Nghề đầu bếp là gì?
Đầu bếp là một ngành nghề đặc thù yêu cầu sự tỉ mỉ, kiên nhẫn, khéo léo và sáng tạo. Nó chính là nghề chế biến các món ăn, còn những người đầu bếp là những người nấu ăn chuyên nghiệp chịu trách nhiệm lập kế hoạch và triển khai các công việc chuẩn bị đồng thời chế biến các món ăn theo các cách sắp đặt.
Nghề đầu bếp có những tiêu chuẩn gì?
Nghề đầu bếp được mô tả tổng quát thông qua các tiêu chuẩn sau:
- Chuẩn bị kỹ càng tất cả nguyên vật liệu, đồ dùng cần thiết trong nhà bếp. Vệ sinh toàn bộ đồ dùng, dụng cụ nấu nướng trước và sau khi chế biến để đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
- Luôn luôn giữ gìn thật tốt vệ sinh cá nhân và vệ sinh khu vực bếp.
- Biết cách lựa chọn các loại thực phẩm, nguyên vật liệu đầu vào sạch sẽ, có xuất xứ và hạn sử dụng rõ ràng để đảm bảo các món ăn được làm ra luôn tươi mới.
- Nắm vững các phương pháp chế biến như chiên, rán, nướng, hầm, quay… Đồng thời có khả năng sáng tạo để đưa ra các món ăn mới hấp dẫn, thu hút thực khách.
- Có con mắt thẩm mỹ tốt, biết cách trình bày các món ăn đẹp mắt, thu hút.
- Có nhiều kiến thức, kinh nghiệm về thực phẩm, biết cách nhận diện và bảo quản các loại thực phẩm đó.
- Có kỹ năng quản lý, kết hợp, làm việc nhóm với các bộ phận khác trong khu bếp để đảm bảo phục vụ món ăn đúng thời gian, đúng quy định.
Nghề đầu bếp có cơ hội nghề nghiệp như thế nào?
Đi cùng với sự phát triển nền kinh tế toàn cầu và sự nâng cao mức sống, con người ngày càng chú trọng vào việc thưởng thức món ăn. Do đó, nghề đầu bếp là một nghành nghề có triển vọng vô cùng rộng mở.
Hiện nay, mức lương cơ bản của nghề đầu bếp tại Việt Nam không hề thấp chút nào. Trong đó, phụ bếp chính được nhận mức lương khoảng 4-8 triệu/tháng, bếp chính là 5-10triệu/tháng còn thu nhập của bếp trưởng lên tới 10-30 triệu/tháng. Đặc biệt, do đặc thù nghề nghiệp, những người làm trong ngành đầu bếp thường xuyên phải tăng ca nên họ nhận được khá nhiều tiền làm ngoài giờ, tiền thưởng nóng, thưởng lễ, tết… Bên cạnh đó, đầu bếp cũng là một ngành nghề được nhận các chế độ đãi ngộ, khen thưởng khá tốt.
Hơn hết, nếu bạn có nhiều điều kiện, mối quan hệ và có trình độ và chuyên môn cao cũng như sự quyết tâm cùng đam mê, nhiệt huyết với nghề, bạn có thể xây dựng kế hoạch, đề ra chiến lược cụ thể để tự mình mở một cơ sở ăn uống.
Nghề đầu bếp muốn thành công cần những yếu tố nào?
Đề ra mục tiêu cho tương lai
Nếu bạn đã quyết tâm theo đuổi ngành đầu bếp, bạn phải đề ra mục tiêu cho tương lai, xây dựng lộ trình phát triển và bắt đầu định hình tương lai để xác định chính xác con đường tiến lên vị trí đầu bếp chuyên nghiệp.
Nghiêm túc học nấu ăn
Sau khi đặt ra mục tiêu, định hướng, việc bắt tay vào học làm đầu bếp là điều không thể thiếu. Đặc biệt, với tính riêng biệt của mình, khi theo đuổi nghề đầu bếp, bạn không thể chỉ nghe lý thuyết suông mà phải thực sự bắt tay vào thực hành, chế biến các món ăn để nắm vững được những kỹ năng cũng như phương pháp nấu nướng.
Mỗi khi thực hành gặp khó khăn, vướng mắc thì đó chính là lúc giúp bạn tích lũy kinh nghiệm, nâng cao tay nghề tại trường nghề dạy nấu ăn đồng thời trải nghiệm thực tế và khám phá, phát triển các khả năng bên trong con người bạn.
Nỗ lực, không quản mọi khó khăn, gian truân
Không phải ai mới sinh ra đã có tài năng thiên bẩm về nấu nướng, ẩm thực. Việc học hỏi, trải nghiệm là những điều bắt buộc để trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp. Đừng bỏ cuộc, hãy cứ tiến lên, vấp ngã rồi lại đứng dậy, bạn sẽ ngày càng tiến gần tới với ước mơ đời mình đó.
Chủ động tự học nấu ăn
Dạy nấu ăn nhiều năm chúng tôi nhận thấy việc tự học nấu ăn sẽ đóng góp không nhỏ để bạn thành thạo các kỹ năng nấu nướng. Đồng thời, bạn sẽ nắm được các loại thực phẩm và phương pháp nấu nướng khác nhau. Đặc biệt, tùy theo sở thích và hứng thú cá nhân, bạn có thể tự tìm tòi công thức nấu nướng để mở rộng kiến thức mà lại còn tiết kiệm được kha khá chi phí đó.
Tuy nhiên, khi tự học, việc thất bại cũng khó tránh khỏi. Nhưng đừng nản chí, thất bại là mẹ thành công, chính những lúc thất bại đó sẽ giúp bạn nhận ra những sai sót, thiếu hụt trong kỹ năng, kiến thức từ đó có kế hoạch học tập, bổ sung hiệu quả.
Lắng nghe những nhận xét của mọi người xung quanh.
Người đầu bếp chế biến ra các món ăn chính là để làm hài lòng các thực khách. Nhưng mỗi người lại có khẩu vị riêng biệt và những cách cảm nhận khác nhau về món ăn. Vì vậy, với các thành phẩm của mình, thay vì tự thưởng thức, bạn có thể mời mọi người xung quanh và lắng nghe những ý kiến, nhận xét của họ. Điều này sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan cũng như khách quan hơn về các món ăn đó.
Những ý kiến trên dù tích cực hay tiêu cực đều sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm mới, khám phả năng lực cá nhân và phát triển kỹ năng, kiến thức.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo các cuốn sách tài liệu dạy nấu ăn, ẩm thực hay các bài viết, các diễn dàn được chia sẽ mạng xã hội để có cài nhìn sâu sắc hơn về bản thân nghề đầu bếp cũng như những món ăn ngon
Không ngừng học hỏi, sáng tạo
Nhu cầu của con người luôn luôn mở rộng và không ngừng phát triển. Đòi hỏi người đầu bếp phải biết cách nắm bắt xu hướng, sáng tạo không ngừng để làm hài lòng các thực khách.
Tham gia các khóa học nấu ăn
Để theo đuổi mục tiêu trở thành đầu bếp chuyên nghiệp, bạn nên tham gia các khóa học nấu ăn tại các Trung tâm dạy nghề nấu ăn để nhân được sự chỉ dạy từ các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm. Bạn sẽ được học các phương pháp, công thức nấu ăn độc đáo, cách nêm nếm gia vị, các kỹ thuật đặc biệt khi nấu nướng…