Miền Tây là vùng đất có hệ thống sông nước kênh rạch dày đặc, là đặc trưng của nơi này và chính đặc trưng đó đã tạo nên nét rất riêng của miền Tây. Và nơi này hội tụ nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp được mẹ thiên nhiên ban tặng. Trong đó có khu du lịch Núi Sam ở thành phố Châu Đốc với nhiều thắng cảnh nổi danh. Và gần đây du khách thập phương đã đổ về đây để chiêm ngưỡng cảnh đẹp nên thơ, trầm mặc của đền chùa, miếu mạo hay tham gia lễ hội Vía Bà Chúa Xứ linh thiêng. Hãy cùng danangnet.com khám phá vẻ đẹp tâm linh này.
Vị trí và cách di chuyển đến Núi Sam Châu Đốc:
Núi Sam có tên khác Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn có chu vi 5.200 m, là một núi nằm trong vùng Bảy Núi, thuộc xã Vĩnh Tế - nay là Phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang…
Núi Sam cách trung tâm thành phố Châu Đốc chỉ vài km về hướng tây và trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 62km về hướng tây bắc. Nếu bạn đang ở Sài Gòn thì có thể bắt xe xuống Châu Đốc hoặc Long Xuyên rồi đi theo các tuyến đường sau.
- Từ thành phố Long Xuyên, các bạn đi dọc theo tuyến quốc lộ 91 tới thành phố Châu Đốc, rồi đi thêm vài km nữa là đến với Khu du lịch Núi Sam.
- Từ thành phố Châu Đốc, các bạn cũng đi theo quốc lộ 91 cũ khoảng 6km là đến Khu du lịch Núi Sam.
Một số thông tin về núi Sam
Ngọn núi này cũng được nhiều người biết tới với những tên khác như Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn. Gần như là nơi tận cùng ở cực Nam đất nước, núi Sam nằm lẻ loi giữa những cánh đồng tít tắp thuộc tỉnh An Giang. Nằm cách mặt nước biển 284 m, núi Sam là một trong những địa điểm du lịch ở An Giang nổi tiếng. Tại đây có đến 200 ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác từ chân núi, sườn núi cho tới tận trên đỉnh và danh thắng đẹp khó cưỡng mê hoặc lòng du khách khi đến thăm nơi này.
Núi có diện tích khoảng 280ha với độ cao 241m, nằm lẻ loi giữa đồng bằng Long Xuyên. Tên núi Sam được đặt vì hình dáng của núi nếu nhìn từ trên cao xuống, trông như một con sam. Cũng có tài liệu cho rằng, nơi đây đã từng là một vùng biển, sam thường đến tụ tập sinh sống rất nhiều, sau này địa hình biển đổi thành núi Sam bây giờ. Trên núi Sam và khu vực lân cận có đến 200 ngôi đền, chùa, am, miếu, trong đó nổi bật nhất là miếu Bà Chúa Xứ, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Phước Điền (còn gọi Chùa Hang). Đây là những hạng mục nằm trong Khu di tích lịch sử - Văn hoá núi Sam đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là di tích cấp quốc gia. Hằng năm, du khách từ khắp nơi đổ về núi Sam để tham quan hay dự các lễ hội. Núi Sam là điểm đến nổi bật trong những chuyến du lịch hành hương của người dân khắp các tỉnh thành trên cả nước. Dịp hè này, nếu có cơ hội đi du lịch miền Tây, du khách nên một lần đặt chân đến núi Sam để tham quan, tìm hiểu.
Nhìn từ xa, ngọn núi có dáng dấp giống như một con Sam đang nằm trải mình giữa cánh đồng trải rộng mênh mông. Đặc biệt, nhằm phục vụ các nhu cầu của khách du lịch nên đã hình thành khu du lịch Núi Sam. Không chỉ sở hữu những cảnh quan hữu tình mà còn có rất nhiều những di tích có kiến trúc, văn hóa đẹp mắt đã khắc sâu vào tâm trí người dân An Giang.
Với khung cảnh núi rừng rợp mát cây xanh, du khách không chỉ được tận hưởng một bầu không khí trong lành, yên tĩnh mà còn lưu lại những bức ảnh tuyệt đẹp. Đứng từ trên đỉnh núi Sam, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh Châu Đốc và kênh Vĩnh Tế thu gọn trong tầm mắt. Núi Sam gây ấn tượng với tầm nhìn rộng đến các vùng đồng bằng trong khu vực và đặc biệt là biên giới, giúp du khách thỏa sức ngắm phong cảnh trùng điệp, non nước hữu tình ở An Giang.
Xung quanh núi Sam là cánh đồng lúa vàng ngát hương được bao bọc bởi hệ thống kênh rạch lưu thông dẫn nguồn nước phù sa ra vào bồi đắp, vậy nên cây cối rất xanh tươi, ruộng đồng phì nhiêu, hoa trái khoe sắc, một màu xanh tươi mới và dễ chịu. Khách du lịch mỗi khi làm lễ xong thường lên đỉnh núi Sam vui chơi, ngắm cảnh, thả chim phóng sinh, một nét đẹp trong văn hóa của người Việt, góp phần bảo vệ môi trường thiên nhiên tươi đẹp. Cảm giác bình yên khiến du khách ngay lập tức quên đi cảnh khói bụi và xô bồ của chốn Sài Thành.
Các điểm tham quan tại khu du lịch Núi Sam
Nằm cách mặt nước biển 284m, núi Sam có đến 200 ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác từ chân núi, sườn núi cho tới tạn trên đỉnh gồm: Miếu Bà chúa Xứ, Chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Phước Điền… Trong đó nổi tiếng linh thiêng nhất chính là chùa Bà Chúa Xứ, vào mùa lễ hội có rất nhiều du khách khắp cả nước đã tìm về đây hành hương, cúng viếng cầu bình an.
Miếu Bà Chúa Xứ
Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc dưới chân núi Sam thuộc phường núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang. Miếu Bà Chúa Xứ có rất nhiều truyền thuyết huyền bí xung quanh hoàn cảnh ra đời của ngôi miếu, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Với sự linh thiêng và ứng nghiệm, cầu được ước thấy khiến Miếu Bà hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, cúng viếng, đặc biệt vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về góp phần phát triển ngành du lịch An Giang.
Chắc hẳn bất kì người dân Nam Bộ nào, kể cả du khách các miền khác cũng đều nghe nói và biết đến Miếu Bà tại An Giang. Miếu Bà Chúa xứ là một ngôi miếu bề thế giữa một không gian rộng lớn tịnh yên và thơ mộng. Với kiến trúc tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng, ngói xanh cùng với các hoa văn đậm nét nghệ thuật, khá đặc sắc với những nét trạm trổ tinh tế công phu và những bức hoành phi vàng son càng làm tăng thêm sự cổ kính, tôn nghiêm.
Lăng Thoại Ngọc Hầu
Đình Thoại Ngọc Hầu với bia đá Thoại Sơn, cây dầu hàng trăm năm tuổi là một trong những công trình kiến trúc cổ xưa trúc tiêu biểu được xây dựng từ thời nhà Nguyễn vẫn còn nguyên vẹn trong quần thể di tích núi Sam ngày nay. Không chỉ một công trình bề thế mà còn mang rất nhiều ý nghĩa về văn hóa, lịch sử thu hút bao du khách tham quan, đây được xem là điểm du lịch An Giang vô cùng ý nghĩa đã được liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam tặng bảng vàng, bình chọn nằm trong “Top 100” điểm đến ấn tượng Việt Nam.
Đình có kiến trúc theo lối các đình chùa ở Nam Bộ cải biên theo kiểu nhà “trính” đôi với nhiều cột tròn rất to bằng danh mộc, thường bằng gỗ căm xe hay gõ sừng, lâu ngày lên nước đen bón
Trong đình còn có nhiều bảo vật có giá trị khác như văn bia, những bức hoành phi, liễn đối, văn tế, những áng văn thơ hùng tráng… ca ngợi công đức những bậc tiền nhân, gợi lên một thời oanh liệt của ông cha trong những năm tháng đi khai hoang, mở mang bờ cõi, để lại tài sản vô giá cho con cháu muôn đời sau. Giữa đền là tượng bán thân Thoại Ngọc Hầu, với đủ cân đai áo mão như lúc đương triều, mắt dõi ra kênh Vĩnh Tế huyền thoại, tạo nên một không khí hết sức trang nghiêm.
Chùa Tây An
Đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng ngôi chùa Tây An được xây dựng trên nền cao, thoáng rộng trong khuôn viên có diện tích 15.000 m2 . Tổng thể công trình kiến trúc chùa Tây An được xây dựng theo lối kiến trúc nghệ thuật cổ xưa của Việt Nam kết hợp cùng với kiến trúc độc đáo của Ấn Độ theo phong cách Nam Bộ.
Ngôi chùa này nằm trong khu di tích lịch sử núi Sam, với sự kết hợp giữ lối kiến trúc nghệ thuật đã thu hút rất nhiều du khách tới tham quan, chiêm ngưỡng. Và chùa Tây An cũng được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia cần được bảo tồn.
Toàn bộ chùa được xây dựng bằng gạch ngói và xi măng, trải qua những biến đổi thời gian chùa vẫn giữ nguyên được nét đẹp từ thuở mới được trùng tu. Phía sau là Núi Sam như bức bình phong làm nổi bật ngôi chùa với một màu xanh thẫm. Điểm ấn tượng của chùa là mặt chính với ba ngôi cổ lầu nóc tròn hình củ hành, màu sắc sặc sỡ; bên trong được trang trí bởi những hoa văn và đường nét của nhiều lối kiến trúc đan xen nhau một cách hài hòa.
Chùa Hang
Nằm trên triền núi Sam nên chùa Hang mang đến cho du khách một cảm nhận vô cùng tuyệt vời. Một không gian rất hữu tình nhưng cũng không kém phần linh thiêng. Ngôi chùa hơn một trăm tuổi này có tầm nhìn vô cùng thoáng đãng và không gian yên tĩnh đầy tôn nghiêm.
Chùa Hang hay còn được gọi với cái tên khác là chùa Phước Điền, được xây dựng vào khoảng năm 1840 - 1845, tính đến hiện tại, chùa Hang có niên đại hơn 100 năm tuổi. Được thiết kế với kiến trúc đền chùa rất độc đáo, lại có địa thế nằm ở lưng chùng núi đã tạo cho ngôi chùa một khung cảnh thanh bình và vô cùng thanh tịnh, quý Phật Tử đến viếng chùa sẽ có cảm giác đang ngao du ở chốn tiên cảnh nào đó giữa lưng chừng trời vậy, cảnh vật thiên nhiên quyến rũ thơ mộng.
Để tham quan và lễ phật tại chùa, du khách phải đi theo những bậc thang xây bằng khối đá, dốc khá cao, hơi đứng nhưng rất dễ đi. Đoạn đường đủ để người ta đi một hơi, rồi đứng lại, hít thở không khí trong lành, ngước nhìn cảnh chùa cao vời vợi hay ngắm cảnh đồng bằng rộng lớn, bao la bát ngát giúp du khách như quên đi bước chân mệt mỏi mà tiếp tục hành trình.
Đứng từ sân chùa, du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy núi cao, ruộng đồng thẳng cánh cò bay, ở đằng xa xa là những vạt tràm xanh ngát. Điểm thu hút du khách đến với chùa Hang là ở trong chùa có rất nhiều tiểu cảnh sinh động, tất cả đều được trang trí bằng cây xanh hoặc những bức tượng Phật đẹp mắt.
Tháp Pháo đài
Vào khoảng năm 1896, chánh tham biện người Pháp xây dựng ngôi biệt thự kiên cố, có tháp cao hình trôn ốc để lên hóng gió. Từ đó, đỉnh núi Sam có tên gọi Pháo Đài. Ngày nay, Pháo Đài vẫn là căn cứ quân sự nhưng ngôi biệt thự không còn nữa. Bên cạnh Pháo Đài có ngôi nhà mát chênh vênh trên sườn núi; bên trong là bệ đá, tương truyền là nơi đặt tượng Bà Chúa Xứ núi Sam ngày xưa.
Đường ở sau lưng Thoại Ngọc Hầu: Đường này gần hơn, nhưng dốc đứng, phải đi theo gộp đá hoặc nấc thang nên chỉ dành cho người đi bộ. Dọc hai bên đường có rất nhiều chùa chiền, am cốc… Vào mùa hè, hàng phượng bên đường trổ bông đỏ rực, thắp theo dòng người lên núi một màu hoa lửa thật đẹp. Gần tới Pháo Đài là ngôi chùa cổ Giác Hương có hậu cảnh rộng, là điểm nghỉ ngơi, ngắm cảnh thú vị.
Đường Tháp: đường dài 2 km, xe hơi và xe máy có thể chạy thẳng lên. Đi trên con đường này du khách sẽ có dịp ghé qua quán Vườn Đào, Vườn Tao Ngộ, đền thờ cụ Cúc Nông Trương Gia Mô, chùa Long Sơn, nhà nghỉ mát Bác sĩ Nu.
Ngôi biệt thự của bác sĩ Nu
Ngôi biệt thự của bác sĩ Nu là một kiến trúc đẹp, hài hòa với những đường nét thanh thoát, xinh xắn, tao nhã nằm bên sườn núi. Nhà được xây bằng những viên đá núi hoa cương hình chữ nhật với mái lợp tôn giả ngói đỏ, ở mặt tiền tầng lầu có ban công hình chữ U, bao lơn tầng trệt hình bán nguyệt. Từ dưới lên biệt thự là những bậc tam cấp như cầu thang giữa thiên nhiên phóng khoáng. Toàn cảnh mô phỏng cách điệu mô-tip pháo đài thời trung cổ của châu Âu.
Xung quanh ngôi nhà được bao bọc, che mát bởi nhiều cây phượng cổ thụ, về mua hè hoa nở đỏ rực. Dọc con đường lên núi có nhiều chòi, quán võng bán nước giải khát. Du khách có thể thư thả nằm nghỉ, nghe tiếng lá cây rừng xào xạc, tiếng chim hót âm vang lúc gần, lúc xa. Vào buổi sáng hoặc buổi chiều có khá nhiều tốp trung niên, phụ lão đi lên xuống núi như một bài tập thể dục rèn luyện thể lực và sức khỏe.
Đặc sản Núi Sam
Đến thăm núi Sam du khách đừng quên thưởng thức đặc sản bò bảy món nơi đây như bò nướng, lòng bò, nẫu bò, lẩu bò…tại quán bò Tony, Tư Thiêng, Trường Nhựt gần khu vực Núi Sam và các món ăn nổi tiếng của Châu Đốc như bún cá, gỏi sầu đâu, lẩu mắm, chuột đồng…
Bò bảy món núi Sam gồm lòng bò luộc, bò đun bánh hỏi, cháo bò, bò khía bánh mì, bò xào lá giang, bò lúc lắc và bò bít tết. Nguyên liệu chính để làm nên các món này là thịt bò vùng Bảy Núi. Thịt bò ở đây mềm, ngọt, thơm ngon nên dù chế biến theo cách nào du khách cũng cảm thấy ngon miệng. Một điểm đặc biệt khi làm bò bảy món là người ta ít mua thịt làm sẵn ở chợ mà mua nguyên con bò còn sống và phải là bò tơ (hay là bê, bò con, chỉ một con bò còn non hoặc sắp trưởng thành). Sau khi làm bò xong thì dùng rơm thui cho da bò săn lại gọi là bê thui, miếng thịt còn cả da ăn mới ngọt và bùi.
Tham dự lễ hội nổi bật tại núi Sam
Hằng năm, núi Sam thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, chiêm bái. Du khách đến đây không chỉ vì cảnh đẹp mà còn là vì các lễ hội đặc sắc diễn ra ở khu vực núi Sam, đặc biệt nhất là lễ hội Vía Bà Chúa Xứ. Lễ hội “Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam” bắt đầu từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch. Tuy nhiên, lễ hội này thường kéo dài cả tháng chứ không chỉ diễn ra trong các ngày như vậy. Nếu du khách đi du lịch An Giang - Châu Đốc vào khoảng thời gian này, sẽ có cơ hội chứng kiến hoặc tham dự các phần “lễ” như nghi thức lễ “tắm Bà”, lễ thỉnh sắc, lễ túc yết, lễ chánh tế, lễ hồi sắc… Ngoài ra, du khách còn có cơ hội tham gia rất nhiều trò vui ở phần “hội” như hát bội, múa võ, ca nhạc ngũ âm, múa lân, đánh cờ v.v.. Vào những ngày diễn ra lễ hội Vía Bà Chúa Xứ, núi Sam như thoát hẳn vẻ trầm tư, tĩnh mịch thường ngày để nhường chỗ cho không khí vui nhộn, tưng bừng và náo nhiệt.
Đến với Núi Sam có nhiều ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác từ chân núi, sườn núi cho tới tận trên đỉnh và danh thắng đẹp khó cưỡng mê hoặc lòng du khách khi đến thăm nơi này nhiều danh lam thắng cảnh du khách từ khắp nơi trên mọi miền đất nước lại tìm về Châu Đốc du lịch hành hương hay khám phá những nét đẹp văn hóa của người dân. Hãy cùng danangnet.com tìm về An Giang chiêm ngưỡng vẻ đẹp hữu tình hay tham quan các công trình kiến trúc đền chùa, miếu mạo. Và nếu có dịp đến đây vào những ngày lễ hội, đừng quên cầu nguyện những điều tốt lành ở miếu Bà Chúa Xứ, một ngôi miếu khá linh thiêng trong lòng du khách thập phương này nhé
Xem thêm:
- Lò Gạch Cũ Hội An - Đẹp Tựa Phim Hàn Trong Lòng Xứ Quảng
- Làng Lụa Hội An - Nét Đẹp Văn Hóa Giữa Lòng Phố Cổ
- Bãi Biển Hà My Hội An - Đẹp Tựa Nàng Tiên
- Hẻm Chill Đà Nẵng - Hong Kong Bên Sông Hàn
- Dù Bay Đà Nẵng - Dịch Vụ Thú Vị Trên Biển
- Khu Du Lịch Hòa Bắc - Cuộc Sống Xanh Với Thiên Nhiên
- Cầu Tình Yêu Đà Nẵng - Tình Yêu Bên Dòng Sông Hàn Thơ Mộng
- Đồi Thông Bồ Bồ - Đà Lạt Trong Lòng Đất Quảng
- Suối Khoáng Nóng Phước Nhơn- Nơi Thư Giãn Cuối
- Cánh Đồng Xương Rồng Đà Nẵng- Vẻ Đẹp Mĩ Miều Tựa Trong Phim Hàn
- Thành Lập Công Ty Tại Đà Nẵng