọng tâm của đề tài nghiên cứu.
- Đặt một câu hỏi tu từ.
- Đặt bối cảnh cho câu chuyện mà bạn muốn dẫn dắt đến đề tài nghiên cứu.
- Nêu ra một sai lầm phổ biến.
- Tiết lộ một sự thật hoặc thông tin thú vị về đề tài nghiên cứu.
- Dẫn dắt vấn đề bằng một câu chuyện hài hước.
2.2. Bước 2: Trình bày lý do chọn đề tài
Bước tiếp theo khi viết phần mở đầu của bài tiểu luận là trình bày lý do chọn đề tài. Để thực hiện tốt công việc này, bạn cần trả lời các câu hỏi dưới đây để tìm đáp án chính xác:
- Đề tài nghiên cứu của bạn là gì?
- Tại sao bạn lại chọn đề tài này để nghiên cứu?
- Đề tài nghiên cứu của bạn có gì nổi bật?
- Tại sao đề tài nghiên cứu này lại nhận được sự quan tâm?
- Bạn có suy nghĩ gì khi lựa chọn đề tài này?
- Đề tài nghiên cứu của bạn có ý nghĩa gì?
2.3. Bước 3: Trình bày tóm tắt các phần nội dung cơ bản của bài tiểu luận
- Sau khi đã trình bày xong lý do chọn đề tài, bạn lần lượt trình bày tóm tắt những nội dung cơ bản có trong phần mở đầu của bài tiểu luận, bao gồm:
- Lịch sử nghiên cứu đề tài
- Nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp nghiên cứu
- Tổng quan nội dung chính
- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Lưu ý:
- Các nội dung cần được trình bày một cách ngắn gọn, cô đọng.
- Bạn nên kết thúc phần mở đầu của bài tiểu luận bằng một câu văn có tính liên kết đến phần nội dung chính của bài tiểu luận.
3. Tổng hợp 7 mẫu phần mở đầu của bài tiểu luận hay nhất hiện nay
Nếu bạn cần một nguồn tài liệu tham khảo giá trị để học hỏi, áp dụng khi viết phần mở đầu thì có thể theo dõi 7 mẫu phần mở đầu của bài tiểu luận hay nhất hiện nay, đầy đủ lĩnh vực như phần mở đầu của bài tiểu luận triết học, kinh tế chính trị, du lịch,… kèm link tải miễn phí mà chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ gay sau đây:
3.1. Phần mở đầu bài tiểu luận kinh tế chính trị ấn tượng
a) Đề tài: “Kinh tế nông nghiệp công nghệ cao - Động lực phát triển kinh tế huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang”
b) Trích mẫu:
Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, nền nông nghiệp nước ta tăng trưởng đáng kể, đã đáp ứng cơ bản nhu cầu đời sống nhân dân và xuất khẩu. Tuy nhiên, chất lượng nông sản hàng hóa còn thấp, nông sản xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô và giá thấp.… XEM TIẾP
3.2. Phần mở đầu của bài tiểu luận triết học cực hay
a) Đề tài: “Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học nho gia và triết học đạo gia ở Trung Quốc thời cổ đại”
b) Trích mẫu:
Lý do chọn đề tài: Trong bối cảnh xã hội Trung Hoa đầy biến động giai đoạn Xuân thu, Chiến quốc, nhiều hệ thống triết học đã ra đời và phát triển nhằm đưa ra những phương cách giải quyết khác nhau cho những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức - xã hội mà thời đại đặt ra…XEM TIẾP
Đã có một phần mở đầu xuất sắc thì phần kết luận hay sẽ càng giúp cho bài tiểu luận của bạn đạt điểm cao. Nếu bạn chưa biết cách viết kết luận sao cho hấp dẫn thì hãy xem ngay bài viết chia sẻ cách viết kết luận bài tiểu luận mà Luận văn 24 đã chọn lọc và chia sẻ.
3.3. Phần mở đầu của bài tiểu luận lịch sử Đảng xuất sắc
a) Đề tài: “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích trong kháng chiến chống Pháp (1946 -1954)”
b) Trích mẫu:
Lý do chọn đề tài
Để tiến hành khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng, phải trả lời câu hỏi: Dựa vào đâu và lấy sức đâu để giành thắng lợi? Tức là phải giải quyết vấn đề tiềm lực của khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng, đảm bảo nguồn cung cấp sức người, sức của và nguồn động viên cổ vũ về chính trị và tinh thần… XEM TIẾP
3.4. Phần mở đầu của bài tiểu luận đường lối được yêu thích nhất
a) Đề tài: “Phân tích quan điểm của Đảng về xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Trình bày suy nghĩ của nhóm về vai trò của sinh viên kinh tế đối với quá trình xây dựng thể chế này.”
b) Trích mẫu
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ta đang trên đường phát triển công nghiệp hóa -hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước. Việc đặt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước là tiêu chí hàng đầu… XEM TIẾP
3.5. Phần mở đầu của bài tiểu luận du lịch được đánh giá cao
a) Đề tài: “Du lịch sinh thái Vĩnh Long cơ hội và thách thức”
b) Trích mẫu:
Theo thống kê những năm gần đây, doanh thu ngành du lịch mang lại trong tổng GDP ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Đặc biệt trong năm 2008, một sự kiện lớn diễn ra tại đồng bằng Sông Cửu Long, lễ khai mạc Du Lịch Miệt Vườn Sông nước Cửu Long diễn ra vào ngày 21/2 đến 26/2/2008 tại Cần Thơ… XEM TIẾP
Một bài tiểu luận ấn tượng không chỉ nằm ở mặt nội dung mà còn ở cả hình thức. Một mẫu bìa đẹp, chỉn chu sẽ tạo được sự thu hút đối với người chấm bài. Nếu bạn chưa biết lwuaj mẫu bìa nào đẹp thì hãy tham khảo ngay bài viết chia sẻ những mẫu bìa tiểu luận đẹp mà Luận Văn 24 đã chọn lọc. Tham khảo ngay nhé!
3.6. Phần mở đầu bài tiểu luận an toàn giao thông súc tích
a) Đề tài: “Xây dựng văn hoá xe buýt Hà Nội - Khả năng và hiện thực”
b) Trích mẫu
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu đi lại của người dân ngày càng tăng nhất là những nơi tập trung đông dân cư như tai địa bàn Hà Nội. Và giao thông đô thị đã trở thành một chủ đề nóng bỏng của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng… XEM TIẾP
3.7. Phần mở đầu bài tiểu luận an ninh mạng chi tiết
a) Đề tài: “Đảm bảo an toàn bảo mật cho mạng thông tin dữ liệu chuyên dùng”
b) Trích mẫu:
Vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn thông tin dữ liệu là nội dung nghiên cứu thiết thực, là chủ đề luôn được các cấp, các ngành quan tâm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Nhu cầu đảm bảo an ninh thông tin dữ liệu trên mạng máy tính là cấp thiết trong các hoạt động kinh tế xã hội,… XEM TIẾP
Bên cạnh phần mở đầu thì lời cảm ơn cũng là nội dung bắt buộc trong bài tiểu luận. Một lời cảm ơn chân thành, chỉn chu sẽ tạo được thiện cảm đối với người chấm bài. Hãy cùng tham khảo bài viết chia sẻ kinh nghiệm viết lời cảm ơn trong tiểu luận cực bổ ích đến từ Luận Văn 24 để nắm vững các bước viết nên một lời cảm ơn hoàn hảo.
Trên đây, Luận Văn 24 đã cùng bạn đọc khám phá cấu trúc, cách viết, các bài mẫu phần mở đầu của bài tiểu luận hay nhất. Hy vọng rằng qua bài viết bổ ích này bạn đã nắm rõ các bước thực hiện cũng như có riêng cho mình những kinh nghiệm và ý tưởng độc đáo khi thực hiện viết phần mở đầu bài tiểu luận của bản thân.