Thông thường để du học tại Nhật, căn bản các du học sinh sẽ dành thời gian để học tiếng Nhật thông thạo trước rồi mới có thể học chuyên môn. Nhưng với chương trình Global 30 - đã được thay thế bằng chương trình Super Global University từ năm 2014 - du học sinh co thể học hoàn toàn bằng tiếng Anh ở những trường đại học trong hệ thống này và được đảm bảo đầu ra thành thạo cả tiêng Anh và tiếng Nhật sau khi tốt nghiệp.
TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
Cách ứng tuyển vào bậc Đại học bằng tiếng Anh ở Nhật
1. Chương trình tiếng Anh phổ biến tại Đại học Nhật Việc ứng tuyển vào Đại học (ĐH) hệ tiếng Anh ở Nhật Bản đang ngày càng gia tăng. Từ năm 2009, chương trình Global 30 do Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT) lập ra đã dần thu hút nhiều sinh viên nước ngoài đến Nhật du học với sự đa dạng văn hóa tại môi trường học tập. Có tất cả 13 trường, bao gồm trường quốc lập và tư lập, đều là những trường ĐH hàng đầu Nhật Bản được chính phủ chọn để đầu tư vào chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh: ĐH Tohoku, ĐH Keio, ĐH Tsukuba, ĐH Sophia, ĐH Tokyo, ĐH Meiji, ĐH Nagoya, ĐH Waseda, ĐH Kyoto, ĐH Doshisha, ĐH Osaka, ĐH Ritsumeikan, và ĐH Kyushu… Kể từ năm 2014, chương tình Global 30 đã được thay thế bằng chương trình Super Global University với nhiều trường hơn trước, nhưng quá trình ứng tuyên và nội dung học hầu như vẫn tương tự. Tuy nằm ngoài chương trình bên trên, những trương như ĐH Ritsumeikan châu Á - Thái Bình Dương (APU) hay ĐH Quốc tế Tokyo (TIU) với hệ đao tạo tiếng Anh cũng có đông đảo sinh viên Việt Nam theo học.
2. Đa dạng các ngành học
Du học Nhật bằng tiếng Anh cũng có đa dạng các ngành để các bạn thỏa sức lựa chọn như: Global Studies, Global and Interdisciplinary Studies, Business Administration và Humanity and Environment, International Business Studies, International Affairs, Asian Studies, Communications, Economics, Art, Phychological Studies, Political Science, Japanese Language and General Studies, International Studies, Hospitality Management, International Development, Global Business, Business Economics, International Relations, Urban Cultural Creation, Urban Social Management, Urban Creative Technologies, Liberal Arts, Asia Pacific Studies và International Management, Global Management và Public Leaders/ Japanese Teacher Training Course.
Các bạn liên hệ trực tiếp GoToJapan để được tư vấn miễn phí về các ngành ở từng trường nhé
3. Cách thức nộp hồ sơ Tuy mỗi trường có phương thức nộp hồ sơ, yêu cầu đầu vào và hạn nộp đơn khác nhau, nhưng vẫn có một số yêu cầu bắt buộc chung như sau: Học bạ THPT từ lớp 10 cho đến học kỳ gần nhất tại thời điểm ứng tuyển (thường hết lớp 11 hoặc hết học kỳ 1 lớp 12) Đơn ứng tuyển (mỗi trường sẽ có một mẫu đơn khác nhau) Chứng chỉ trình độ tiếng Anh (IELTS hoặc TOEFL) Bài luận (số lượng bà luận và số chữ cũng tùy theo từng trường) Bằng tốt nghiệp tạm thời. Thư giới thiệu của giáo viên THPT (nhận xét của giáo viên về học lực, thái độ, hoạt động ngoại khóa, v.v của học sinh). Một số trường sẽ yêu cầu đến điểm thi SAT, nhưng không phải tất cả. SAT là kỳ thi chuẩn tại các trường ĐH ở Mỹ nhăm đnh giá học lực của học sinh. Cấp độ yêu cầu của mỗi trường cũng khác nhau, ví dụ ĐH Sophia yêu cầu SAT I, ĐH Tokyo yêu cầu cả SAT I và II… Ngoài ra, tuy không bắt buộc những tài liệu sau có thể giúp bạn tạo ấn tượng với ban tuyển sinh: giấy chứng nhận tham gia hoạt động ngoại khóa, giấy khen Học sinh Giỏi câp thành phố, quốc gia, trong khu vực và quốc tế… Quy trình ứng tuyển thường có 2 phần chính: Đầu tiên, người ứng tuyển gửi hồ sơ đến văn phòng tuyển sinh ( Admissions Office) của các trường tại Nhật. Tiếp theo là vòng phỏng vấn, phần lớn là qua Skype tuy cũng có một số trường sẽ cử thầy cô đại diên của trường sang Việt Nam để phỏng vấn trực tiếp (APU,TIU,..). Tuy nhiên, cũng có những trường chỉ xét tuyển qua hồ sơ vì không có phỏng vấn (chương trình PEARL của Keio, FLA của Sophia,… ) vì vậy, việc hoàn thành một hồ sơ “đẹp” sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt ban tuyển sinh.
4. Kinh nghiệm nộp hồ sơ thực tế Mỗi trường đều có có yêu cầu và hạn nộp hồ sơ khác nhau. Khối lượng hồ sơ cần chuẩn bị cho từng trường cũng tương đối nặng, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng cũng như có sự giúp đỡ chuyên môn. Không giống hệ thống common application ở Mỹ cho phép gửi một bô hồ sơ chung tới 10 - 20 trường, khi ứng tuyển vào ĐH ở Nhật bằng tiếng Anh, bạn phải nộp riêng lẻ cho từng trường. Vì vậy, cần cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn trường ứng tuyển. Khuyến khích chọn ra và nộp hồ sơ cho khoảng 2 - 4 trường để có thể tập trung đầu tư vào chất lượng hồ sơ hơn số lượng. Tuy nhiên, cũng có thể điều chỉnh số lượng phù hợp với khả năng của bản thân. Việc xem xét thời gian công bố kết quả và hạn hoàn thành thủ tục nhập học cũng cần thiết để dự tính phương án phù hợp khi trúng tuyển hay không trúng tuyển vào trường, tránh trường hợp vì chờ kết quả xét tuyển của một trường mà lỡ mất hạn hoàn thành hồ sơ nhập học ở trường khác. Không phải tất cả chương trình bằng tiếng Anh ở các trường ĐH nói trên đều có ngành bạn mong muốn. Ngoài căn cứ vào xếp hạng và danh tiếng của trường, cũng nên lưu ý vào ngành nổi bật của trường. Các bạn mong muốn theo học những môn khoa học như cơ khí, hóa sinh… thì các trường ĐH Kyoto, ĐH Tohoku, ĐH Kyushu, ĐH Tsukuba… sẽ là những lựa chọn tốt. Các trường ĐH Osaka, ĐH Nagoya… sẽ phù hợp với các bạn hứng thú với kinh tế, xã hội và văn hóa. Nếu đa phần các trường nằm rải rác ở nhiều thành phố khác nhau trên toàn Nhật Bản thì ở Tokyo, bên cạnh ĐH Tokyo danh giá còn có các trường ĐH Waseda, ĐH Keio, ĐH Sophia, ĐH ICU, ĐH Meiji…
♦♦♦ Tham gia group GotoJapan để giao lưu và học hỏi kinh nghiệm từ các sempai. https://www.facebook.com/groups/gotojapan.vn/ ———————————————
→ Mọi thắc mắc và chi tiết vui lòng liên hệ: ♥ Trụ sở: 35 Chùa Láng. Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội. ♥ Hotline: 024 6276 5022 hoặc Ms. Trang 0963682333