Tìm hiểu tổng quan về nước ối
Nước ối đóng vai trò quan trọng, trong quá trình phát triển của em bé, khi còn trong bụng mẹ. Các con sẽ được bao bọc trong một lớp màng. Lớp màng này được gọi là túi ối. Bên trong túi ối là nước ối - một môi trường lý tưởng cho bé phát triển. Bởi nó có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi, luôn giữ nhiệt độ ổn định, ấm áp.
Ngoài việc giúp thai nhi lớn lên một cách toàn diện, nước ối còn làm nhiệm vụ bảo vệ thai nhi, tránh khỏi các tác động không tốt từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Từ những ngày đầu tiên trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi, nước ối đã xuất hiện, tạo lên một màng bảo vệ không thể thiếu, cho đến khi em bé chào đời.
Nước ối vô cùng quan trọng đối với thai nhi
Màng ối, máu của mẹ và thai nhi chính là ba nguồn gốc quan trọng của nước ối. Sau khi thụ tinh 12 ngày, nước ối sẽ bắt đầu được hình thành và đảm nhiệm vai trò của mình.
- Thai nhi: Da của thai nhi là nguồn gốc chính, tạo ra nước ối trong thời gian đầu tiên của thai kỳ. Tuần thứ 16 trong quá trình thai kỳ, thai nhi bắt đầu bài tiết nước tiểu. Nước ối đục tuần 17 cũng có thể xuất hiện. Và từ tuần thứ 20 trở đi, nước ối được tạo nên thông qua nước tiểu trong đường tiết niệu của em bé.
- Màng ối đảm nhận chức năng quan trọng là bao bọc quanh nhau dây rốn và cũng đóng góp vai trò trong việc tạo nên nước ối.
- Máu của mẹ bầu: Nước ối được tạo nên trong quá trình trao đổi chất giữa nước ối và máu mẹ nhờ vào màng ối. Quá trình này diễn ra một cách liên tục, nên nước ối cũng được hình thành theo.
Nước ối có những thành phần nào?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia trong ngành, nước ối có thành phần chính là nước với 97%, phần còn lại là các chất hữu cơ và muối khoáng (3% đó có chứa các chất quan trọng như: chất điện giải Na+, K+ cùng một số chất khác) Thành phần hữu cơ sẵn có bao gồm: protein, lipid và glucid,...Có nhiều loại tế bào nằm trong nước ối. Tuy nhiên không có sự ổn định, mà theo thời gian chúng sẽ thay đổi.
Đến tuần tuổi thứ 16 của thai nhi, tế bào da sẽ xuất hiện trong nước ối. Ngoài ra, niêm mạc của thai nhi, cũng sẽ tróc ra các tế bào và hòa vào trong nước ối.
Hiện tượng nước ối đục là gì?
Đặc tính của nước ối khi trong trạng thái bình thường là không màu không mùi. Tuy nhiên trong quá trình thai nhi phát triển và lớn lên khi còn trong bụng mẹ, nước ối sẽ có sự thay đổi về màu sắc. Đó được gọi là hiện tượng nước ối đục.
Trong khoảng thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ, màu nước ối bình thường khỏe mạnh là trắng trong suốt. Khi thai nhi ngày càng lớn hơn theo thời gian, càng về sau thì nước ối sẽ chuyển thành màu nước vo gạo trắng đục. Đặc biệt là khoảng thời gian tuần thứ 37 đến 38 của thai nhi.
Nước ối đục ảnh hưởng đến sự phát triển của bé
Việc nước ối có những thay đổi về mặt màu sắc như từ màu trắng trong suốt, chuyển dần sang màu nước vo gạo trắng đục. Màu sẽ càng đục hơn theo thời gian. Bởi vậy mà vào thời gian cuối của thai kỳ, nếu mẹ bầu gặp hiện tượng nước ối đục, thì không cần lo lắng. Đây là một biểu hiện bình thường, cho thấy em bé vẫn đang phát triển ổn định.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng nước ối đục là gì?
Nước ối đục có phải sắp sinh không? Các chuyên gia cho biết, đây không phải là một dấu hiệu cho việc sắp sinh. Cũng như việc em bé sắp chào đời không phải nguyên nhân làm nước ối bị đục. Như đã nói ở trên, hiện tượng nước ối đục sẽ xuất hiện vào thời gian cuối của thai kỳ. Tuy nhiên có những trường hợp đặc biệt, gây nên việc nước ối đục trong quá trình mang thai.
- Thai vào tuần thứ 37 đến 38, đã đủ tuổi, lúc này hiện tượng nước ối đục là bình thường và không cần quá lo lắng.
- Buồng ối xuất hiện các chất gây có nguồn gốc từ thai nhi: Đây là 1 chất có 80% là nước, protein, chất béo và 1 số chất đặc biệt khác. Chất gây được hình thành vào lúc thai nhi, đạt khoảng 18 tuần tuổi. Là 1 dạng chất đặc biệt, bảo vệ cơ thể của thai nhi tránh tình trạng mất nước. Khi thai nhi đủ trưởng thành, thì chất gây tiết ra nhiều làm cho nước ối bị đục. Tuy nhiên tình trạng này hoàn toàn bình thường, trong những tháng của thai kỳ không gây nguy hiểm cho thai nhi.
Phân biệt nước ối bình thường và nước ối có phân su
- Một số nguyên nhân gây ra tình trạng đục nước ối khác đến từ các tế bào chết trên bề mặt da bé, từ hệ tiêu hóa hay đường tiết niệu, niêm mạc,...bài tiết ra môi trường nước ối làm nước ối chuyển màu đục.
- Bé thải ra phân su: Nếu nước ối bị đục do nguyên nhân này thì có thể là do lượng oxy cung cấp không đủ cho bé. Trong quá trình thai kỳ làm cơ vòng hậu môn giãn nở, từ đó phân được thải trực tiếp vào buồng ối. Mẹ bầu khi gặp phải trường này, cần đến ngay các cơ sở y tế hoặc liên hệ với đội ngũ y bác sĩ, để tiến hành kiểm tra, xác định nguyên nhân và kịp thời xử lý.
Màu nước ối phản ánh điều gì về cơ thể mẹ và bé?
Nước ối đục thực ra không nguy hiểm như các mẹ thường nghĩ. Nước ối đục có sinh thường được không? Nghiên cứu cho thấy hiện tượng này chỉ nguy hiểm trong trường hợp có dấu hiệu suy thai, trong quá trình chuyển dạ hoặc sắp sinh.
Nước ối có màu nâu hoặc màu xanh lục: Việc này phản ánh phân su xuất hiện trong nước ối. Nó có trong nước ối có thể khiến em bé bị hít hoặc nuốt phải, gây nguy hiểm cho bé. Trường hợp này phải có sự can thiệp kịp thời, không về lâu dài sẽ gây ra tình trạng thai nhi bị tắc đường thở gây chết lưu, sinh non. Phải kịp thời hút dịch ối phân su cho trẻ qua đường nội khí quản. Làm sạch phân su trong đường hô hấp của bé, thì sẽ có thể ngăn chặn được các biến chứng này.
Nước ối màu đỏ: Nước ối mà đỏ là dấu hiệu cho thấy rằng nhau thai đang có vấn đề.
Nước ối đục trong các tháng cuối là điều bình thường không gây hại cho sức khỏe của bé. Trừ các trường hợp khi bị nhiễm khuẩn do viêm màng ối, viêm nhiễm vùng âm đạo, âm hộ, tử cung,...thì môi trường nước ối vô cùng sạch, an toàn cho bé. Nguy cơ dẫn đến nguy hiểm duy nhất cho bé là bé sẽ bị hít phải phân su trong nước ối làm tắc, ngạt đường hô hấp. Nặng hơn sẽ gây biến chứng suy hô hấp cấp, di chứng sau này do thiếu oxy lên não hoặc là tử vong.
Khi bị đục nước ối thì khắc phục như thế nào?
Nhiều mẹ bầu lo lắng về vấn đề nước ối bị đục, đã áp dụng những phương pháp dân gian như uống thật nhiều nước mía, nước dừa để lọc sạch nước ối.
Tuy nhiên phương pháp này chỉ mang tính linh tính, không có cơ sở khoa học nào chứng minh rằng uống nhiều nước mía hay nước dừa sẽ giúp làm trong nước ối. Vì không giống như thận, bàng quang, buồng ối không hoạt động cơ chế đó.
Thậm chí nhiều bà mẹ còn sợ con mình phải sống trong môi trường nước ối, nên chọn cách sinh sớm. Điều này không những không giúp ích gì cho bé mà còn làm bé dễ mắc phải những biến chứng suy hô hấp hơn.
Mẹ bầu nên uống gì để nước ối trong?
Vậy nên khi phát hiện nước ối đục, các mẹ nên bình tĩnh thực hiện các bước sau để khắc phục tình trạng này:
- Giữ tinh thần thoải mái, không nên lo lắng quá mức làm ảnh hưởng đến suy nghĩ, tâm trạng, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
- Khám thai theo đúng lịch hẹn: Mỗi bà mẹ sẽ có 1 lịch trình khám thai dành riêng do các bác sĩ sắp xếp. Các mẹ cần tuân thủ đúng theo lịch trình này. Việc tái khám đúng lịch sẽ giúp các bác sĩ theo dõi sát sao thai nhi và kịp thời phản ứng, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường.
- Chuẩn bị cho mình một tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng một cách khoa học, hợp lý. Uống nhiều nước để bổ sung thêm oxy và các dưỡng chất quan trọng. Nên nằm nghiêng trái khi ngủ và ngủ đủ giấc. Không nên thực hiện các động tác cần phải cúi thấp hoặc cúi gập người.
- Nước ối đục nên uống gì? Không nên áp dụng phương pháp uống nhiều nước dừa hay nước mía, đồ chiên xào. Vì sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng và dễ gây tăng cân nhanh.
Trên đây là những thông tin về nước ối đục mà mẹ bầu cùng gia đình cần tìm hiểu và nắm bắt được. Nước ối đục có nhiều nguyên nhân tác động. Để biết chính xác hiện tượng này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ cùng thai nhi hay không, chúng ta nên thăm khám và nghe hướng dẫn của bác sĩ uy tín. Hy vọng từ những chia sẻ này, mẹ bầu sẽ có thêm nhiều kiến thức, theo dõi sức khỏe của bản thân trong suốt quá trình mang thai. Sức khỏe của mẹ và bé là điều được ưu tiên hàng đầu.