Ngành sư phạm từ trước đến nay luôn thu hút nhiều sự chú ý, bàn luận từ phía cộng đồng nhà tuyển dụng. Đây là ngành đòi hỏi nguồn nhân lực lớn cùng sự đổi mới, phát triển liên tục. Tuy nhiên, không phải cứ ai học sư phạm ra cũng đều trở thành giáo viên. Vậy, học sư phạm ra làm gì? Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.
Việc làm ngành sư phạm - Định hướng nghề nghiệp
I. Những nét cơ bản về ngành sư phạm
Bên cạnh việc học chuyên sâu các kiến thức chuyên môn, sinh viên sư phạm còn cần học cả những kĩ năng cứng, kĩ năng mềm, nghiệp vụ sư phạm với mục đích cuối cùng là nghiên cứu, tìm hiểu ra những phương pháp, biện pháp giáo dục tốt nhất, phù hợp nhất với đối tượng người học và bối cảnh xã hội hiện thời.
Dựa theo từng môn học, cấp học, ngành sư phạm sẽ được chia ra làm nhiều chuyên ngành khác nhau như Sư phạm mầm non; Sư phạm tiểu học, Sư phạm theo từng chuyên ngành (Toán, Ngữ văn, tiếng Anh,...).
Ngoài ra, tùy từng cơ sở đào tạo sẽ có thêm những khoa ngoài sư phạm như Tâm lý học, Toán học, Văn học, Việt Nam học, Ngôn ngữ Anh,...
II. Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm
Nhiều người cho rằng sinh viên sư phạm sau này chỉ có thể làm giáo viên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy cơ hội việc làm trong ngành này rất đa dạng và phong phú hơn nhiều.
Mở rộng phạm phi tìm kiếm việc làm cho sinh viên sư phạm
1. Làm giáo viên, giảng viên tại các cơ sở đào tạo
Ngành sư phạm chủ yếu tập trung nghiên cứu và đào tạo về phương pháp dạy học. Vậy nên đa số sinh viên sẽ được định hướng trở thành những người giảng dạy trong trường phổ thông sau này. Tùy theo từng ngành học, sinh viên sẽ có thể nộp hồ sơ xin việc vào các trường ở nhiều bậc khác nhau như mầm non, tiểu học, THCS, THPT.
Đối với những người muốn có vị trí công việc cao hơn, họ có thể lựa chọn tiếp tục học sâu, trở thành Thạc sĩ, Tiến sĩ, Phó Giáo sư,... để thi lên Hiệu phó, Hiệu trưởng hoặc giảng dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học tùy vào chuyên môn của bản thân.
Trong một số trường hợp, sinh viên nếu có đủ tiềm lực về kiến thức, kĩ năng cũng như tài chính, họ có thể mở các trung tâm đào tạo tư nhân. Giống như các trung tâm luyện thi, trung tâm tiếng Anh hay trung tâm giảng dạy các môn năng khiếu cho trẻ.
2. Nghiên cứu sinh tại các viện nghiên cứu chuyên ngành
Với các ngành như Toán học, Văn học, Việt Nam học, Triết học hay Tâm lý học, sinh viên sẽ có cơ hội học hỏi chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể. Từ đó, tham gia vào những nghiên cứu mang tính hàn lâm hơn. Việc này sẽ tạo cơ hội cho sinh viên được tiếp xúc và trở thành một thành viên trong viện nghiên cứu khoa học trên toàn quốc.
Một số cơ sở phù hợp với từng ngành mà bạn có thể tham khảo là:
- Ngành Khoa học xã hội: Viện Triết học; Viện Nghiên cứu Con người; Trung tâm Phân tích và Dự báo; Viện Xã hội học; Viện Nhà nước và Pháp luật; Viện Địa lý nhân văn;...
- Ngành Khoa học nhân văn: Viện sử học; Viện Ngôn ngữ học; Viện Khảo cổ học; Viện Tâm lý học; Viện Nghiên cứu Tôn giáo; Viện Văn học; Viện Nghiên cứu Hán Nôm; Viện Dân tộc học;...
- Ngành tự nhiên: Viện Nghiên cứu Cơ khí; Viện Kinh tế Việt Nam; Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam; Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán;...
3. Cán bộ trong các cơ quan quản lí giáo dục
Trong môi trường sư phạm, sinh viên được đào tạo bài bản về kĩ năng chuyên ngành. Với những người theo học ngành Quản lý Giáo dục hoặc định hướng làm bên mảng hành chính, họ có thể học thêm những kiến thức liên quan tới quản lí giáo dục để sau này có việc làm trong Bộ Giáo dục hay Sở Giáo dục và Đào tạo tại địa phương. Đây cũng được coi như vị trí công chức, viên chức Nhà nước.
4. Một số việc làm khác
Sinh viên sư phạm với chuyên môn đặc thù tưởng như sẽ khó có thể tìm kiếm việc làm "trái ngành". Tuy nhiên, tùy thuộc vào sở thích cũng như năng lực của mình mà mỗi cá nhân sẽ lựa chọn những hướng đi khác, không nhất thiết phải làm công việc giảng dạy trong trường.
Một số lĩnh vực mà sinh viên sư phạm có thể gửi CV thử sức như:
- Biên tập viên: Phù hợp với các ngành xã hội.
- Biên, phiên dịch: Phù hợp với sinh viên các chuyên ngành ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp,...
- Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài: Phù hợp với sinh viên ngành Ngữ văn, Văn học, Việt Nam học.
- Chuyên viên tư vấn tâm lý: Phù hợp với sinh viên ngành Tâm lý học.
- Nhà báo, phóng viên: Phù hợp với sinh viên các ngành xã hội (Ngữ văn, Triết học,...)
Ngoài ra, sinh viên sư phạm cũng có thể "bẻ lái" sang mảng kinh doanh, marketing, tư vấn,... nếu có kĩ năng giao tiếp tốt, khả năng ứng biến linh hoạt và tính chủ động cao. Nhưng những mảng "trái ngành" như này đòi hỏi con người phải tự tìm hiểu và học hỏi thêm rất nhiều.